22:15 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1245

Máy chủ tìm kiếm : 33

Khách viếng thăm : 1212


Hôm nayHôm nay : 78656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3391431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55545320

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Cách làm hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Thứ sáu - 29/07/2022 03:59
Thượng tá Dương Quốc Hoàn - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Điện Biên cho biết: “Quyết liệt, triệt để, lấy phòng ngừa làm trọng là phương châm chỉ đạo của Công an Điện Biên trên trận tuyến đấu tranh phòng chống các loại tội phạm dựa trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Bộ công an, kiên quyết không để tội phạm hoạt động lộng hành, bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, giữ vững ANCT - TTATXH, góp phần phát triển KTXH của địa phương. Một trong những kết quả quan trọng mà Công an tỉnh Điện Biên đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả rõ rệt chính là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người”.
Muôn vàn phương thức, thủ đoạn mua bán người
Lợi dụng những điều kiện thuận lợi về đường biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với 2 nước Lào và Trung Quốc. Với nhiều đường mòn, lối mở, trình độ dân trí không đồng đều, tình hình kinh tế xã hội còn có nhiều khó khăn, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có quan hệ thân tộc lâu đời vùng giáp biên, cho nên tại các vùng hẻo lánh trên địa bàn các huyện giáp biên từ lâu được các đối tượng phạm tội mua bán người lựa chọn để lừa mị nhân dân và làm điểm trung chuyển nạn nhân qua bên kia biên giới.
Để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng thường sử dụng rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn khác nhau. Phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi như lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để đưa thông tin sai sự thật nhằm lừa gạt nạn nhân và gia đình. Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh để tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép, sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em gái độ tuổi từ 15-28, trình độ dân trí thấp, nhận thức xã hội và pháp luật hạn chế, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, một số muốn có việc làm thu nhập cao, muốn lấy chồng nước ngoài… nên dễ bị các đối tượng dụ dỗ, lừa gạt hoặc đe dọa, khống chế. Ngoài ra, đối tượng lợi dụng một số nam thanh niên có nhu cầu cao về việc làm, dụ dỗ, cho ứng trước tiền lương sau đó lừa bán qua biên giới. Đối với một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, nhất là số nữ thanh niên hạn chế về trình độ nhận thức, không có công ăn việc làm, bọn chúng sẽ sử dụng các thiết bị điện tử liên lạc, hẹn hò, giả vờ yêu đương, rủ đi chơi hoặc sang Trung Quốc lấy chồng sau đó lừa bán cho đối tượng người Trung Quốc lấy làm vợ… Một trong những vụ như vậy xảy ra hồi tháng 4 năm 2019 tại địa bàn tỉnh Điện Biên là đối tượng Sùng A Vảng có HKTT tại Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã nhẫn tâm lừa bán cả người yêu qua bên kia biên giới chỉ để nhận được 200 Nhân dân tệ. Tại cơ quan công an, Sùng A Vảng khai nhận: Trong quá trình đi làm thuê, Vảng có quen một người đàn ông dân tộc Mông tên là Giàng ở Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc. Giàng có nói với Vảng là về Việt Nam tìm phụ nữ bất kể là già, trẻ, xinh hay xấu mang sang Trung Quốc bán cho Giàng, mỗi người phụ nữ được đưa sang Giàng sẽ trả cho Vảng 2.000 Nhân dân tệ. Tin lời Giàng, Vảng đã trở lại Việt Nam và nghĩ ngay đến cô bạn gái đã quen và có quan hệ yêu đương từ năm 2015 tên Giàng Thị D (SN 1990) ở xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tỏ ra quan tâm đến người yêu nhiều hơn, Vảng thường xuyên liên lạc qua điện thoại, liên tục đến nhà chơi và hẹn hò đi chơi riêng. Vảng kể với D những thú vui, cảnh đẹp ở Trung Quốc và rủ D  sang đó chơi cùng mình nhưng với một điều kiện là không được để lộ cho ai biết về chuyện này. Vốn chưa bao giờ đi chơi đâu xa, không biết Trung Quốc là ở đâu và lại tin lời Vảng, D đã nghe theo mà trốn gia đình theo Vảng đi đến khu vực bờ suối giáp gianh với Trung Quốc ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và được Giàng qua đón sang bên kia biên giới. Trước đó, Giàng có đưa cho Vàng 200 Nhân dân tệ, nói là đưa D qua bên kia biên giới trước để làm vợ cho một người anh em trong gia đình, sau đó sẽ quay lại trả nốt 1.800 Nhân dân tệ và đón Vảng để tránh sự nghi ngờ của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, chờ mãi không thấy Giàng quay trở lại, tìm cũng không thấy ở đâu, lúc này Vảng mới biết ngay cả mình cũng bị Giàng lừa, vừa mất tiền, mất luôn cả người yêu…
          Cái kết đắng của những nạn nhân bị lừa bán qua biên giới
          Cùng chung số phận với rất nhiều những nạn nhân bị lừa bán, D đã bị người đàn ông đưa mình qua biên giới cướp đời con gái trước khi bán vào một ổ mại dâm sâu trong nội địa Trung Quốc. Không hiểu ngôn ngữ, không có giấy tờ tùy thân, không người quen biết, không được ra khỏi nhà, cả ngày việc của D là ăn, ngủ, ở trong phòng kín và “tiếp khách”. Ngày nào ít thì 2 - 3 khách, ngày nhiều D phải tiếp đến 7, 8 khách. Tủi nhục, mệt mỏi, đau đớn D nhiều lần tìm cách bỏ trốn, thậm chí là tìm đến cái chết, nhưng mọi nỗ lực của D đều thất bại bởi ổ mại dâm này có lực lượng bảo vệ sẵn sàng ra đòn với bất kỳ ai có tư tưởng chống đối. Khi không còn được coi là món hàng mới, D tiếp tục bị lừa bán qua ổ chứa khác, nằm sâu hơn trong nội địa mà D cũng chả biết là ở đâu với những công việc y như cũ. Cứ thế, trong hơn 02 năm (từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2021), D đã bị qua tay tới 4 nhà thổ trước khi bị gả bán cho một người đàn ông đáng tuổi Bố của mình ở một vùng núi xa xôi, hẻo lánh và được lực lượng công an 2 nước Việt Nam - Trung Quốc giải cứu thành công, đưa trở về Việt Nam và sau đó D đã làm đơn tố cáo đối tượng Sùng A Vảng với cơ quan Công an. Mặc dù vậy, D vẫn được coi là may mắn bởi cô là một trong số không nhiều nạn nhân được giải cứu thành công.
          Tin tưởng vào viễn cảnh mà các đối tượng là gạt đưa ra, 100% các nạn nhân bị lừa bán đều phải nếm trải những trái đắng mà trước đó có nằm mơ họ cũng không nghĩ mình lại phải trải qua những tháng ngày đắng cay đến vậy. Sau khi bị đưa qua biên giới, họ đều bị đánh thuốc mê, đưa vào sâu trong nội địa, đến những vùng hoang vu, hẻo lánh, xa xôi của nước bạn, thu lại toàn bộ giấy tờ tùy thân và bao giờ cũng bị canh gác rất ngặt nghèo. Phụ nữ thì bị lừa bán vào các nhà chứa, ép làm gái bán dâm, nam thanh niên thì bị bóc lột, cưỡng bức sức lao động, không được trả công; cá biệt, có trường hợp đối tượng cho nạn nhân sử dụng ma túy, sau đó khống chế, cưỡng bức lao động hoặc mua bán người kết hợp với mua bán, vận chuyển trái phép ma túy.
Mỗi nạn nhân trong các vụ án mua bán người đều có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là muốn có công ăn việc làm, cuộc sống mưu sinh để thay đổi số phận. Nhưng sự nhẹ dạ cả tin của chính họ đã vô tình đẩy họ vào vòng xoáy của nạn mua bán người.
Cuộc sống hồi sinh

Đối tượng Giàng A Vảng bị Cơ quan Công an bắt giữ
 
Từ năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2022, trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát hiện, khởi tố 04 vụ, bắt 05 đối tượng, làm rõ 05 nạn nhân bị lừa. Đó là những con số biết nói, những con số ẩn chứa trong đó nỗi đớn đau, tủi nhục, cay đắng của những mảnh đời bất hạnh. Họ là những người bị lừa bán qua bên kia biên giới với giấc mộng được đổi đời từ việc nhẹ lương cao hoặc hưởng thụ cuộc sống xa hoa nơi xứ người, hay đơn giản là đi chơi cho biết đó biết đây…
Công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, bởi trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, tội phạm mua bán người có tỉ lệ ẩn rất cao bởi các đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức rất chặt chẽ, các đối tượng cầm đầu thường ở sâu trong nội địa hoặc ở nước ngoài, chủ yếu dùng điện thoại, Facebook, Zalo ảo để chỉ đạo, điều hành đường dây. Trong khi đó, đa số nạn nhân không dám khai báo, tố giác tội phạm do sợ bị trả thù, mặc cảm, tự ti, sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình và tương lai của bản thân. Chưa kể, có trường hợp sau khi biết mình là nạn nhân lại trở nên có tư tưởng hận đời hoặc mờ mắt vì tiền nên đã trở thành tội phạm khi có điều kiện (quay về lừa các nạn nhân khác ngay trên quê hương của mình, thậm chí cả người thân của mình để bán ra nước ngoài).

Lực lương Công an phối hợp với Bộ đội Biên phòng tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người cho đồng bào dân tộc thiểu sô tại huyên Mường Chà, tỉnh Điện Biên
 
Để ngặn chặn và đẩy lùi tình hình tội mua bán người, Công an tỉnh Điện Biên đã xác định và thực hiện đúng phương châm “lấy phòng ngừa làm trọng”. Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin truyền thông tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân trên địa bàn, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, các em gái chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; rà soát, thống kê các đầu mối, đường dây nghi vấn hoạt động buôn bán người để tập trung xác minh, thu thập tài liệu, xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi các thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán để tiến hành kết hợp những tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân bị mua bán. Tiếp tục phối hợp xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm nói chung, phòng chống mua bán người nói riêng gắn với phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hỗ trợ tạo công ăn việc làm và hướng cho nạn nhân bị lừa bán nhanh chóng được hòa nhập, thích nghi với cộng đồng thông qua việc tham gia hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể tại địa phương…
Cuộc sống mới đã dần hồi sinh và chắc chắn, khi nhận thức được nâng lên, người dân sẽ yên tâm xây dựng bản làng của mình trở nên giàu đẹp, hạn chế thấp nhất tình trạng bị bán qua biên giới. Không có thêm một vụ mua bán người nào trên địa bàn toàn tỉnh kể từ tháng 6 năm 2020 đến nay của Công an tỉnh Điện Biên chính là minh chứng rõ nét nhất cho quan điểm và hướng đi đúng đắn này./.
 

Tác giả bài viết: Hương Giang, Thành Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp