06:45 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4521

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 4493


Hôm nayHôm nay : 222777

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3824320

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55978209

Trang nhất » TIN TỨC » TIN ANTT ĐIỆN BIÊN

CAND

Xã sạch vũ khí – Mô hình sáng cần nhân rộng

Chủ nhật - 17/12/2023 20:17
Án mạng; thương tích; đối diện với song sắt nhà tù; người mất cha mẹ, kẻ trở thành thủ ác… đó là những hệ quả khôn lường của súng tự chế - một loại vũ khí có kết cấu đơn giản, không phụ thuộc vào các tiêu chí và thông số kỹ thuật an toàn, có khả năng gây ra sát thương, thậm chí vượt qua khả năng chống đỡ của các vật liệu bảo hộ thông thường.
Trôi nổi trong cộng đồng
Với tập quán canh tác cũng như phong tục bao đời nay của đồng bào vùng cao, khi đi làm nương, vào rừng săn bắn họ đều mang theo bên mình một khẩu súng tự chế, vừa để bảo vệ bản thân, vừa để săn bắn thú rừng, bảo vệ mùa màng; thậm chí sâu thẳm trong tâm thức truyền đời, với nhiều người khẩu súng đã trở thành vật gia bảo, bất ly thân để trừ tà, phòng vệ khi gặp nguy hiểm; thể hiện vị thế của dòng họ mình trong cộng đồng. Có những khẩu súng được truyền từ đời này sang đời khác, được nâng niu cất giữ.
Chia sẻ với phóng viên về phương pháp tuyên truyền, vận động thu hồi VK-VLN-CCHT, Thiếu tá Đao Thị Trang, Cán bộ phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh cho biết:
Trên cơ sở nắm, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, đơn vị đã chia thành 3 nhóm địa bàn để tuyên truyền, vận động, thu hồi VK-VLN-CCHT. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định thành công của công tác vận động, bởi chỉ khi đánh giá đúng tình hình, địa bàn sẽ đưa ra được biện pháp phù hợp, hiệu quả”.

Ẩn họa khôn lường

Theo thống kê của Công an tỉnh Điện Biên, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra ….. vụ đi săn bắn nhầm người và dùng súng tự chế (súng kíp) để giải quyết mâu thuẫn. Bao nhiêu vụ bắn nhầm cũng đồng nghĩa với ngần ấy số người chết và bị thương. Chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình.
Chia sẻ về phong tục sử dụng súng kíp của người Mông ngày xưa, ông Sùng A Dia, bản Ao Cá, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông cho biết:
“Người đồng bào chúng tôi giữ thói quen từ ngày xưa, thời gian không có việc làm thì thường vào rừng săn bắn, bảo vệ mùa màng và sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng của người Mông…”
            Mặc dù đã hơn 10 năm trôi qua, hình ảnh 01 chiến sĩ Biên phòng hy sinh, 03 chiến sĩ công an bị trọng thương trong khi truy bắt nhóm đối tượng hoạt động Phỉ tại địa bàn xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vẫn khiến đồng đội xót xa. Trong quá trình tham gia truy bắt nhóm 21 đối tượng hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước riêng” tại địa bàn huyện Mường Nhé cuối năm 2012, tổ công tác tại xã Sen Thượng đã bị nhóm đối tượng tập kích, dùng súng bắn khiến 04 cán bộ công an và biên phòng bị thương vong.
Tàng trữ, vận chuyển, chế tạo và sử dụng vũ khí, súng tự chế là đặc biệt nguy hiểm. Dù vô tình hay cố ý, khi xảy ra thương vong, một bên sẽ phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, nỗi đau về tinh thần khi mất đi người thân, một bên thì vướng vào lao lý. Muốn thay đổi tập tục này, không chỉ thực hiện trong ngày một, ngày hai. 
Nói không với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và quyết tâm về chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Công an tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng “Mô hình xã, phường điểm thực hiện tốt công tác thu hồi và phòng, chống tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” trong đó lựa chọn, xác định xã Pú Hồng thuộc huyện Điện Biên Đông và xã Ẳng Nưa thuộc huyện Mường Ảng là 02 đơn vị thực hiện điểm mô hình này từ tháng 02 đến hết tháng 12/2023, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, triển khai và duy trì “trạng thái sạch về vũ khí” ở tất cả các địa bàn trên toàn tỉnh.
Chia sẻ về giải pháp giúp thực hiện thành công “Mô hình xã, phường thực hiện tốt công tacd thu hồi và phòng, chống tội phạm liên quan đến VK-VLN-CCHT” đồng chí Bùi Ngọc La, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết:
“Giải pháp căn cơ để thực hiện thành công mô hình này là gắn và giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và lực lượng công an. Trong đó lực lượng công an là nòng cốt; phát huy vai trò người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn. Có cơ chế thưởng, phạt phân minh, rõ ràn…”
Để người dân hiểu rõ tác hại cũng như sự nguy hiểm của việc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các đơn vị công an thuộc địa bàn được chọn làm điểm đã chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng các đoàn thể, quần chúng vào cuộc. Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền như: thông qua hệ thống loa truyền thanh cấp cơ sở, tuyên truyền lưu động và trên các nền tảng mạng xã hội, thông qua các cuộc họp dân, hoạt động văn nghệ, thể thao. Lực lượng Công an xã về tận các thôn, bản tuyên truyền và ký cam kết với người dân về công tác quản lý VK-VLN-CCHT.
Với quyết tâm chính trị cao nhất của các đơn vị được chọn làm điểm, với rất nhiều biện pháp thực hiện sáng tạo, công tác vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có nhiều khởi sắc; trong đó công tác tuyên truyền vận động được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Từ năm 2019 đến nay đã thu hồi 4.752 súng các loại, 3.019 viên đạn, bom, đạn pháo, đạn cối và nhiều công cụ hỗ trợ khác.
Với đồng bào dân tộc thiểu số thì già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng, người có uy tín trong cộng đồng có tiếng nói quyết định tới các việc lớn, bé trong bản. Tiếng nói của họ có giá trị hơn hàng chục buổi tuyên truyền, vận động theo phương thức truyền thống. Nắm bắt điều đó, lực lượng công an cấp cơ sở đã tranh thủ người có uy tín để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật, từ đó hình thành thói quen tự giác chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng các loại VK-VLN-CCHT. Đồng thời vận động những người này tự nguyện giao nộp và làm nòng cốt trong công tác thu hồi VK-VLN-CCHT trên địa bàn.
Dần dần, người dân nhận ra rằng, nếu số vũ khí, vật liệu nổ kia không được quản lý chặt chẽ sẽ gây hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới chính cuộc sống bình yên của mình. Từ khi triển khai xây dựng mô hình đến nay, người dân trên địa bàn xã Pú Hồng đã tự nguyện giao nộp 91 khẩu súng các loại, đạt 758% (vượt 658% so với chỉ tiêu được giao năm 2023, tăng 810% so với cùng kỳ năm 2022 và 2021; trong khi đó tại xã Ẳng Nưa người dân cũng đã tự nguyện giao nộp 07 khẩu súng các loại (vượt 60% so với cùng kỳ năm 2022).
 “Với phương pháp đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, lực lượng Công an đã tập trung lập các danh sách các đối tượng, các hộ gia đình có liên quan đến VK-VLN-CCHT để tuyên truyền cá biệt cũng như tranh thủ ảnh hưởng của người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ để tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho cơ quan chức năng…”. Thượng tá Lê Thanh Tuấn, Phó Trưởng Công an huyện Điện Biên Đông chia sẻ.
Với mục tiêu làm trong sạch địa bàn, kéo giảm tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, trong những tháng cuối năm, Công an toàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục triển khai các mô hình, tranh thủ sự giúp đỡ của người có uy tín, già làng, trưởng bản đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để vận động Nhân dân giao nộp, thu gom triệt để số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn trong dân, vì “địa bàn sạch về vũ khí”, góp phần hạn chế và đẩy lùi đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực về ANTT, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của mỗi người dân nơi rẻo cao Tây Bắc./.


Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 14.12.23\Screenshot (206).jpg
Lực lượng Công an xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông tuyên truyền, cho nhân dân ký cam kết không tàng chữ trái phép VK, VLN
 
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 14.12.23\Screenshot (205).jpg
Lực lượng Công an xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện giao nộp súng tự chế

Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 14.12.23\z4975895542687_c84802a47186cebb00315b9e050d0fbf.jpg
VK-VLN-CCHT mà lực lượng Công an xã Phú Hồng, huyện Điện Biên Đông thu giữ trong năm 2023

Tác giả bài viết: Hương Giang

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp