15:37 EDT Thứ ba, 30/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1013

Máy chủ tìm kiếm : 76

Khách viếng thăm : 937


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4136968

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 56298400

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Thứ ba - 09/04/2024 05:06
Chiều ngày 04.4.2024, Công an tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15.4.1974 - 15.4.2024) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba của phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh. Là một đơn vị cấu thành của lực lượng CAND, CBCS Cảnh sát cơ động trong suốt những năm qua luôn phấn đấu giữ vững và phát huy truyền thống, là lá chắn thép bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là quả đấm thép đấu tranh với các đối tượng phản động, các thế lực thù địch và các loại tội phạm.
 

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trao Huân chương Chiến công hạng Ba cho Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh.
 
Một Điện Biên Phủ đang từng ngày thay da đổi thịt. Những khu đô thị sầm uất mọc lên - một thành phố trẻ với vóc dáng mới, diện mạo mới bừng sáng nơi cực Tây Tổ quốc.
LỬA THỬ VÀNG
 
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Sức mạnh của bản thân chính là thước đo giá trị - những giá trị dành cho con người kiên cường, quật khởi trước sóng gió.
Ngày 15/4/1974, phòng CSBV Công an tỉnh Lai Châu (nay là phòng CSCĐ Công an tỉnh Điện Biên) chính thức được thành lập với quân số ban đầu chỉ vẻn vẹn 20 đồng chí, trang thiết bị thiếu thốn về mọi mặt, trong khi đó hoạt động của các toán gián điệp, biệt kích rất phức tạp; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng…
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới 1979, cùng với các lực lượng khác, lực lượng CSCĐ đã dũng cảm có mặt tại tuyến đầu chiến sự, bám sát mục tiêu, đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, đập tan âm mưu “ngoài đánh vào trong nổi dậy” của kẻ địch. Trong những thời điểm ác liệt nhất đó đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, chiến đấu và hy sinh anh dũng như Anh hùng liệt sĩ Khoàng Văn Tấm, liệt sĩ Lý A Hủ, Hồ Xuân Vân, Hoàng Viết Sơn, Nguyễn Hữu Nam…
Một ngày của chiến sỹ CSCĐ bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng, kết thúc lúc 17 giờ chiều với 80% là huấn luyện ngoài thao trường, trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngoài trời nhiệt độ nóng tới 30, 400C, hay lạnh dưới 100C, nguyên tắc là thao trường đổ mồ hôi, chiến đấu bớt đổ máu.


Lực lượng Cảnh sát cơ động luyện tập ngoài thao trường.
 
Không có lối tắt nào để xây dựng lực lượng CSCĐ tinh nhuệ. Đó là kết quả từng ngày bền bỉ của chiến lược đúng, huấn luyện tốt và kỷ luật thép, mỗi chiến sỹ mực thước tự khép mình vào kỷ luật, mỗi đơn vị phải triệt để thi hành kỷ luật, kỷ luật chính là sức mạnh khiến lực lượng Cảnh sát cơ động là một khối thống nhất, vạn người như một.
“Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”… không đơn giản chỉ là câu khẩu hiệu. Trong lực lượng công an nhân dân, không hiếm những câu chuyện để minh chứng cho tinh thần “quên thân” vì dân ấy. Đó có lẽ là giá trị duy nhất mà những vết sẹo cả cũ, cả mới, cả nặng, cả nhẹ… để lại trên khắp thân thể của nhiều chiến sĩ công an sau mỗi chuyên án, mỗi cuộc đấu tranh đương đầu với kẻ gian, tội phạm.


Lực lượng CSCĐ phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công chuyên án 821S và 522C thu 85 bánh hồng phiến, 48 bánh heroin, 01kg ma tuý đá vào 7/2022.
 
Khoảng 7.000 người dân tộc H’Mông từ khắp nơi trong cả nước như Lai Châu, Lào Cai, Gia Lai, ĐăkLăk… kéo lên xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên) để chờ giây phút "vua Mông” từ trên trời xuất hiện, ban phát những điều tốt lành.


Hình ảnh người dân tộc H’Mông từ khắp nơi trong cả nước như Lai Châu, Lào Cai, Gia Lai, ĐăkLăk… kéo lên xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên) và năm 2011.
 
Họ sẵn sàng bỏ lại cả xe máy rồi băng rừng tìm đến Huổi Khon với hy vọng sẽ gặp “vua Mông”. Cảnh tượng hỗn loạn, hàng nghìn người ken đặc cả ngọn đồi Huổi Khon, sinh hoạt trong những lán trại tạm bợ. Nhóm đối tượng cầm đầu chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí; móc nối, đề nghị tài trợ, cử người hướng dẫn hoạt động; lén lút nhóm họp và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc lập “vương quốc Mông”; dựng hàng rào, cử người canh gác, không cho người lạ tiếp cận.
Ngày 6/5, 7.000 người được giải tán khỏi ngọn đồi Huổi Khon, công an huyện phối hợp với cơ quan chức năng bắt giữ 127 đối tượng; đã xử lý hình sự 8 đối tượng tội phá rối an ninh, làm tan rã các nhóm hoạt động tuyên truyền lập “vương quốc Mông” trên địa bàn.
Hành trình đấu trí cam go, quyết liệt với hơn 70 ngày đêm không ngủ, chịu đói, khát, rét mướt, luồn rừng, lội suối lần theo dấu vết tội phạm; trong đêm tối mịt mù, với nền nhiệt chưa đầy 50C của tiết trời miền núi, Ban chuyên án 120L đã kết thúc vào ngày 07.12.2021.


Đồng chí Nguyễn Văn Thăng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên (thứ hai từ trái qua) đến động viên các lực lượng tham gia chuyên án 120L.
 
Ngày 5/12/2021, trong quá trình vận chuyển ma túy đi tiêu thụ, khi phát hiện bị lực lượng công an bao vây, đối tượng Lầu A Sò điên cuồng dùng dao đe dọa, chống cự và tấn công lại lực lượng vây bắt; trong khi đó đối tượng Lầu A Dua điều khiển xe ôtô tiếp tục vượt qua hàng rào chốt chặn, lao thẳng xe oto vào vị trí chốt chặn, đâm đổ hàng chục xe máy, băng qua con suối cạn và tiếp tục bỏ chạy gần 3km theo hướng ngược vào khe núi, sau đó bỏ xe lại và lẩn trốn lên rừng tại xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa.
Nhiều cánh rừng hôm qua còn xanh tốt, thế nhưng chỉ qua một đêm đã bị chặt hạ hoang tàn. Họ đốn hạ cây rừng không phải để lấy gỗ mà là chờ cho đến khi thân cây khô thì đốt để lấy đất trống làm lúa nương 1 vụ. Đó là thực trạng đã từng xảy ra tại huyện Mường Nhé vào thời điểm trước năm 2017.
Sau nhiều cuộc họp bàn, ngày 22-2-2017, UBND tỉnh Ðiện Biên đã ban hành Kế hoạch 420/KH-UBND để giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do tại huyện Mường Nhé, theo đó giao cho Công an tỉnh Điện Biên là đơn vị thường trực chỉ đạo thực hiện Kế hoạch.
Khó khăn nhất phải kể đến việc di chuyển 78 gia đình (gồm 387 nhân khẩu) ở điểm dân cư tự phát Tá Phì Chà (xã Chung Chải) về sắp xếp, lấp đầy tại các điểm bản đã được phê duyệt theo Ðề án 79 của Chính phủ.
Là một đơn vị mũi nhọn trong lực lượng vũ trang có nhiệm vụ thường xuyên luyện tập, ứng trực chiến đấu 24/24 giờ. Lực lượng CSCĐ luôn không ngừng rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. 


Lực lượng CSCĐ Công an Điện Biên với những nội dung tập luyện khắc nhiệt ngoài thao trường.
 
Những bài huấn luyện tác chiến đặc biệt, đòi hỏi cường độ cao, tính chất phức tạp, khắc nghiệt và thách thức giới hạn con người vẫn không thể nào khuất phục được tinh thần học tập, luyện rèn của những chiến sĩ cảnh sát cơ động. Ngay cả khi đó là những nữ chiến sĩ vốn “chân yếu tay mềm” cũng trở thành những “bông hồng thép” đầy tự hào của ngành.
Hi sinh lợi ích cá nhân, vì sự bình yên, hạnh phúc của cả cộng đồng, ý chí đó, bản lĩnh đó được hun đúc, rèn dũa, tích lũy, kế thừa của cả một quá trình, bề dày lịch sử, hình thành nên phẩm chất của người chiến sỹ CAND nói chung, lính cơ động nói riêng.
Với tâm thế là những chiến sĩ trên tuyến đầu, lực lượng CSCĐ Công an tỉnh đã tuân thủ tuyệt đối phương châm “chống dịch như chống giặc”, dốc toàn tâm lực, trí lực và sức trẻ, kề vai, sát cánh cùng đồng đội, hỗ trợ đắc lực cho Công an toàn tỉnh trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.


Lực lượng CSCĐ là một trong những lực lượng luôn ở tuyến đầu chống dịch.
 

Không nhiều người biết rằng trong lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) có một lực lượng thầm lặng, với công việc chuyên bảo vệ mục tiêu, vận chuyển những chuyến hàng đặc biệt, tham gia bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, an ninh quốc gia, bảo vệ các phiên tòa diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh với những đặc thù, khó khăn không phải ai cũng có thể hiểu được…

Đi dân nhớ, ở dân thương cũng là khẩu hiệu về tình quân dân đối với lớp lớp các thế hệ chiến sỹ CSCĐ nơi mình công tác. Không chỉ là thanh kiếm, lá chắn thép bảo vệ nhân dân trong bất cứ biến cố lớn, nhỏ, hiểm nguy nào mà họ còn là điểm tựa tinh thần cho bà con nhân dân.


Những chiến sĩ CSCĐ hỗ trợ nhân dân gặt lúa.
 
Hưởng ứng phong trào cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau, Công an tỉnh Điện Biên đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ xây dựng và bàn giao hơn 2700 ngôi nhà với tổng trị giá trên 130 tỷ đồng cho bà con đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.


Lực lượng CSCĐ trực tiếp làm và hỗ trợ làm nhà cho người nghèo huyện Điện Biên Đông.
 
Tháng 8.2015, một trận lũ lớn bất ngờ trong đêm tràn về, xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo bị sạt lở nghiêm trọng, tất cả các con đường dẫn vào xã Pú Xi bị sạt lở, không phương tiện nào đi được, đoàn xe đặc chủng chở hàng cứu trợ của công an tỉnh Điện Biên mất gần 3 tiếng vượt nhiều điểm sạt lở, nước lũ tràn qua đường mới đến điểm tập kết để chuyển hàng xuống thuyền hỗ trợ Nhân dân. 


Chiến sĩ CSCĐ vận chuyển lương thực hỗ trợ nhân dân xã Pí Xi, huyện Tuần Giáo trong trận lũ lớn năm 2015.
 
Những việc làm tưởng như là bình dị thường ngày của lực lượng Công an, nhưng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, sự dũng cảm, không quản ngại hy sinh, gian khổ, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy khi nhân dân gặp nạn, thể hiện rõ tinh thần "lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an".
01 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND; 03 tập thể, 13 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công các hạng; 09 cá nhân được tặng Huân chương BVTQ hạng 3; 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 40 lượt tập thể, 65 cá nhân được Bộ Công an, UBND tỉnh tặng Bằng khen; 03 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng; 465 lượt tập thể, 751 cá nhân được các cấp tặng giấy khen - đó không chỉ là những phần thưởng cao quý mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo các cấp giành cho lực lượng CSCĐ Công an tỉnh Điện Biên.


Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho 1 tập thể, 3 cá nhân Phòng Cảnh sát cơ động tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ.
 
Cảnh sát cơ động là lực lượng xung kích thép, luôn cháy hết mình cho sứ mệnh thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước giao phó vì bình yên của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân, kiên định và không hề nao núng, bởi vàng đã được luyện tôi trong lửa đỏ và nước lạnh sẽ càng trở nên lấp lánh và dẻo dai./.

Tác giả bài viết: Trường Long

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp