05:39 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2961

Máy chủ tìm kiếm : 63

Khách viếng thăm : 2898


Hôm nayHôm nay : 207329

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3808872

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55962761

Trang nhất » TIN TỨC » TIN ANTT ĐIỆN BIÊN

CAND

Tiềm tàng hiểm nguy từ lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông

Thứ hai - 13/11/2023 04:04
Description: C:\Users\Admin\Desktop\TTĐT 10.11.23\Screenshot (161).jpg

Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT đã và đang là hiện tượng phổ biến diễn ra từ đường làng tới quốc lộ ở khắp mọi nơi trong cả nước và Điện Biên không phải là ngoại lệ dù đã phân cấp, phân trách nhiệm rõ ràng.
 
Lấn lề quốc lộ thành chỗ đỗ xe
Trục đường Võ Nguyên Giáp, đoạn đầu Thành phố Điện Biên Phủ thuộc địa phận xã Thanh Minh: Hàng dãy dài những chiếc xe tải đỗ dọc đường quốc lộ bất kể khung giờ nào trong ngày.
Đối diện Trung tâm Hội nghị văn hóa tỉnh, một đoạn dài từ Công ty Điện lực đến trước cổng trụ sở văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội: Những chiếc xe oto cá nhân đậu kín vào các giờ hành chính của tất cả các ngày trong tuần. Khách đến giao dịch hay có việc cần tạm dừng khó lòng tìm được vị trí.
Đoạn đường từ khu vực Cầu Mường Thanh đến Cầu A1 (đối diện dãy nhà hàng ăn uống): Hầu như các buổi tối trong tuần cả 2 bên lòng đường đều bị biến thành chỗ dậu xe… Đường vốn rộng, 04 ô tô tránh nhau thoải mái nhưng giờ hai xe đi còn phải lách.
Đường, vỉa hè hay hàng quán?
Cổng trường Cao đẳng y tế tỉnh Điện Biên: Quán café “Khu này Chill phết” bày bàn ghế, lốp xe kín toàn bộ khu vực vỉa hè. Hàng ngày, người tham gia giao thông và sinh viên trường Y đi thực tập tại Bệnh viện phải đi dưới lòng đường là đương nhiên.
Đối diện bên kia đường, ngay sát cổng ký túc xá trường Y: Quán bán nước kinh doanh cả ngày lẫn tối cũng mặc nhiên sử dụng vỉa hè một cách hiển nhiên.
Cổng Bệnh viện đa khoa tỉnh: Dãy hàng quán, bãi trông giữ xe tràn hết lên vỉa hè, người dân muốn đi lại - xin mời xuống lòng đường.
Đoạn từ ngã tư khu vực Nhà nghỉ Diệp Linh đến tòa án tỉnh: Khúc cua, đường hẹp nhưng tuyệt nhiên không thấy vỉa hè. Nếu không phải là cửa nhà dân sát đường thì đương nhiên là những sạp hàng hoa quả, bánh kẹo và hàng dãy biển quảng cáo đua ra chiếm cả một phần làn đường và che khuất tầm nhìn của nhiều phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Đầu đường Sùng Phái Sinh, đoạn từ ngã ba tiếp giáp với đường Võ Nguyên Giáp: Ngày nào cũng chình ình một chiếc xe oto bán tải đậu sát cửa hàng vật liệu xây dựng, sắt thép. Lâu lâu thêm vài chiếc xe của khách đến giao dịch với ngân hàng. Dịch lên trên, trong khoảng 11h đến 11h45’ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần thậm chí sát mép đường ngay khu vực ngã ba các hàng rau quả bày bán tràn xuống lòng đường. Nhiều người dựng xe luôn giữa đường vào mua thức ăn…, nếu không muốn phải lò dò từng chút một và có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, nhiều người chọn cách đi đường tránh…
Đoạn vỉa hè ngay đầu khu đô thị mới PomLa: Sạp quần áo, quầy hoa quả bày bán suốt ngày. Học sinh, người tham gia giao thông chỉ có lối đi duy nhất - xuống lòng đường.
Mối nguy hiểm tiềm tàng
Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn do mặt đường bị thu hẹp, lái xe lại không thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.
Bên cạnh việc làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, gây ô nhiễm từ rác thải… lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng về an ninh trật tự.
Xử lý vi phạm hành lang ATGT chỉ như “đá ném ao bèo”
Từ điều 8 đến điều 12, Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND tỉnh ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp xử lý vi phạm trọng công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, từng đơn vị trong công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại địa phương. Theo đó, tỉnh đã giao cho các cấp chính quyền địa phương chủ trì cùng với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, chống tái lấn chiếm. Thế nhưng, hầu hết các địa phương đều chưa thực hiện tốt. Hàng năm đều có ra quân, có xử lý nhưng chỉ như “đá ném ao bèo”. Có khi đoàn vừa làm xong rời đi, người dân đã tái lấn chiếm, tái vi phạm.
Các quy định của Chính phủ, Luật GTĐB, Nghị định 100, Nghị định 123 đã phân rõ trách nhiệm: hành lang ATGT trên các địa bàn địa phương nào thì giao cho địa bàn, địa phương đó quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm. Mặc dù đã quy trách nhiệm rõ ràng, nhưng việc xử lý ở các địa phương chưa thực sự quyết liệt. Hàng năm các địa phương vẫn ra quân, vẫn xử lý nhưng còn mang tính hình thức nên cứ dẹp xong, hết kế hoạch thì đâu lại vào đấy.
 Quy định của pháp luật
Khoản 1, Điều 36, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép… Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Đối với các hành vi liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tùy từng tính chất, mức độ hành vi vi phạm, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mức phạt tiền dao động từ 100.000đ đến 40.000.000 đồng. 
Sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu quy hoạch, kết nối đồng bộ giữa đường giao thông, vỉa hè với các khu vực xung quanh; sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán; chế tài pháp luật vẫn chưa thực sự đủ để răn đe… nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên, gây đau đầu các cơ quan quản lý đô thị cũng như lực lượng chức năng. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe, treo biển quảng cáo và kinh doanh không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ. Dù hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật. Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này vẫn cần phải sớm khắc phục để trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị./.


Tác giả bài viết: Hương Giang, Trường Long

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp