05:01 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3763

Máy chủ tìm kiếm : 133

Khách viếng thăm : 3630


Hôm nayHôm nay : 199368

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3800911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55954800

Trang nhất » TIN TỨC » TIN ANTT ĐIỆN BIÊN

CAND

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua hoạt động bán hàng đa cấp

Thứ ba - 13/06/2023 21:14
1.Bán hàng đa cấp là gì?
Theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ ban hành, tại Điều 3 đã định nghĩa:
‘Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới”
Đa cấp được hiểu là tên gọi của một hay một chiến lược phân phối hàng hóa thông qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, nhánh khác nhau.
Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ. Bán hàng đa cấp “biến tướng”: bên cạnh những đặc điểm của bán hàng đa cấp nói chung, bán hàng đa cấp bất chính còn có thêm những đặc điểm hàm chứa yếu tố “ bất chính ”. Đó là việc các doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Hay nói một cách đơn giản thì bán hàng đa cấp là hình thức bán hàng mà hàng hóa được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng không thông qua các cửa hàng bán lẻ hay đại lý trung gian. Người tiêu dùng trực tiếp giới thiệu và phân phối sản phẩm đến người khác như: bạn bè, người thân. Ở đây, người tiêu dùng vừa là người bán hàng, vừa là người cung ứng, quảng cáo sản phẩm, vì vậy giúp tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất, số tiền đó được chia hoa hồng cho các cấp độ trong mạng lưới phân phối của người mua hàng và đầu tư để cải thiện sản phẩm.
2.Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:
Kinh doanh bán hàng đa cấp là một hoạt động chân chính và được cấp phép, chỉ những doanh nghiệp lợi dụng hình thức bán hàng này để lừa đảo mọi người nhằm thu lợi nhuận bất chính sẽ hoạt động có thể không được đăng ký. Theo quy định của pháp luật, khi kinh doanh đa cấp thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện như sau:
Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
c) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này;
d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;
đ) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;
e) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
g) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
3. biến tướng của bán hàng đa cấp:
Hiện nay, thị trường bán hàng đa cấp phát triển mạnh mẽ với doanh thu lớn và tổng số lượng người tham gia ngày càng nhiều, trên thị trường đang xuất hiện hoạt động giao dịch đồng tiền ảo theo mô hình kinh doanh đa cấp. Trong hoạt động này, người đầu tư bỏ một khoản tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo, sau đó phải tuyển dụng người đầu tư mới đặt ở tuyến dưới của mình để được hưởng các khoản hoa hồng, tiền thưởng. Một khi người đầu tư đã nộp tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo thì sẽ rất khó để rút tiền ra khỏi hệ thống (hoặc mỗi ngày chỉ được rút một lượng tiền rất nhỏ trên tổng số tiền đầu tư vào hệ thống). Các hoạt động mua bán tiền ảo thường được thực hiện và giao dịch trên trang tin điện tử với máy chủ đặt tại nước ngoài. Việc tham gia hoạt động kinh doanh này được đánh giá tiểm ẩn nhiều rủi ro do cá nhân, tổ chức là chủ của hệ thống có thể dễ dàng sử dụng, chiếm đoạt các nguồn tài chính của nhà đầu tư mà không có bất cứ sự ràng buộc nào giữa hai bên. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức là chủ của hệ thống có thể đánh sập hệ thống, xóa các dữ liệu về người đầu tư và biến mất bất cứ lúc nào.
Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội và đã bị các cơ quan pháp luật xử lý hình sự, hiện tượng đa cấp biến tướng vẫn còn tồn tại dẫn đến tổn thất không nhỏ cho nhiều người dân và doanh nghiệp. Lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua các hình thức đầu tư như hoạt động đầu tư tiền vào các dự án tài chính, thương mại điện tử, tiền ảo, ví điện tử…
Điển hình như, vụ lãnh đạo công ty Gold Time bị Cơ quan CSĐT bộ Công an tạm giữ khẩn cấp để điều tra làm rõ hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, thu lợi bất chính lại một lần nữa khiến dư luận xôn xao.
Lãnh đạo công ty Gold Time đã “vẽ” ra rất nhiều dự án để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
Trước khi bị bắt, lãnh đạo công ty Gold Time đã “vẽ” ra rất nhiều dự án để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư mua “phân quyền” với giá 3 triệu đồng, hưởng cổ tức hàng tháng; được chia thưởng từ 0,5 - 10% khi giới thiệu thành viên mới. Nếu đạt doanh số 1 tỷ đồng được lên tổng đại lý, đạt 5 tỷ đồng lên chức giám đốc kinh doanh… Để thu hút người mua thì công ty này đã cho người tham gia bằng mô hình đa cấp với mức chiết khấu cao, với gần 400.000 người tham gia.
4. Thủ đoạn để cách chiếm đoạt tiền của người tham gia:
Hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép vận hành trên sự lừa dối. Vì không có mục tiêu thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng hóa thực sự, nên để tạo lòng tin và đánh vào tính hám lợi nhằm lôi kéo người dân tham gia, doanh nghiệp đa cấp luôn cung cấp những thông tin sai sự thật về lợi ích của việc tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, đặc biệt là tuyên truyền sai về thu nhập, tiền thưởng, lợi nhuận, hoa hồng mà những người đang hoặc sẽ tham gia vào hệ thống được hưởng, hoặc “vẽ” ra viễn cảnh giàu sang, không cần làm gì cũng có thu nhập cao.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong “mô hình kim tự tháp” được ẩn chứa dưới dạng các hợp đồng dân sự như: Thỏa thuận hợp tác kinh doanh đa cấp, hợp đồng đặt cọc mua hàng hóa, các biên bản thỏa thuận đóng phí, lệ phí, phiếu thu tiền dự hội thảo, hóa đơn mua tài liệu... Người tham gia do tin vào lời quảng cáo, tuyên truyền của doanh nghiệp hay của nhân viên tuyến trên, tưởng giả là thật, nên tự nguyện giao kết các hợp đồng dân sự, tự nguyện đóng tiền, phí, hoặc mua hàng hóa, dịch vụ, mua gói đầu tư của doanh nghiệp.
Với đặc thù của hoạt động kinh doanh đa cấp này, mạng lưới người tham gia luôn vận động theo hướng mở rộng, phát triển thêm các tuyến, các nhánh, các tầng... cùng với nó là quá trình chiếm đoạt tài sản của người tham gia diễn ra liên tục, thông qua việc huy động tài chính trái phép, dồn hàng trái pháp luật, trao đổi hàng hóa không ngang giá, áp dụng chế độ trả thưởng nhị phân, chiếm đoạt tiền rồi bỏ trốn.
 
5. Dấu hiệu nhận biết đa cấp biến tướng:
Theo Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, hiện nay tình trạng biến tướng mô hình bất chính, tiềm ẩn hành vi có tính chất lừa đảo núp bóng loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng với nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, đã lôi kéo được nhiều thành phần, nhất là các bạn trẻ gia nhập vào mạng lưới đa cấp phi pháp. Những vụ việc này không chỉ gây mất an toàn trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngành kinh doanh đa cấp được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bốn biểu hiện chính có thể xác định ở đa cấp biến tướng là: Không có giấy chứng nhận kinh doanh bán hàng đa cấp; Sử dụng mô hình bán hàng đa cấp để huy động vốn, tiền ảo; Không có hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ là công cụ để lôi kéo người tham gia; Nói quá thông tin về cơ hội làm giàu, khởi nghiệp để dụ dỗ người khác tham gia.
Những doanh nghiệp này thường yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, ký quỹ hoặc mua một số lượng sản phẩm nhất định hay phải trả tiền để được tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp.
Doanh nghiệp cũng không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật định và không mua lại với số tiền tối thiểu là bằng 90% giá sản phẩm ở thời điểm bán. Hơn nữa, hàng hóa đó thường có chất lượng kém hoặc không có giá trị sử dụng để bán cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng trong quá trình tổ chức hoạt động có hành vi hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Những dấu hiệu dưới đây giúp người dân dễ dàng nhận diện của hành vi bán hàng đa cấp bất chính:
Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào hệ thống: Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường dụ dỗ người tham gia bỏ ra một khoản tiền để gia nhập hệ thống, xem như là chi phí gia nhập. Chi phí này có thể được yêu cầu dưới nhiều hình thức khác nhau: Yêu cầu nộp tiền để làm thủ tục; Yêu cầu nộp tiền đặt cọc; Yêu cầu mua một lượng hàng nhất định (thường là sản phẩm với giá đắt hơn giá thị trường hoặc gói sản phẩm theo mức giá cố định); Yêu cầu nộp tiền làm thẻ thành viên; Yêu cầu nộp tiền mua tài liệu đào tạo.
Việc thu được khoản tiền này từ người bị dụ dỗ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ đạt được 02 mục tiêu chính:
- Thu được một khoản tiền từ người bị dụ dỗ mà không mất chi phí gì. Nếu sau đó người này có không tiếp tục tham gia dụ dỗ người khác thì cũng khó có thể đòi lại được khoản tiền này.
- Khiến người mất tiền bị lệ thuộc vào công ty, dẫn đến tình thế buộc phải lôi kéo, dụ dỗ nhiều người khác tham gia để bản thân được hoàn lại tiền.
Cho người tham gia nhận hoa hồng từ việc tuyển dụng, giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp: Như đã nêu trên, mỗi người tham gia vào hệ thống đa cấp bất chính thường sẽ mất một khoản tiền chi phí ban đầu. Chi phí này sẽ được doanh nghiệp trích một phần để trả công cho người giới thiệu. Các doanh nghiệp đa cấp bất chính vẫn gọi đây là hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng này không phải là thành quả của hoạt động bán hàng mà xuất phát từ tiền của người mới bị dụ dỗ tham gia. Do đó, nếu được giới thiệu tham gia hệ thống bán hàng đa cấp nào có chính sách trả hoa hồng cho việc tuyển dụng, bạn cần đề phòng bởi đó là dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính.
6. Nguyên nhân bị lôi kéo tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp lừa đảo của các đối tượng này:
Thứ nhất, đầu tiên phải kể đến do kinh tế khó khăn, nhiều người muốn tìm việc làm nhưng không có kinh nghiệm, bằng cấp nên bị các đối tượng trong công ty bán hàng đa cấp lừa đảo lôi kéo bằng các khoản lợi nhuận khổng lồ mà bán hàng đa cấp mang lại, đánh vào tâm lý hám lợi, lòng tham và tâm lý làm ít nhưng hưởng lợi nhiều, bỏ vốn ít nhưng lợi nhuận cao.
Thứ hai, thêm vào đó các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và chế tài phù hợp để có thể xử lý một cách hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp lừa đảo này.
7. Biện pháp đối phó để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, Chúng tôi khuyến cáo một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần tìm hiểu thật kỹ DN mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của DN, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tin về các DN đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh (www.vca.gov.vn).
Thứ hai, người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của DN đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì phải ký hợp đồng đúng quy định.
Thứ ba, cần phải cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của DN và bản thân các nhà phân phối. Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của DN. Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ năm, cần lưu ý sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu DN mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. DN bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối. Đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó. Ngoài thời hạn này, DN không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránh mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
 

Tác giả bài viết: ANĐB

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp