02:33 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2783

Máy chủ tìm kiếm : 35

Khách viếng thăm : 2748


Hôm nayHôm nay : 171164

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3772707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55926596

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Sự cần thiết của việc thu thập, cập nhật 24 nhóm thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thứ hai - 13/11/2023 04:18

Description: C:\Users\Admin\Desktop\TTĐT 10.11.23\2023_08_31_01_03_461.jpg

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một hệ thống thông tin được Chính phủ đầu tư bài bản, phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyển đổi số quốc gia. Theo dự thảo Luật Căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bao gồm 24 nhóm thông tin của công dân, trong đó có 04 nhóm thông tin bắt buộc để tạo lập số định danh cá nhân và 19 nhóm thông tin khác để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cơ quan nhà nước và người dân.
Các nhóm thông tin bắt buộc gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh. 04 nhóm thông tin này là thông tin để tạo lập số định danh cá nhân (loại thông tin thứ 05), giúp phân biệt người này với người khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác quản lý dân cư. Nếu thiếu bất kỳ thông tin nào trong 04 nhóm này thì công dân không được ghi nhận trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các nhóm thông tin khác gồm: Quê quán, Dân tộc, Tôn giáo, Nơi thường trú, Nơi tạm trú, Nơi ở hiện tại, Nhóm máu... Các nhóm thông tin này có tính cần thiết cao để phục vụ các mục tiêu sau:
- Xác định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.
- Phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế.
- Bảo đảm sự liên lạc giữa cơ quan nhà nước với người dân trong các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách, cung cấp tin tức phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đột xuất, phức tạp về quốc phòng, an ninh.
- Thích ứng với công tác chuyển đổi số trong từng thời kỳ, xây dựng Chính phủ số, công dân số.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất của nhà nước được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng. Cơ sở dữ liệu này là cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước, được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc truy xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin. Nếu không lưu trữ 24 nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà sử dụng phương thức truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì sẽ dẫn đến các khó khăn, bất cập sau:
- Không bảo đảm hiệu quả về kinh tế, khi nhà nước phải tốn nhiều chi phí để đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu khác đáp ứng được yêu cầu về kết nối, chia sẻ, khai thác, bảo mật. Ví dụ, để khai thác thông tin về nhóm máu trong cơ sở dữ liệu về y tế thì việc đầu tư để khai thác, chia sẻ thông tin này từ cơ sở dữ liệu về y tế tới các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức khác sẽ rất tốn kém (phải đầu tư nhiều về hạ tầng truyền dẫn, bảo mật, con người giám sát, vận hành…); nếu thực hiện chia sẻ thông tin nhóm máu cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ khai thác thông tin nhóm máu rất thuận lợi, không phải đầu tư thêm về hạ tầng riêng khi có thể khai thác thông tin này qua “kênh” của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Không bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong việc thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin của người dân; có tình trạng thông tin của một người dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là khác nhau, không thống nhất; do vậy, chỉ có thông qua việc đồng bộ, chuẩn hóa khi thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau) mới có cơ sở để kiểm tra, xác minh, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu của người dân.
Về mặt pháp lý, việc cơ quan nhà nước thu thập 24 nhóm thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong dự án Luật Căn cước để thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nêu trên là phù hợp với quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc thu thập 24 nhóm thông tin chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; phải được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc có quy định khác của luật; phải phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác.
Từ những lý do trên, đòi hỏi cần thiết phải thu thập, cập nhật 24 nhóm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06./.



Tác giả bài viết: Hương Giang

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp