03:07 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 6482

Máy chủ tìm kiếm : 54

Khách viếng thăm : 6428


Hôm nayHôm nay : 181530

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3783073

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55936962

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG TỈNH

CAND

Vang mãi khúc khải hoàn ca

Thứ hai - 11/03/2024 04:11
Description: C:\Users\Admin\Pictures\Screenshots\Screenshot (380).png
“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” - khúc tráng ca bất hủ ấy đã, đang và sẽ vọng mãi ngàn năm biểu trưng cho ý chí, tinh thần, sức mạnh và niềm tin của lớp lớp thế hệ người Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ, tự nó mang tầm vóc của một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam, là một dấu son, một tiếng vang khắp bốn bể năm châu, có ý nghĩa thời đại to lớn, trở thành niềm tự hào về chủ nghĩa anh hùng và trí tuệ Việt Nam.
Toàn dân tộc trọn niềm vui trong ngày đại thắng. Những công việc trọng đại của đất nước trên chặng đường phát triển. Đời sống an bình, hòa hợp từ bản làng đến thị thành. 54 dân tộc anh em dù theo tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng luôn được bảo vệ an toàn. Trên mặt trận đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND luôn là những lá chắn thép, sống quên mình cho Tổ quốc bình yên.
Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu 70 năm về trước chỉ như một gạch nối nhỏ về mặt thời gian so với lịch sử toàn cầu, nhưng là một bước tiến dài của nhân loại trên con đường tiến tới tự do. Chiến thắng ấy, tối thiểu nó “đã làm thay đổi số phận thế giới”, “làm cho các dân tộc thuộc địa ngẩng cao đầu”. Đó là kết quả của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện với sự lãnh đạo của Đảng, sự đóng góp của các lực lượng vũ trang, trong đó có đóng góp to lớn của lực lượng công an vũ trang nói chung, công an nhân dân nói riêng.
Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm. Ngày 6/12/1953. Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng công an được giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Từ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ Chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, Thứ Bộ Công an đã chủ động sớm thành lập Ban Công an Tiền phương.
 
“Nhiệm vụ của ban Công an Tiền phương là trực tiếp bảo vệ hoạt động của các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận chuyển, kho tàng các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội chủ lực, phối hợp với quân đội thuần khiết nội bộ, phát hiện vô hiệu hóa hoạt động Phỉ, gián điệp biệt kích, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự các khu giải phóng...”: Thượng tá Lưu Thị Bích Ngọc, Trưởng ban chia sẻ.
Mùa Xuân năm 1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, tại các tỉnh Tây Bắc, chiến trường Điện Biên Phủ, lực lượng Công an tiếp tục vận động nhân dân thực hiện phong trào phòng gian bảo mật, thực hiện khẩu hiệu 3 không để làm trong sạch địa bàn.
Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban, nguyên viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân:
“Vai trò của lực lượng công an trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đóng một vai trò to lớn, cùng với các lực lượng công an khác: giao thông, trật tự, cảnh sát vũ trang, lực lượng trinh sát, đấu tranh chống gián điệp, chống thổ phỉ đã đóng góp phần công sức vào trong cái thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt là trong việc chuẩn bị cho chiến dịch.”
Để đảm bảo thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã tăng cường hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, huy động trên 260 nghìn dân công để vận chuyển lương thực lên Điện Biên Phủ. Lúc này thực dân Pháp tung nhiều toán gián điệp, cài người vào nội bộ ta thu thập tin. Bằng các biện pháp nghiệp vụ lực lượng công an đã xây dựng được các hành lang an toàn để chi viện cho tiền tuyến.
 “Lực lượng công an phối hợp với các lực lượng tấn công quyết liệt, mạnh mẽ khiến cho bọn Phỉ phải rút vào rừng, đồng chí tiếp tục chỉ đạo vận động nhân dân có người thân đi theo Phỉ kêu gọi đối tượng Phỉ ra đầu hàng cách mạng, góp phần phục vụ Chiến dịch ĐBP.”: Thượng tá Lưu Thị Bích Ngọc, Trưởng ban
Đại tá Lê Ngọc Bốn, Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu lịch sử An ninh, Tổng cục An ninh, Bộ Công an chia sẻ:
“Ta bắt được 2 vụ quan trọng: một là vụ gián điêp biệt kích nhảy dù xuống Mường Ọ, Thuận Châu; hai là khống chế các toán gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù có bí số TM25 cửa ngõ ra vào chiến khu. Đây là 2 vụ án rất quan trọng tại Thuận Châu, chúng đưa gián điệp biệt kích nhảy dù xuống để ngăn cản cái mục tiêu mà ta sẽ vượt qua đèo Pha Đin để đưa lương thực, thực phẩm vào. Thứ hai, từ Thái Nguyên chúng chặn cửa ngõ quan trọng bậc nhất đi lên chiến khu. Có nhiều vụ nhưng đây là 2 vụ điển hình BCA và Ban Công an nghiệp vụ phối hợp giải quyết được.”
Chị Nguyễn Thị Hồng, Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho biết:
“Các lực lượng của ta đã thực hiện các phương án và những kế hoạch để truy quét gián điệp và chống phá được 5 tổ chức gián điệp của quân Pháp và biệt kích của Quân tưởng và ngoài ra Công an của Điện Biên đã tổ chức nắm các âm mưu, phối hợp với các đơn vị bộ đội chúng ta để chống đối tượng phản động, phá được 7 cụm Phỉ lớn và tiêu diệt được rất nhiều tên Phỉ góp phần giữ an ninh trên địa bàn.”
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công như vũ bão vào đồi Him Lam mở đầu cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trước sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của địch vì trước đó lực lượng công an đã bảo vệ tuyệt đối mọi bí mật quân sự, mọi hoạt động di chuyển quân, quét sạch các cơ sở do thám, gián điệp phản động. Sau “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” đầy hi sinh oanh liệt. Chiều ngày 7/5/1954, quân ta cắm lá cờ quyết chiến quyết thắng lên nắp hầm của tướng Đcattơri, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi.
Những dữ liệu lịch sử để lại đã khẳng định: Một trong những yếu tố khơi dậy tinh thần, sức mạnh của toàn lực lượng Công an nhân dân, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự chủ động, kiên định và đúng đắn trong công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an xuyên suốt trong chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công Đông - Xuân năm 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm. 
Thượng tá Nguyễn Bình Ban, Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Công an nhân dân đánh già chiến thắng Điện Biên Phủ: “Người ta cũng nói chiến thắng Điện Biên Phủ chính là chiến thắng, là đỉnh cao của chiến thắng chiến trận nhân dân chống xâm lược và lực lượng công an chúng ta có những đóng góp rất là xứng đáng.”
Tự hào ôn lại những chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử này, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hôm nay đã, đang và nguyện sẽ luôn tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang; nêu cao tinh thần đoàn kết, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; trung thành tuyệt đối với Ðảng, Tổ quốc và nhân dân, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.
Thượng uý Nguyễn Phùng Anh, Cán bộ Công an xã Thanh Hưng:
“Bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân là trách nhiệm nhưng cũng đồng thời là vinh dự, tự hào của chúng tôi..”
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Toản, Trưởng công an phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ:
Mỗi khi nhân dân cần đến lực lượng công an là công an phường thường xuyên có mặt kịp thời để giải quyết các nguyện vọng chính đang của người dân cũng như là đảm bảo an ninh trật tự ngay tại cơ sở không để phức tạp kéo dài.
Đại uý Lò Văn Long, Trưởng Ban Thanh niên Công an tỉnh Điện Biên:
Phát huy khí thế chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng những bài học lịch sử quý báu trong điều kiện mới, lực lượng CAND chúng tôi quyết tâm mài sắc ý chí chiến đấu, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tăng cường đoàn kết, thống nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn, không ngừng rèn luyện, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Chị Nguyễn Thị Thuý, Tổ 3, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé chia sẻ:
“Sau khi công an chính quy về công tác tại cơ sở, đảm nhiệm chức danh công an xã, mối quan hệ giữa lực lượng công an và nhân dân ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Các anh nắm chắc tình hình, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, giải quyết những khó khăn, vương mắc của nhân dân, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “lúc dân cần, khi dân khó, có công an”.
Dòng chảy thời gian đã trôi qua 70 năm, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên ý nghĩa và giá trị lịch sử. Đây là thắng lợi vĩ đại của toàn đảng, toàn dân, toàn quân trong đó có lực lượng CAND Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Ðó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới./.


 

Tác giả bài viết: Thành Trung – Hương Giang

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp