07:39 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4684

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 4640


Hôm nayHôm nay : 127000

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2635973

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 54789862

Trang nhất » TIN TỨC » TIN ANTT ĐIỆN BIÊN

CAND

Nhiều rủi ro khi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động chui

Thứ sáu - 20/12/2019 05:24
Trong thời gian qua, tình trạng người lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc đi lao động “chui” vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng gia tăng và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp đến ANTT. Phần lớn người xuất cảnh trái phép ở các xã vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh nghèo khó không có việc làm ổn định và thiếu việc làm trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, bất kể vì lý do gì, thì việc tìm đường vượt biên ra nước ngoài đều là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Bên cạnh đó, bản thân những người vượt biên trái phép phải đối mặt với những hiểm họa khó lường khi làm việc nơi xứ người.
Vì nghe theo lời tuyên truyền của một số đối tượng nói xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm việc sẽ có mức lương cao, mang được nhiều tiền về giúp đỡ gia đình xây nhà và mua xe mới… Vào đầu tháng 3/2019, hai dì cháu chị Cà Thị Biên (sinh năm 1981) và Lò Thị Lan (sinh năm 1999) cùng có hộ khẩu thường trú tại bản Huổi Sái Lương, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên đã rủ nhau vượt biên trái phép sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để làm thuê với ước mong có tiền để làm vốn làm ăn và thay đổi cuộc sống cho gia đình ở quê nhà. Thế nhưng, sang Trung Quốc làm việc tại xưởng may gia công được hơn 1 tháng thì hai dì cháu chị Cà Thị Biên và Lò Thị Lan đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ vì nhập cảnh trái phép. Sau gần 6 tháng bị giam giữ tại Trung Quốc để Bộ ngoại giao hai nước làm thủ tục trao trả, đến đầu tháng 11/2019 hai dì cháu chị Cà Thị Biên và Lò Thị Lan mới được trao trả về Việt Nam. Chị Cà Thị Biên cho biết, đi một lần mà chắc về sau này có ai đến rủ cũng chẳng dám đi nữa, bởi vì làm việc ở Trung Quốc lương cũng không cao mà điều kiện sinh hoạt thì thiếu thốn. Một ngày phải làm việc đến 14 - 15 tiếng đồng hồ khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng mà tiền lương thì thấp và mang tính chất may rủi chứ không như hứa hẹn ban đầu của các đối tượng.
 

Lực lượng Công an đến thăm hỏi, động viên chị Cà Thị Biên
 
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì đa số các trường hợp xuất cảnh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, bị dụ dỗ bởi người nhà, người quen đã từng làm việc ở Trung Quốc hoặc thông qua môi giới. Bên cạnh đó, nhiều người lao động không có việc làm trong khi nhu cầu sử dụng lao động phía Trung Quốc khá lớn. Khi sang Trung Quốc làm việc rất đơn giản, không yêu cầu trình độ và tay nghề cao. Trong khi đó để xuất khẩu lao động hợp pháp thì người lao động phải bỏ ra chi phí ban đầu cao, đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ, tay nghề chuyên môn theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Mặt khác, năng lực, uy tín của một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị giảm sút khi không giữ đúng cam kết với người lao động… đã khiến người lao động mất niềm tin. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm đã đẩy người lao động ra nước ngoài lao động bất hợp pháp để tăng thu nhập cho gia đình.
Xã Hẹ Muông là địa phương có nhiều lao động xuất cảnh và nghi xuất cảnh trái phép. Theo thống kê của Công an xã, hiện nay có khoảng hơn 100 người trong độ tuổi lao động hiện đang vắng mặt tại địa phương, trong số đó có khoảng hơn 30 người nghi đang làm việc "chui" bên Trung Quốc, các đối tượng gồm nhiều lứa tuổi, thường đi lao động ở tỉnh khác trong nước rồi theo các nhóm người vượt biên theo đường tiểu ngạch nên rất khó quản lý. Ông Trần Anh Quân, Trưởng Công an xã Hẹ Muông cho biết, mặc dù lực lượng công an xã, công an viên các thôn đã tăng cường tuyên truyền về những hiểm họa của vấn nạn xuất cảnh trái phép, song nhiều người vẫn bỏ ngoài tai nên rất khó kiểm soát. Chỉ đến khi bị cơ quan nước ngoài bắt giữ trao trả về địa phương thì Công an xã và chính quyền địa phương mới biết.
Theo báo cáo của Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh thì từ năm 2015 đến nay, qua điều tra xác minh Công an tỉnh phát hiện có khoảng 6.500 lượt người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để làm thuê, mà nguyên nhân chủ yếu là do ở địa phương thiếu việc làm, người lao động tranh thủ đi tìm việc làm để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, trong khi vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng lao động phổ thông không yêu cầu về trình độ, tay nghề ở bên Trung Quốc là rất lớn, mức thu nhập cao hơn so với ngày công lao động phổ thông tại Việt Nam nên vào mùa nông nhàn người dân ở các tỉnh miền núi và giáp biên với Trung Quốc ồ ạt xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để làm thuê. Nắm bắt được nhu cầu này, một số đối tượng xấu đã lôi kéo lợi dụng để lừa bán nhiều người sang Trung Quốc với các thủ đoạn vẽ ra viễn cảnh với công việc làm ổn định có thu nhập cao gây phức tạp về ANTT tại khu vực biên giới. Mặt khác do là lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc nên người lao động không nhận được sự bảo hộ của các cơ quan chức năng nước sở tại đã tới quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.


Lực lượng Công an triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng người dân di cư, xuất cảnh trái phép sang nước ngoài làm thuê
 
Nhu cầu tìm việc làm để có thêm thu nhập của người dân là chính đáng. Tuy nhiên, người lao động không nên vì lợi ích trước mắt mà vượt biên trái phép đi làm thuê, bởi những nguy hiểm, rủi ro luôn rình rập và hệ lụy từ việc vượt biên trái phép mà chính người lao động cũng như người thân họ phải gánh chịu không gì có thể bù đắp được…
Để hạn chế tối đa tình trạng người dân tự ý đi lao động tự do qua biên giới các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tại các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới. Đặc biệt, tổ chức nhiều cuộc hội đàm với các tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam để thống nhất một số quy định cùng hợp tác quản lý lao động hai bên biên giới. Mặc dù vậy, để giải quyết triệt để tình trạng người dân đi lao động trái phép vẫn cần hơn nữa sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc chú trọng dạy nghề, hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương sẽ là một trong những điểm mấu chốt để giảm thiểu tình trạng lao động “chui”. Qua đó, giúp địa phương thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn./.

Tác giả bài viết: Thành Trung

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp