03:01 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 6797

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 6753


Hôm nayHôm nay : 179811

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3781354

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55935243

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG TỈNH

CAND

Giá trị thiết thực từ sự chủ động của người dân

Thứ năm - 02/11/2023 03:18
“Người dân chủ động, tích cực chuyển từ trạng thái tiếp cận, làm quen sang tự thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử” là mục tiêu hướng đến của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với quá trình triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Chính quyền nỗ lực
Cùng với cả nước, 100% các sở, ban ngành, đơn vị hành chính thuộc tỉnh Điện Biên đã và đang quyết liệt tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, vướng mắc về trang thiết bị (điện thoại thông minh, laptop…) thì đa phần người dân còn đang bối rối, ngại thay đổi tư duy và thói quen làm việc theo kiểu truyền thống: Khi có nhu cầu liên quan đến thủ tục hành chính sẽ trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền, chức năng đề nghị hỗ trợ và giải quyết với suy nghĩ "chắc chắn" và để được hỏi, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan.
Để tháo gỡ khó khăn này, song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tính năng, tiện ích, mức độ an toàn về thông tin trên môi trường điện tử khi người dân thực hiện các thủ tục hành chính thì các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, hướng dẫn và hỗ trợ người dân dưới nhiều hình thức khác nhau.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 các cấp, UBND cấp huyện đã thành lập tổ công tác hỗ trợ TTHC, hướng dẫn thực hiện TTHC trên môi trường điện tử cho cán bộ, công chức cấp xã; UBND cấp xã thành lập Đội tình nguyện mà nòng cốt là lực lượng công an xã, thanh niên, phụ nữ thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ TTHC trực tuyến, giải quyết DVCTT toàn trình, một phần qua cổng DVCTT tỉnh theo đúng tinh thần “cầm tay chỉ việc”. Các thành viên đội tình nguyện cấp xã trực tiếp đến từng thôn, bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng nhập, tạo tài khoản để nộp hồ sơ trực tuyến; giải thích, thông tin cho tổ chức, cá nhân biết, nắm rõ về cách thức theo dõi tiến độ giải quyết TTHC, thời hạn trả kết quả và hướng dẫn, tư vấn lựa chọn hình thức trả kết quả giải quyết TTHC phù hợp.
Cải thiện quy trình cung cấp DVCTT cũng là một bước để giúp người dân từng bước tiếp cận với cách làm mới. Một trong những thủ tục hành chính mà người dân thực hiện nhiều nhất là việc cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe. Thay vì phải tiến hành nhiều thao tác như truy cập vào cổng dịch vụ công trực tuyến, sau đó đăng ký, nhận mã xác thực qua điện thoại di động, sau đó tra cứu dữ liệu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, tra cứu dữ liệu sức khỏe…. Thậm chí, dù đã thanh toán trực tuyến lệ phí đổi giấy phép lái xe vào Kho bạc nhà nước qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, nếu đăng ký không thành công do hồ sơ chưa hợp lệ, việc hoàn trả lại tiền cũng mất nhiều thời gian thì hiện nay quy trình thực hiện việc này được đơn giản hóa hơn. Người dân chỉ cần đăng nhập vào cổng dịch vụ công trực tuyến, nhập số giấy phép lái xe và tra cứu; nhập số giấy khám sức khỏe điện tử cùng ảnh chân dung, bản chụp giấy phép lái xe, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; bổ sung địa chỉ email và số điện thoại liên hệ. Sau đó chọn hình thức nhận kết quả và thực hiện thanh toán lệ phí giấy phép lái xe là đã hoàn tất quy trình.
Để hỗ trợ người dân được tốt nhất, các cơ quan ban ngành đều ban hành quy định yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức mở tài khoản và thường xuyên giao dịch để thành thục và kịp thời cập nhật những thông tin mới giúp người dân được thụ hưởng nhiều hơn, theo kịp với thời đại 4.0, hướng đến chính quyền số, kinh tế số. Việc cầm tay hướng dẫn giải quyết TTHC trên môi trường điện tử giúp cán bộ, công chức cấp xã nâng cao kỹ năng xử lý công việc liên quan đến môi trường điện tử, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Đây là một kênh giải quyết TTHC nhanh chóng, tiện lợi và được xem là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, chính quyền số trong giai đoạn mới.
Người dân đồng lòng
Ông Lường Văn Thơm, nhân dân bản Co Củ, phường Him Lam Thành phố Điện Biên Phủ cho biết: “Nhờ sự hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện, cách đăng nhập, xử lý và nộp hồ sơ trực tuyến của các đồng chí công an phường, tôi đã có thể tự mình thực hiện các thao tác và mở được tài khoản trên Cổng DVCTT của tỉnh. Bây giờ, tôi hoàn toàn có thể tự thao tác và hướng dẫn lại cho người dân trong bản và người thân của mình để họ có thể thực hiện TTHC tại nhà, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại”.
          Theo ông Mai Hồng Quân, công chức phòng Thống kê huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên: Thông qua phương pháp hướng dẫn bằng cách “cầm tay chỉ việc”, chỉ vài phút là bản thân đã thông thạo, biết cách xử lý những tình huống.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 100% các cơ quan Nhà nước các cấp đã sử dụng nền tảng Quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông vào trục liên thông văn bản Quốc gia; 100% cán bộ công chức được cáp tài khoản thư điện tử công vụ và có tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình và được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến tháng 9.2023, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cáp huyện, cấp xã đã tiếp nhận trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh gần 100.000 hồ sơ; xử lý hồ sơ đúng hạn, sớm hạn đạt trên 99%; số hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt trên 70%. 70,2% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh đã tiếp cận và tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số Smedx. Số lượng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện thử đạt 97,9%. Tỉnh đã đưa 493 sản phẩm lên sàn Postmart, trong đó có 44 sản phẩm OCOP.  Mã địa chỉ bưu chính dựa trên nền tảng bản đồ số được triển khai đến 99% hộ gia đình, trong đó có  78,7% hộ gia đình đã được thông báo địa chỉ số. Tỷ lệ người dân được tiếp cận, hướng dẫn, đào tạo và sử dụng các dịch vụ thiết yếu (chính quyền số, y tế, giáo dục, thông tin, thương mại điện tử, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường) tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ người dân được phổ biến và sử dụng ứng dụng VneID và các tiện ích (sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp, kiến nghị phản ánh, lưu trú, tạm trú, tích hợp giấy tờ….) ngày càng tăng... 
Chuyển đổi số góp phần tạo nên văn minh xã hội
Thực tế cho thấy, chuyển đổi số giúp công tác quản lý quản trị xã hội được tốt hơn, bảo đảm sự minh bạch và an ninh an toàn cho nhân dân. Để người dân có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, song hành với việc tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; lực lượng công an các cấp đã phối hợp các lực lượng chức năng hướng dẫn cách thức đăng ký, sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến; đồng thời đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ số trong thực hiện công tác chuyên môn, nhất là tại những đơn vị thực hiện chức năng giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ ngành Công an và kết nối, chia sẻ dữ liệu an toàn với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đảm bảo kết nối, liên thông và thực hiện chia sẻ dữ liệu một cách thông suốt, đồng bộ, an ninh, an toàn với nền tảng dữ liệu quốc gia.
Thượng tá Đinh Thanh Sơn - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh chia sẻ: “Việc đăng ký dịch vụ công trực tuyến trước mắt sẽ còn khá nhiều khó khăn, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng tiếp cận, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh cũng như độ phủ sóng còn hạn chế cũng sẽ là trở ngại lớn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất, Công an tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền các cấp tuyên truyền, hướng dẫn và giải đáp vướng mắc của công dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính, từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.
Với mục tiêu cao nhất là xây dựng “xã hội số”, “công dân số”, “Chính phủ số”, cùng với lực lượng Công an trong cả nước, Công an Điện Biên đã và đang nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên, hàng ngày, cấp bách của mỗi cấp ủy Đảng, trong từng CBCS, hỗ trợ tối đa nhằm giúp người dân  chuyển từ tiếp cận, làm quen sang trạng thái chủ động, tích cực tự thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử./.
 
 

Công an thành phố Điện Biên Phủ hướng dẫn nhân dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến
 

UBND phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân trên môi trường dịch vụ công
 
 
 

Tác giả bài viết: Hương Giang, Thành Trung

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp