05:14 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 6072

Máy chủ tìm kiếm : 311

Khách viếng thăm : 5761


Hôm nayHôm nay : 203832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3805375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55959264

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Đưa Công an cơ sở tới gần dân, hiểu dân hơn

Thứ năm - 27/07/2023 04:04
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng uỷ CATW đã ban hành Nghị quyết số 12 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương xác định công an xã, thị trấn phải bám sát cơ sở. Với mục tiêu thực hiện tốt “4 cùng” với nhân dân, đó là cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng chung tiếng nói với đồng bào dân tộc.
Công an xã, thị trấn là công an cấp cơ sở, là cấp công an đầu tiên tiếp nhận, nắm bắt tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề an ninh, trật tự xảy ra ngay tại địa bàn. Về công tác tại cơ sở, nhất là tại các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng công an xã gặp rất nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, do không phải là người bản địa, thời gian công tác còn ngắn nên việc giao tiếp với bà con bằng tiếng đồng bào cũng là một khó khăn, thử thách đối với một số cán bộ chiến sĩ công an tại cơ sở. Đại úy Trần Hồng Thái là một trong những cán bộ chiến sĩ trẻ được tăng cường về xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Để có thể giao tiếp được với bà con, vào mỗi buổi tối, một lớp học đặc biệt lại bắt đầu.
 

Lực lượng Công an xã là cấp công an đầu tiên tiếp nhận, nắm bắt tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề an ninh, trật tự
 
Đại úy Trần Hồng Thái, Công an xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé chia sẻ: “Quen với một môi trường công tác mới và cũng có nhiều trải nghiệm mới liên quan đến công việc, tình hình dân cư, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Bản thân tôi thấy cũng hết sức khó khăn, tuy nhiên với tinh thần ham học hỏi thì cá nhân tôi cũng như các đồng chí khác được tăng cường về các xã trọng điểm thì cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và ngành giao”
Vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, lực lượng công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân. Mỗi cán bộ đều xác định việc học ngoại ngữ, học tiếng đồng bào dân tộc là một yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ, chiến sĩ. Đây là yếu tố quan trọng để lực lượng công an thêm gần dân, hiểu dân hơn.
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi. Nơi đây hơn 83% dân số là đồng bào các dân tộc ít người sinh sống. Đây cũng là địa bàn còn nhiều phức tạp về an ninh trật tự. Điều này đòi hỏi lực lượng công an tỉnh Điện Biên phải nỗ lực rất nhiều trong việc bám sát địa bàn, hiểu được người dân. Học ngôn ngữ đồng bào là một trong những yêu cầu tiên quyết để có thể gần gũi, gắn bó với nhân dân.
 
     
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi, 
là địa bàn còn nhiều phức tạp về an ninh trật tự
 
Thượng tá Trịnh Đức Thành, Phó trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Công an tỉnh Điện Biên cho biết: “Mục tiêu đến năm 2025, Công an tỉnh Điện Biên phải đảm bảo về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, nắm vững pháp luật, am hiểu phong tục tập quán và tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số, ngày càng hoàn thiện năng lực thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo tính chuyên nghiệp, 100% cán bộ công an xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng, cập nhật, kiến thức nghiệp vụ, quản lý Nhà nước về ANTT tại địa bàn cơ sở”
Với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, cùng với đặc thù địa bàn, Công an tỉnh Điện Biên xác định từ nay tới năm 2025, 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng công an tỉnh phải được đảm bảo về trình độ chuyên môn, am hiểu ngoại ngữ, tin học, am hiểu phong tục tập quán, tiếng đồng bào dân tộc thiểu số … 100% cán bộ công an xã thị trấn được bồi dưỡng, sử dụng tiếng đồng bào phù hợp theo từng địa bàn. Các lớp học tiếng Mông, tiếng Lào liên tục được Công an tỉnh tổ chức khai giảng để bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ công an cấp cơ sở. Học viên của các lớp học là cán bộ chiến sĩ công an xã, thị trấn và các phòng nghiệp vụ chuyên môn công an tỉnh. Sau khi tham gia học tập, các học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
 

Công an tỉnh thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, bổ sung kiến thức tiếng Mông, tiếng Lào cho đội ngũ cán bộ công an cấp cơ sở
 
Đại úy Lò Văn Thủy, Phó trưởng Công an xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên nói: “Hiểu biết được phong tục, tập quán nước bạn Lào, đồng thời sử dụng ngôn ngữ và hiểu biết của mình để áp dụng trong công tác nghiệp vụ và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm”
Việc học tiếng đồng bào không chỉ để nghe và hiểu được ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số mà hơn cả là để hiểu được phong tục tập quán, văn hóa của họ, tạo sự gần gũi, chia sẻ với bà con. Qua đó, hóa giải mâu thuẫn, khám phá được những vụ án, giữ vững tình hình ANTT địa phương, tránh để bà con bị kẻ xấu lợi dụng, tăng cường đại đoàn kết các dân tộc... Qua đó thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng, 5 rõ”. Từ việc tự học và chủ động mở các lớp học, đã giúp cho lực lượng công an xã chính quy đã nhanh chóng hòa nhập công việc, nắm bắt địa bàn, tình hình ANTT tại cơ sở. Đây là nguồn nhân lực rất kịp thời đối với các địa bàn trọng điểm, trong việc thực hiện các chủ trương lớn của Bộ công an như Đề án 06, cao điểm phòng chống tội phạm…
Trung tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé cho biết: “Việc áp dụng các kiến thức đã học ở trường cũng như qua các lớp tập huấn đã giúp cho các đồng chí cán bộ công an cấp xã tích luỹ, bồi dưỡng thêm kiến thức thực tiễn, đặc biệt là giải quyết các vụ việc về ANTT ngay tại cơ sở, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo”
Theo chia sẻ người dân tại địa phương, từ ngày có lực lượng Công an chính quy về xã, cùng với đợt tăng cường cán bộ từ Bộ về, đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết các vấn đề ANTT ngay từ đầu, ngay tại cơ sở; đưa các dịch vụ công về ANTT trực tiếp đến với người dân.
Với những nỗ lực rèn luyện của lực lượng công an cơ sở… Bức tranh về tình hình an ninh trật tự tại các xã, thị trấn đã có nhiều đổi khác. Đây chính là yếu tố góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới. Biết được ngôn ngữ, có thể “nghe dân nói, nói dân hiểu” nhiều cán bộ chiến sĩ đã thực sự trở thành những người con của buôn làng, dân bản. Tạo được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân với lực lượng công an nhân dân. Đây cũng là một yêu cầu để lực lượng công an nhân dân vững mạnh hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị.
 
  
Lực lượng Công an cơ sở đã thực sự trở thành những người con của
 Nhân dân, tạo được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp