08:53 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3811

Máy chủ tìm kiếm : 93

Khách viếng thăm : 3718


Hôm nayHôm nay : 243684

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3845227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55999116

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG TỈNH

CAND

Chất thải nhựa - mối nguy hại cho môi trường và thế hệ mai sau

Thứ ba - 21/11/2023 05:04

 
Hàng trăm tấn cá chết mỗi năm; hàng chục ngôi nhà bị thiêu rụi; hàng ngàn người bị mất chỗ ở; biết bao công trình phúc lợi xã hội, nhà máy, công xưởng bị tàn phá nặng nề; nước biển dâng cao; băng tan; nắng nóng; bão và lũ lụt; dịch bệnh; giảm đa dạng sinh học và hủy diệt hệ sinh thái…Chúng ta đang lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa, để lại hậu quả, mối nguy hại cho môi trường và thế hệ mai sau.
Những con số biết nói
“Rác thải nhựa" là cụm từ không còn xa lạ với đông đảo người dân Việt Nam bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Tháng 7.2022, Ngân hàng Thế giới thống kê và công bố: Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới. Báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa. Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 1990 - 2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm. 
Theo Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, người Việt Nam sử dụng hơn 30 tỷ túi nylon, trung bình mỗi ngày một gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ 17% ​​trong số đó được tái sử dụng. Số còn lại trở thành rác thải nhựa và bị xả ra môi trường. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những trận lũ quét kéo theo bùn, đất, đá từ trên đồi cao bất ngờ tràn xuống các khu dân cư, công sở cuốn trôi nhà cửa, tài sản và tính mạng của biết bao người mỗi năm. Điển hình, trong 2 ngày 17, 18 tháng 8 năm 1996 lũ bùn đá đã huỷ diệt gần hết thị trấn Mường Lay và một số vùng dân cư trong huyện, làm 54 người chết, 13 công sở, trường học, cửa hàng cùng hàng trăm nhà dân và ruộng vườn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín. Nhiều tảng đá đường kính 4-5m từ hai bên sườn núi trôi ra chắn ngang suối, vùi kín cả cánh đồng lúa, nhiều đoạn đường giao thông chính bị tắc nghẽn.
Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên chúng đã hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng là một mối nguy hại cho cả thế giới loài người.
Tầm nhìn và trách nhiệm của Việt Nam về rác thải nhựa
Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.
Tháng 6/2019, Có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường. Đây được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.
Thủ tướng Chính Phủ cũng đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Biến lời nói thành hành động
Tấm bản đồ Việt Nam được tạo nên từ hàng trăm nắp chai nhựa đang được sử dụng làm giáo cụ trực quan tại Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Thành phố Điện Biên Phủ là một trong số những sáng kiến được Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn Công an tỉnh Điện Biên triển khai, hoàn thiện và tặng lại cho các trường học trên địa bàn nhằm giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa và lan tỏa ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ môi trường.


Description: C:\Users\Admin\Desktop\Screenshot (167).jpg
Tấm bản đồ Việt Nam được tạo nên từ hàng trăm nắp chai nhựa đang được sử dụng làm giáo cụ trực quan tại Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Thành phố Điện Biên Phủ
 
Dọc 2 bên lối đi trong khuôn viên trụ sở Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Trại tạm giam Công an tỉnh luôn rực rỡ sắc màu từ những hàng cây, chậu hoa cảnh được tái chế từ vỏ chai nhựa - thành quả của những chiến sĩ trẻ trong chiến dịch sử dụng vật liệu tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.
Từ những vỏ chai nhựa, những chiếc lốp cao su đã qua sử dụng, CBCS phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh đã tái chế thành chậu, giỏ trồng hoa, làm thành hàng rào hai bên lối đi trong cơ quan hoặc bộ bàn ghế uống nước vừa độc, lạ, đẹp mắt, lại vừa có tác dụng giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường; đồng thời tạo thành điểm nhấn của đơn vị, giúp các CBCS thấy được ý nghĩa từ thành quả lao động tập thể, góp phần thôi thúc các em hành động để giữ gìn môi trường sống tại nơi làm việc cũng như nơi cư trú, trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày.

Description: C:\Users\Admin\Desktop\Screenshot (168).jpg
Từ những bàn tay khéo léo của các chiến sĩ CSCĐ đã tạo nên những giỏ hoa từ chai nhựa bỏ đi
 
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Screenshot (169).jpg
Các chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH làm những chiếc bàn uống nước từ lốp xe ô tô cũ
 
Phân loại rác thải là việc làm cần thiết giúp môi trường sống tươi xanh và sạch đẹp hơn. Việc làm này vai trò quan trọng trong công tác quản lý, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải.
Nhận thức rõ vấn đề này, với chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn, hàng năm, Bệnh viện 7-5 Công an tỉnh đã chủ trì tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về công tác  bảo vệ môi trường; phòng, chống rác thải nhựa; phát động phong trào thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm; phân loại và tái chế rác thải nhựa trong công an tỉnh. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn công tác phân loại, xử lý đúng quy trình đối các loại rác thải sinh hoạt, rác thải y tế…
Các phong trào “Bảo vệ dòng sông quê hương”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải”, “Sáng kiến sử dụng vật liệu tái chế”, “giữ gìn cảnh quan, môi trường làm việc sáng - xanh - sạch -đẹp”…. là những việc làm cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, tạo sức lan toả cao của lực lượng đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công  đoàn Công an tỉnh.

Description: C:\Users\Admin\Desktop\Screenshot (170).jpg
Hội phụ nữ Trại Tạm giam Công an tỉnh đang phân loại rác thải
 
Việc đột ngột thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa của người dân thực sự khó, nhưng không phải là không có cách khắc phục. "Cuộc chiến" chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi, không hề đơn giản. Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết không riêng của một quốc gia, chính phủ, tổ chức hay một cá nhân nào mà đây là trách nhiệm của toàn cầu, toàn xã hội. Mỗi người dân hãy nâng cao thêm ý thức, trách nhiệm của mình với môi trường, xã hội xung quanh, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật nhất. Hãy học cách biến hoá đồ nhựa đã sử dụng vào các mục đích khác nhau; sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường; tạo nên thói quen sống xanh, gìn giữ môi trường sống của chính mình và cộng đồng./.

 

Tác giả bài viết: Văn Hiển, Nông Tuấn

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp