03:56 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3167

Máy chủ tìm kiếm : 94

Khách viếng thăm : 3073


Hôm nayHôm nay : 189891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3791434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55945323

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG TỈNH

CAND

Xóa sổ những chiếc xe từng đại náo làng quê

Thứ tư - 07/02/2024 02:19
Không còi, không đèn, không đăng ký, không kiểm định và người lái không có bằng - đó không chỉ là lời truyền miệng mà là sự phản ảnh thực tế, sinh động nhất về những chiếc xe công nông, xe tự chế từng một thời đại náo các vùng nông thôn.
Xuất hiện từ những năm 1970, xe công nông ba bánh dần thay thế cho những chiếc xe trâu bò kéo. Có thể len lỏi vào từng ngõ ngách nhỏ một cách linh hoạt, chở được hàng nặng tới hai tấn, tự nâng, hạ thùng - điều mà các xe tải nhẹ cùng kích thước không thể thực hiện được, do vậy xe công nông tự chế cho sinh lời rất cao, nếu có hàng chạy đều thì mỗi tháng cũng kiếm được hàng chục triệu đồng. Không chỉ giải phóng sức lao động, kiếm thêm thu nhập cho gia đình có phương tiện, xe công nông, xe tự chế cũng còn những đóng góp hữu ích nhất định trong các vấn đề khác. Ngoài những tiện ích trên, xe công nông và xe tự chế còn có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng, thành các loại máy cày, bừa, bơm nước, tuốt lúa để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cho bà con nông dân giảm bớt chí phí đầu tư sản xuất, đồng thời giúp nông nông có điều kiện gắn bó với đồng ruộng… Nhờ những lợi thế đó mà xe công nông, xe tự chế nhanh chóng trở thành lựa chọn số một tại rất nhiều vùng nông thôn.


Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 02.02.24\Xe công nông lưu hành trên đường Quốc lộ 12.jpg
Xe công nông lưu hành trên đường Quốc lộ 12 thuộc khu vực xã Thanh Hưng
 
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 02.02.24\Xe tự chế lưu hành trên đường.png
Xe tự chế lưu hành trên đường
 
Mặc dù đã có nhiều cải tiến về các thông số kỹ thuật nhưng xe công nông vẫn có nhiều bất cập, hạn chế về hệ thống còi, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệ, hệ thống phanh… Chưa kể tiếng nổ của xe thường rất khó chịu, gây ức chế thần kinh cho cả người điều khiển cũng như người khác tham gia giao thông; bên cạnh đó mỗi khi vận hành do buồng đốt kém chất lượng, không thể đốt hết nhiên liệu nên xe thường thải rất nhiều khí đen ra ngoài môi trường. Trong khi đó nhiều người điều khiển xe công nông không hề có bằng lái, không học qua khóa đào tạo nào, không biết kỹ năng và văn hóa tham gia giao thông, do vậy, xe công nông tự chế được coi là hung thần đường phố, bất cứ ai nhìn thấy chúng xuất hiện đều e ngại tránh xa.
Không thể phủ nhận những tiện ích mà xe công nông đem lại trong việc vận chuyển hàng hóa, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, nhưng do chưa được quản lý tốt nên còn nhiều xe hoạt động không đăng ký, chưa được kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, cùng với việc người điều khiển chưa được đào tạo cấp giấy phép lái xe nên chính loại xe này đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, để lại hậu quả khôn lường.
Cô Trần Thị Thơm, Thôn Hợp Thành, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên chia sẻ:
“Ra ngoài đường sợ nhất là gắp mấy chiến xe công nông, nổ kêu inh ỏi, xả khói thì đen kít gây ô nhiễm môi trường…”
Cô Trần Thị Hương, Thôn Hợp Thành, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên chia sẻ:
“Xe công nông tham gia giao thông, tôi thấy rất nguy hiểm bởi xe này là xe tự chế, không có thông số kỹ thuật an toàn, với lại nhiều xe còn không có gương, không có đèn chiếu hậu, hệ thống phanh thì không đảm bảo nữa…”
          Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phù hợp xu thế phát triển, xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32 và Chỉ thị 146 quy định: Từ ngày 01-01-2008 xe công nông, xe tự chế bị cấm lưu hành trên tất cả các tuyến đường. Để tạo điều kiện cho người dân có thời gian và điều kiện chuyển đổi phương tiện vận chuyển, song hành với việc tuyên truyền, tổ chức ký cam kết chấp hành việc cấm lưu hành xe công nông, xe tự chế, các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã hướng dẫn, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các hộ có xe thuộc diện bị cấm, ngoài khoản kinh phí 9 triệu đồng hỗ trợ mỗi hộ dân chuyển đổi sang xe tải nhỏ thì các hộ còn được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để chuyển đổi phương tiện. Hình thức cho vay cũng rất linh hoạt, có thể vay tối đa không quá 70% giá trị của chiếc xe, trả dần trong thời hạn hai, bốn năm tính từ ngày vay bằng cách thế chấp ngay chiếc xe ô-tô vừa mua (với điều kiện đã mua bảo hiểm) hoặc có thể được vay 100% vốn nếu thế chấp bằng tài sản khác như giấy tờ nhà đất.
Tuy nhiên, sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh thì đâu đó tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn có xe công nông, xe tự chế hoạt động
Bác Phạm Hồng Vân, Thôn Việt Thanh, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên cho biết:
“Chỗ chúng tôi cách đây 4 tháng cũng vẫn còn có xe công nông tiếp tục hoạt động để chở thóc lúa, rơm rạ vào các mùa gặt của người dân…”
          Theo thống kê, tính đến hết năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh còn hơn 800 xe công nông đang được sử dụng để vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng, giúp nông dân mùa thu hoạch.
Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tham mưu cấp ủy chính quyền các cấp huy động sự tham gia vào cuộc tích cực của các lực lượng, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, ký cam kết với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Ngoài tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, còn in tờ rơi, áp phích, tuyên truyền mạnh tới từng hộ gia đình ở thôn, xã. Không chỉ kiểm tra tại các chốt, mà tăng cường tuần tra lưu động để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các xã, bản ở vùng sâu, vùng xa.

Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 02.02.24\Các chủ xe công nông tự nguyện tháo gỡ đầu máy (3).png
 
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 02.02.24\Logo\Screenshot (303).jpg
Lực lượng Công an vận động chủ phương tiện tự nguyện tháo dỡ xe công nông
 
 
Description: C:\Users\Admin\Desktop\Ảnh TTĐT 02.02.24\Logo\Screenshot (304).jpg
Lực lượng Công an tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không lưu hành xe công nông trên các tuyến giao thông
 
Trung tá Vũ Xuân Tuấn, Phó Đội trưởng đội CSGTTT Công an huyện Điện Biên cho biết:
“Thông qua kết quả rà soát, thống kê của từng địa bàn, chúng tôi đến từng hộ gia đình vận động, thuyết phục để người dân hiểu tác hại của việc tiếp tục sử dụng loại phương tiện này và tự nguyện tháo dỡ, chuyển đổi phương tiện khác…”
Khi được tuyên truyền vận động tự tháo dỡ xe công nông, anh Lò Văn Hải cho biết:
“Được các anh công an tuyên truyền, chúng tôi hiểu rõ được tác hại của việc tiếp tục sử dụng loại phương tiện này nên đã tự nguyện tháo dỡ đến bán phế liệu và chuyển đổi phương tiện khác để mưu sinh…”
Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, đến hết tháng 01.2024, trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên đã không còn tình trạng xe công nông hoạt động, người dân ra đường giờ hoàn toàn không phải “sợ nhất công nông” - loại phương tiện một thời được coi “hung thần xa lộ” gây ra./.


 

Tác giả bài viết: Hương Giang – Văn Hiển

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp