05:43 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3077

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 3040


Hôm nayHôm nay : 208057

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3809600

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55963489

Trang nhất » TIN TỨC » TIN PHÁP LUẬT - ANTT

CAND

Cẩn trọng với bẫy lừa hợp tác đầu tư

Thứ hai - 11/09/2023 20:13
Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động Vốn từ các nhà đầu từ bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau. Đây gọi là hình thức huy động vốn đa cấp (ponzi), dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn mắc phải, đến khi nhận ra thì đã quá muộn màng.

Nói chuyện đạo lý, vẽ dự án “ma”

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ra thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ người đối với bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.

Theo thông báo, bà Thúy đã có hành vi đưa thông tin sai sự thật về Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (gọi tắt là Công ty Nhật Nam) có nhiều bất động sản, dự án đầu tư, có lợi nhuận cao để huy động vốn của nhiều cá nhân, rồi sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các cá nhân trên. Sau đó, bà Thúy đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn...

7-lua-01.jpg -0
Chân dung Vũ Thị Thúy trong một poster của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.

Thông tin bà Thúy bị bắt khiến nhiều nhà đầu tư hả hê, bởi sau nhiều lần vác đơn đi kiện cáo, biểu tình đòi lại số tiền đã đầu tư cho công ty bà Thúy, nhà đầu tư không những không nhận lại được vốn và lãi, mà còn bị bà Thúy mắng chửi thẳng mặt, thậm chí nhiều người còn bị đe dọa nếu trình báo.

Công ty Nhật Nam có trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Dù mới thành lập được chưa đầy 3 năm (từ năm 2019 đến nay), thế nhưng với biệt tài “nổ” và “vẽ” dự án rất khéo, Vũ Thị Thúy đã lôi kéo được hàng chục nghìn nhà đầu tư ném tiền tỉ vào công ty dưới chiêu bài “hợp tác kinh doanh”.

Giới thiệu trên website của mình, Công ty Nhật Nam cho biết, với đường hướng kinh doanh mới mẻ cùng định hướng phát triển lâu dài bền vững, công ty sẽ trở thành doanh nghiệp đứng top 5 trên thị trường bất động sản Việt Nam. Đồng thời Nhật Nam xây dựng cộng đồng đầu tư phát triển vững mạnh, đẩy lùi những hình thức đầu tư biến tướng lừa đảo. Phát triển vững mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

Tập đoàn Nhật Nam giới thiệu sở hữu khối tài sản vững chắc đa dạng ngành nghề như: Nhà hàng, karaoke, khách sạn, chuỗi cafe cao cấp,... Trong đó bất động sản vẫn là chủ lực. Cụ thể, đối với lĩnh vực bất động sản, Nhật Nam còn giới thiệu là sở hữu quỹ đất trải dài từ Bắc chí Nam Hà Nội, Thanh Hóa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc,... Các quỹ đất của Nhật Nam đều nằm ở những vị trí đắc địa. Nhật Nam sở hữu trong tay nhiều sổ đỏ với diện tích rộng lớn.

Trong đó, đáng kể như tại Buôn Đôn, Đắk Lắk, Nhật Nam quảng cáo là sở hữu diện tích 23.000 m2, đã có 41 sổ; tại Phú Quốc với diện tích 70.000 m2 đất, đã có 35 lô có sổ đỏ. Mỗi sổ mang giá trị rất cao, khoảng 6,7 tỷ/lô diện tích 300 m2. Tại Bến Cầu, Tây Ninh, với diện tích 120.000 m2; tại Mỹ Đức, Hà Nội với 20 lô đất có giá trị lớn; tại Lợi Thuận 1, 2, 3, 4 - Tây Ninh, Nhật Nam có 4 quỹ đất khu biệt thự cao cấp Nhật Nam tại Hà Nội với tổng diện tích 16.318 m2, bao gồm 39 sổ. Nhưng, trên thực tế, phần lớn những vị trí đất trên đứng tên chủ sử dụng là cá nhân khác (không phải lãnh đạo Công ty Nhật Nam).

7-lua-03.jpg -0
Các nạn nhân căng băng rôn phản đối Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.

Doanh nghiệp này đang tung ra thị trường những chương trình huy động vốn lãi suất “khủng”, dưới tên gọi “chương trình hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận theo ngày”, với lợi nhuận cao trung bình khoảng 46%, thậm chí tới 70% hay 80% một năm, nhà đầu tư chỉ cần ký hợp đồng và lĩnh tiền, không cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Cứ đầu tư 4 tỷ sẽ có 1 sổ cổ đông chiến lược, mỗi tháng ngoài lợi nhuận 46%/năm, nhà đầu tư được lĩnh thêm 15 triệu đồng/tháng. Ngoài tặng sổ cổ đông, Nhật Nam còn hào phóng tặng cổ phiếu nội bộ cho các nhà đầu tư. Gói 100 triệu đồng được tặng 125 cổ phiếu. Gói 5 tỷ đồng tặng 10.000 cổ phiếu. Với giá 1 cổ phiếu do Nhật Nam tự quy định là 16.000 đồng và cam kết 10 tháng sau công ty sẽ mua lại với giá 20.000 đồng, thậm chí là 27.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, trong các buổi hội thảo, hội nghị huy động vốn đông người, Nhật Nam đã liên tục giới thiệu, quảng cáo về sự xuất hiện của dàn cố vấn được cho là cán bộ có chức vụ đã nghỉ hưu, để lấy niềm tin của các nhà đầu tư. Thậm chí, còn làm giả các lẵng hoa chúc mừng của các vị lãnh đạo Trung ương. Bản thân Vũ Thị Thúy cũng luôn hô hào khẩu hiệu: “Chiến lược của công ty là giữ lòng tin”, “Mở công ty là để giúp đỡ nhiều người”.

Ngoài việc dụ dỗ, kêu gọi nhà đầu tư bằng các gói đầu tư với lãi suất hấp dẫn, Nhật Nam cũng không tiếc tiền để chi cho việc phát triển hệ thống môi giới theo mô hình kim tự tháp. Cứ 5 môi giới phát triển ra được 10 môi giới, mời chào được doanh số trên 10 tỷ đồng thì hưởng 7% hoa hồng. Bởi thế mà mỗi nhà đầu tư khi trở thành “đối tác” của công ty đồng thời sẽ trở thành một nhà môi giới.

Ban đầu, công ty trả lãi rất đều đặn, vì ham lãi nên người vào trước kéo người vào sau. Tuy nhiên, Nhật Nam chỉ trả cho nhà đầu tư 10 tháng và dừng 1 năm nay khiến nhà đầu tư khóc ròng. Thay vì gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư, tìm cách tháo gỡ thì ngay trong cuộc đối thoại mới đây nhất với nhà đầu tư, Vũ Thị Thúy có thái độ rất chợ búa, thậm chí còn chửi bới nhà đầu tư.

Trước đó, hồi tháng 8/2022, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an từng ra văn bản thông báo trong đó có nêu Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam có hành vi huy động vốn thông qua “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự.

Theo đó, sau khi ký hợp đồng và nộp tiền, các nhà đầu tư sẽ được chi trả lợi nhuận hằng ngày vào tài khoản. Nhưng, khi chia lợi nhuận cho nhà đầu tư, Công ty Nhật Nam không sử dụng tài khoản doanh nghiệp mà sử dụng tài khoản cá nhân của bà Vũ Thị Thúy để chuyển tiền, hành vi này có dấu hiệu che giấu thu nhập đã chia cho các nhà đầu tư, qua đó trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân thay cho các nhà đầu tư, vi phạm luật quản lý thuế.

Mục đích sử dụng vốn huy động của Công ty Nhật Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn, khả năng hoạt động theo mô hình “Ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau), đến một thời điểm nào đó Công ty Nhật Nam không còn khả năng chi trả cho nhà đầu tư sẽ nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự.

Ngay sau đó, hàng loạt địa phương như Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ... đã đưa ra cảnh báo về chiêu trò huy động vốn với lãi suất “khủng” của Công ty Nhật Nam.

Cảnh giác với bẫy hợp tác kinh doanh, đầu tư

Không chỉ Nhật Nam mà thời gian qua, các vụ lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn trái phép, kêu gọi đầu tư chứng khoán quốc tế, giao dịch vàng, ngoại hối, giao dịch tiền ảo, đầu tư dự án bất động sản... xảy ra ngày càng nhiều. Mới đây, Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, triệt phá đường dây kêu gọi ủy thác đầu tư vào sàn FVP Trade của Nguyễn Thị Lệ Nhi, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Queenlad chiếm đoạt tổng số tiền 683.500 USD (đồng tiền quy định trên hệ thống) tương đương với hơn 16 tỷ đồng...

Điểm chung của các vụ án này là các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, đánh vào lòng tham của nhiều người, sử dụng rất nhiều thủ đoạn kêu gọi đầu tư tham gia, sau đó chiếm đoạt tiền. Ban đầu các đối tượng thường vẽ ra các dự án đầu tư lớn, gắn với các phương thức kinh doanh, đầu tư có yếu tố công nghệ, hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Sau đó mở bán gói đầu tư hứa hẹn lãi suất, lợi nhuận siêu cao nhằm huy động vốn của nhà đầu tư. Nhiều công ty còn đưa ra những cam kết lợi nhuận không tưởng từ 20-30%, có những trường hợp lên đến 50-70% năm hoặc vẽ ra những mục tiêu rất lớn, thậm chí có cả kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế danh tiếng, đưa ra những hình ảnh về người đi trước thành công, được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn của công ty như tặng nhà, xe, đi du lịch nghỉ dưỡng cao cấp...

7-lua-04.jpg -0
Nguyễn Thị Lệ Nhi - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Queenlad bị bắt.

Để tạo được lòng tin với khách hàng, các đối tượng thường đăng ký các doanh nghiệp có vốn điều lệ rất lớn, mời những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đối với giới trẻ về khởi nghiệp, đầu tư để làm diễn giả trong các hội nghị khách hàng, hội nghị hoa hồng, sự kiện lớn của công ty; đồng thời sử dụng các trang mạng, báo điện tử quảng cáo mạnh mẽ, dùng tiền để tài trợ, mua giải thưởng,...

Để lách luật, các đối tượng sẽ ký kết với khách hàng dưới hình thức ký hợp đồng ủy thác đầu tư hay hợp đồng hợp tác đầu tư... Lợi dụng điều này, không ít đối tượng đã huy động vốn thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư với cam kết lãi suất, tỉ suất sinh lời cao. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng còn lợi dụng hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh... để huy động vốn cho các dự án bất động sản không đủ điều kiện thậm chí là dự án “ma”, không có thật.

Điều này từng thấy rõ trong vụ án Nguyễn Thái Luyện, CEO Alibaba lừa hơn 4.300 người tham gia hợp tác đầu tư hợp tác kinh doanh vào các bất động sản “ma”, chiếm đoạt số tiền 2.264 tỉ đồng. Hiện, Luyện đã bị tuyên án chung thân.

7-lua-02.jpg -0
Nguyễn Thái Luyện - CEO Alibaba đã bị kết án chung thân về hành vi lừa đảo.

Ngoài ra, các đối tượng thường yêu cầu các nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản cá nhân của các cổ đông/người đại diện của công ty hoặc nộp bằng tiền mặt và ghi nhận bằng phiếu thu tiền. Mục đích là trốn thuế, dễ dàng sử dụng, chuyển tiền và sử dụng trái mục đích.

Bởi thế, để tránh rủi ro, nhà đầu tư phải luôn tìm hiểu kĩ thông tin các dự án đầu tư, các tổ chức huy động vốn, các giấy tờ pháp lý như giấy phép thành lập và hoạt động, ngành nghề kinh doanh,... trước khi tham gia, góp vốn đầu tư để tránh tiền mất tật mang.


Tác giả bài viết: Mai Ngọc

Nguồn tin: Theo http://cand.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp