15:04 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3447

Máy chủ tìm kiếm : 78

Khách viếng thăm : 3369


Hôm nayHôm nay : 145273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4637753

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51583251

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Chuyện những người lính Cảnh sát PCCC và CNCH vùng biên.

Thứ hai - 03/10/2022 08:55
 

 

Có thể nói, mỗi lần đối mặt với khói lửa, với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản là một lần các CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH phải trải qua ranh giới của sự sống và cái chết. Nhưng đã là nhiệm vụ thì các chiến sỹ luôn sẵn sàng xông pha, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình lao vào biển lửa, vào nơi nguy hiểm để cứu người. Với những người lính PCCC ở địa bàn biên giới miền núi như Điện Biên, thì cuộc chiến với giặc lửa và công tác cứu nạn đã và đang được các đồng chí thực hiện như thế nào. Để cùng hiểu hơn về những công việc ấy, ngay sau đây, mời quý vị và các đồng chí cùng chúng tôi trò chuyện với Thượng tá Thiều Xuân Vương, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và 02 chiến sỹ trẻ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH CAT Điện Biên.  

      
Cuộc
 trò chuyện với Thượng tá Thiều Xuân Vương, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và 02 chiến sỹ trẻ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH CAT Điện Biên.

 

 Bắt đầu tham gia vào lực lượng Cảnh sát PCCC, CNCH từ năm 1987, khi đó tuổi đời còn rất trẻ, đồng chí có thể chia sẻ về kỷ niệm đầu tiên tham gia chữa cháy của mình?

“Sau thời gian huấn luyện, tập luyện tại đơn vị thì chúng tôi bước vào một lần nghe tiếng còi báo động chữa cháy lúc bấy giờ là Thị trấn Mường Lay bây giờ của Lai Chây cũ thì trước mắt chúng tôi là một biển lửa, cả Thị trấn Mường Lay, cả bản Tọ Xen lúc bấy giờ không còn màu xanh, không còn mái nhà nữa mà chỉ còn lại những ngọn lửa và những giây phút ấy chúng tôi không xuống nổi xe khi chỉ huy hô: Triển khai lực lượng vòi A, phát triển Hai Lăng B lúc đấy chúng tôi mới bừng tỉnh và đồng loạt lao vào chữa cháy…”: Thượng tá Thiều Xuân Vương chia sẻ.

Mặc dù đám cháy rất lớn nhưng điều may mắn là vụ cháy này không gây thiệt hại về người. Có nhiều vụ cháy thì không có những may mắn như vậy. Khi mà chứng kiến những vụ cháy lớn và hậu quả mà nó mang đến thì chúng tôi thực sự mong các đồng chí thất nghiệp. Không chỉ với công tác chữa cháy, một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng này chính là cứu nạn cứu hộ. Nhắc đến công tác cứu nạn cứu hộ, chúng ta nhớ lại việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn tại hầm thủy điện bản Phi Lĩnh, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ vào tháng 7/2022 vừa qua. Đồng chí có thể trao đổi với chúng tôi về tình hình vào thời điểm đó?

“Đối với vụ mà chúng tôi vừa tìm kiếm cứu nạn tại thuỷ điện Phi Lĩnh, huyện Nậm Pồ thì từ khi tôi vào ngành đến giờ hơn 30 năm công tác thì chúng tôi chưa gặp sự cố nào như thế và đây có lễ là sự cố đầu tiên đối với tôi và CBCS Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và cũng là sự cố đầu tiên của tỉnh ta, ngay lúc đầu chúng tôi đã định hình trong tập thể chỉ huy để thống nhất phương án tìm kiếm cứu nạn và khi trực tiếp đến hiện trường cái đầu tiên là động viên tinh thần CBCS, cái thứ hai nữa là xác định rõ trách nhiệm của người làm công tác CNCH và từ đấy là cái động lực thúc đẩy tôi cũng như CBCS làm sao sớm đưa được nạn nhân về với gia đình…”: Thượng tá Thiều Xuân Vương chia sẻ.

Có thể thấy thời điểm lúc đó tại hiện trường vô cùng ngổn ngang, điều kiện thời tiết thì không hề thuận lợi khiến công tác cứu nạn càng trở nên khó khăn. Là một chiến sỹ trẻ như đông chí Sùng Quyết Thắng, lần đầu tiên được tham gia thực hiện nhiệm vụ, trước những hình ảnh như vậy thì bản thân đồng chí có cảm xúc như thế nào?

“Đối với tôi, cảm xúc mới đầu vào hầm đó thì rất là lo sợ bởi không gian ở đó rất chật hẹp, thiếu ảnh sáng và có rất nhiều khí độc và trong khoảng thời gian chúng tôi tham gia CNCH thì cũng có hai đồng chí CBCS của chúng thôi bị ngạt thở và phải đi cấp cứu do hít phải nhiều khí độc…”: Đồng chí Sùng Quyết Thắng chia sẻ.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ cứu nạn thì lúc đó đồng chí đã phải làm như thế nào?

“Riêng bản thân tối lúc đó đã cảm thấy lo sợ và hoảng loạn và rất là hoang mang, bởi dòng chảy của nước bên trong đó như thế nào và nạn nhân đang ở vị trí nào chúng tôi đã triển khai những công việc mà chúng tôi đã được học tập từ đơn vị, thành lập các đội thay phiên vào hầm để cố gắng tìm được nạn nhân một cách nhanh nhất để trả về gia đình…”: Đồng chí Vừa A Chí chia sẻ.

Chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn là một nghề vô cùng khó khăn, phức tạp và luôn luôn đối mặt với những hiểm nguy. Những hiểm nguy đó là nhiệt độ cao từ đám cháy; là khói độc, khí độc sinh ra từ đám cháy; là những nguy hiểm khi cứu nạn ở địa hình phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng bất cứ lúc nào. Với địa bàn của tỉnh miền núi biên giới như Điện Biên thì đồng chí có thể cho chúng tôi biết công tác này gặp phải những khó khăn như thế nào thưa Thượng tá Thiều Xuân Vương?

“Khó khăn đối với chúng tôi làm công tác này là làm sao để cho mỗi một người dân, mỗi một tổ chức phải hiểu được các quy định về PCCC, từ đó họ nhận thức rõ việc làm của họ đang vi phạm về PCCC hoặc họ hiểu cái mối nguy hiểm mà cháy nổ gây ra để cùng với chúng tôi tham gia bảo đảm an toàn về PCCC. Do phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc vùng cao thì việc nhà sàn, rơm rạ, củi lửa thường để dưới gần sàn hoặc để cạnh nhà dẫn đến nguy cơ gây ra hoả hoạ và khi gây ra hoả hoạ rồi thì trong cùng một bản sẽ gây cháy lan từ nhà nọ sang nhà kia. Việc cảnh báo để rơm rạ, củi lửa gần nhà hoặc các chất cháy khác nên phải để tránh xa khu vực sinh hoạt…”: Thượng tá Thiều Xuân Vương chia sẻ.

Vậy để khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ thì công tác huấn luyện của các đồng chí đã được tiến hành như thế nào?

“Về huấn luyện thì người lính chữa cháy phải có sức khoẻ, phải có kiến thức, nguyên lý hoạt động của các phương tiện mình đang có để thành thạo trong việc sử dụng. Khi có cháy đối với chúng tôi sẽ tính theo giây, theo phút vì đó là khung giờ vàng, chúng tôi chậm 1 giây, 1 phút thì hiểm hoạ của đám cháy càng lớn hơn và muốn dập tắt được đám cháy thì phải dập tắt ngay từ ban đầu…”: Thượng tá Thiều Xuân Vương chia sẻ.

Cảm ơn các đồng chí về những chia sẻ vừa rồi. Một câu hỏi cuối cùng dành cho người lính trẻ: Đồng chí có cảm nhận như thế nào về nghề này và đồng chí có muốn gắn bó với nghề này không?

“Như tôi đã chia sẻ, niềm mơ ước của tôi là trở thành chiến sĩ cứu hoà và hiện tại tôi đang thực hiện niềm mơ ước ấy và sau khi kết thúc 2 năm nghĩa vụ tôi vẫn muốn được tiếp tục phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân và đặc biệt là màu áo của lực lượng chữa cháy của Cảnh sát PCCC và CNCH để cho nhân dân giảm thiểu thiệt hại về tài sản và tính mạng của con người sau mỗi vụ cháy và thiên tai gây ra…”: Đồng chí Sùng Quyết Thắng chia sẻ.

“Tâm huyến của tôi là được phục vụ lâu dài trong lực lượng PCCC và CNCH…”: Đồng chí Vừa A Chí chia sẻ.

Vậy thưa Thượng tá Thiều Xuân Vương, đồng chí có điều gì nhắn gửi về nghề với thế hệ trẻ không?

“Tôi muốn nhắn nhủ đối với các chiến sĩ trẻ của mình là: nghề của mình nó mang tính nhân văn, người ta thì chạy ra, chúng ta thì chạy vào để tìm kiếm, để cứu những gì còn trong những cái đã mất, đây là một cái vinh hạnh, vinh dự cho chúng ta là người lính chữa cháy…”: Thượng tá Thiều Xuân Vương chia sẻ.

Cảm ơn các đồng chí đã dành thời gian chia sẻ để chúng tôi thêm hiểu, thêm cảm nhận về công việc mà khi mọi người chạy ra, thì các anh lại lao vào. Có thể thấy rằng, trước mất mát hy sinh thì càng thấy giá trị lớn lao của sự sống, danh dự và hạnh phúc. Đó cũng chính là trách nhiệm, là danh dự, là cống hiến của mỗi người lính PCCC và CNCH trước Tổ quốc, Đảng và Nhân dân, xứng đáng với truyền thống cao quý của CAND “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”./.

 

Tác giả bài viết: ANĐB

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp