Hội thảo về thực trạng và giải pháp đẩy lùi vấn nạn tự tử bằng lá ngón trên địa bàn huyện Điện Biên Đông

Hội thảo về thực trạng và giải pháp đẩy lùi vấn nạn tự tử bằng lá ngón trên địa bàn huyện Điện Biên Đông
Sáng 24/10, Ban Thường vụ huyện ủy Điện Biên Đông tổ chức Hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 14 điểm cầu các xã, thị trấn về thực trạng và giải pháp đẩy lùi vấn nạn tự tử bằng lá ngón trên địa bàn huyện.
Sáng 24/10, Ban Thường vụ huyện ủy Điện Biên Đông tổ chức Hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 14 điểm cầu các xã, thị trấn về thực trạng và giải pháp đẩy lùi vấn nạn tự tử bằng lá ngón trên địa bàn huyện.
 

Toàn cảnh hội thảo
 
Phát biểu tại buổi hội thảo, đồng chí Bùi Ngọc La, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đề nghị: Các đại biểu tham dự tập trung phân tích nguyên nhân và bàn các giải pháp đẩy lùi nạn tự tử bằng lá ngón. Trong đó tập trung việc tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố văn hóa, giới tính, lứa tuổi và dân tộc; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống; chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo; phát huy vai trò người có uy tín trong vận động người dân nói không với lá ngón… 
Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, bình quân mỗi năm huyện Điện Biên Đông ghi nhận khoảng 40 vụ ăn lá ngón tự tử, làm chết 60 người. Các vụ tự tử phần lớn là đồng bào dân tộc Mông và xảy ra chủ yếu tại các xã Phì Nhừ, Xa Dung, Keo Lôm, Háng Lìa, Pú Hồng, Phình Giàng. Đa số các trường hợp ăn lá ngón tự tử thường là nữ giới, chiếm tỷ lệ gần 64% và tập trung ở độ tuổi thanh, thiếu niên.
Với sự tham gia tích cực của ngành Y tế, nhất là việc tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong sơ cấp cứu nên tỷ lệ cứu sống các nạn nhân tự tử bằng lá ngón đã tăng rõ rệt. Năm 2018 tỷ lệ cứu sống mới chỉ đạt gần 59% đến năm 2022 tỷ lệ cứu sống đã nâng lên trên 80%.
Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tự tử bằng lá ngón, giảm số vụ, số người chết qua các năm, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh, chỉ đạo và triển khai các hoạt động, giải pháp cụ thể từ vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân đến tuyên truyền về hệ lụy từ vấn nạn tự tử bằng lá ngón; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống và thực hiện các đề án, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo.
Đồng chí Mùa A Vảng, Bí thư Huyện ủy Điện Biên Đông yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện; cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường tuyên truyền trực quan để nâng cao nhận thức của người dân./.

Tác giả bài viết: Thành Trung

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn