03:19 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 5717

Máy chủ tìm kiếm : 64

Khách viếng thăm : 5653


Hôm nayHôm nay : 184315

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3785858

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55939747

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Quốc hội đã chính thức thông qua Dự án Luật căn cước

Chủ nhật - 17/12/2023 20:21
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 14.12.23\thong-qua-luat-can-cuoc.jpg
Quốc hội thông qua Luật Căn cước
 
Sáng ngày 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Dự án Luật căn cước (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024). Đây là dự án thể hiện rõ tính khoa học, bao quát, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế.
Thể hiện tính khoa học, bao quát
Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, bao gồm 09 nội dung cơ bản và chứa đựng nhiều quy định mang tính kỹ thuật, công nghệ nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự của công dân; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số.
Chia sẻ với phóng viên Thượng tá Chu Mạnh Cường – Phó Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cho biết:
“Đây là dự án luật rất quan trọng, ý nghĩa và cần thiết không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về căn cước, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển KT-XH; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số…”.
Việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Việc sử dụng tên “Luật Căn cước” bảo đảm thể hiện đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi tên thẻ như vậy còn để bảo đảm tính phổ quát, tương đồng với thông lệ quốc tế, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện nay là cơ sở dữ liệu dùng chung duy nhất của nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm; được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng và được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử là thông tin quan trọng cần bảo vệ. Theo đó, Luật Căn cước đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là bảo đảm quyền con người và quyền công dân, bảo vệ chặt chẽ và an toàn dữ liệu cá nhân.
Khẳng định về tính bảo mật của Thẻ căn cước, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ công an cho biết:
“Bộ Công an hay bất cứ cơ quan nào không thể theo dõi được trên cấu tạo của thẻ này và đồng thời chúng tôi phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho con người, cho công dân, cho những người sử dụng thẻ căn cước này không bị theo dõi bới bất kể tổ chức cá nhân nào thể lợi dụng việc đó để theo dõi, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn về dữ liệu của công dân đã được khai báo tích hợp đó là điều mà chúng tôi khẳng định…:.
Đặc biệt, với việc lần đầu tiên đưa nhóm người yếu thế vào điều chỉnh, dự án luật căn cước sẽ mang tính phổ quát và nhân văn. Người gốc Việt Nam là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Căn cước sẽ giúp “không ai bị bỏ lại phía sau”…nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, những người đó sẽ không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội. Bộ trưởng khẳng định “họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội”.
Ngoài ra, Luật còn bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế
Hiện nay, thẻ căn cước được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của ICAO về tổ chức lưu trữ, khai thác thông tin trên chíp điện tử; thẻ có tính bảo mật cao, tiến tới thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản, sử dụng trên trường quốc tế. Việc đổi tên thẻ không phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân hoặc chi ngân sách nhà nước vì tại Điều 46 dự thảo Luật đã có quy định chuyển tiếp: Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Theo Luật Căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm 24 nhóm thông tin của công dân, trong đó có 04 nhóm thông tin bắt buộc để tạo lập số định danh cá nhân và 19 nhóm thông tin khác để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cơ quan nhà nước và người dân. Việc truy xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin.
Luật Căn cước là một sáng kiến mang tính đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân và phát triển chuyển đổi số quốc gia./.

Tác giả bài viết: Hương Giang

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp