Nghị định 100 của CP đã thay đổi thói quen sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Nghị định 100 của CP đã thay đổi thói quen sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhờ đó, tình hình TTATGT đã có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là giảm thiểu va chạm và tai nạn giao thông cũng như các hành vi vi phạm khác. Trước hết, cần khẳng định, việc điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông. Bởi khi đó, người điều khiển khó làm chủ tay lái khi xử lý các tình huống, hoặc do não bộ bị kích thích nên điều khiển phương tiện với tốc độ cao mà không nhận thức được sự nguy hiểm do hành vi của mình gây ra.
Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhờ đó, tình hình TTATGT đã có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là giảm thiểu va chạm và tai nạn giao thông cũng như các hành vi vi phạm khác.
Trước hết, cần khẳng định, việc điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông. Bởi khi đó, người điều khiển khó làm chủ tay lái khi xử lý các tình huống, hoặc do não bộ bị kích thích nên điều khiển phương tiện với tốc độ cao mà không nhận thức được sự nguy hiểm do hành vi của mình gây ra.
 

Lực lượng CSGT tăng cường ra quân kiểm tra vi phạm nồng độ cồn
 
Ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành, đã quy định mức phạt nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ nói chung và điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu, bia nói riêng. Một điều dễ nhận thấy là Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP tạo nên khung pháp lý hết sức chặt chẽ, quy định rõ ràng từng trường hợp, từng hành vi vi phạm cũng như biện pháp chế tài rất nghiêm khắc, đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyên đề đo, xử lý nồng độ cồn, lực lượng CSGT Công an tỉnh cũng gặp phải những mặt khó khăn nhất định. Những người khi uống rượu, bia say thì dẫn đến mất bình tĩnh, có thái độ không chấp hành việc đo nồng độ cồn. Những trường hợp vi phạm này, lực lượng CSGT vẫn kiên quyết xử lý theo quy định để nhằm phòng ngừa tai nạn giao thông xảy ra.
 

Lực lượng CSGT xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
 
Thực tế ở tỉnh ta và nhiều địa phương khác trên cả nước, không ít người có thói quen tìm đến các quán nhậu để “giải mỏi” sau một ngày làm việc, khi tan cuộc, họ tự điều khiển phương tiện trở về nhà. Để thay đổi một thói quen là điều không dễ, đòi hỏi công tác tuyên truyền giáo dục phải được duy trì thường xuyên. Có thể bây giờ, mọi người dân chưa quen, chưa hình thành ý thức tự giác chấp hành, nhưng hy vọng rằng, trong tương lai gần, với việc thực thi nghiêm túc của lực lượng chức năng, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, một thói quen xấu sẽ mất đi, mọi người dân nâng cao ý thức, tự giác chấp hành không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia./.


Tác giả bài viết: Lan Anh, Công Việt

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn