06:53 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1381

Máy chủ tìm kiếm : 269

Khách viếng thăm : 1112


Hôm nayHôm nay : 70304

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3577083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55730972

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Đừng để dân loay hoay với dong riềng

Thứ sáu - 24/12/2021 03:38

 
Description: https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2021/12/17/71-1639719149669.jpg
Hệ thống xả thải từ một cơ sở chế biến dong riềng tại bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ.

Sông Nậm Rốm, dòng sông huyền thoại lịch sử ở Điện Biên đang ô nhiễm do tình trạng xả thải từ các cơ sở sản xuất chế biến dong riềng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Phạt xong, đâu lại vào đó!
Toàn tỉnh Điện Biên có 18 cơ sở thu mua, chế biến dong riềng đã được các huyện, thành phố cấp phép. Song hiện chỉ còn 15 cơ sở hoạt động, tập trung chủ yếu tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Phăng thuộc thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Các cơ sở này chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô hộ gia đình, nguồn lực đầu tư hạn chế. 
Tại xã Nà Tấu-một trong những địa bàn được coi là thủ phủ cây dong riềng và cũng là trung tâm của hoạt động sản xuất, chế biến dong riềng của tỉnh, hiện có tám cơ sở hoạt động. Nước thải, bã thải từ các cơ sở này nhuộm đen một đoạn suối Nậm Rốm chảy qua xã, bốc mùi hôi thối. Nước thải chảy đến đâu, cây chết đứng đến đó, dưới gốc nước lũng sũng, đen sì. 
Lường trước tình trạng ô nhiễm, đầu năm 2021, UBND xã Nà Tấu đã gửi phiếu mời các cơ sở sản xuất, chế biến dong riềng trong địa bàn đến ký cam kết tuân thủ các điều kiện bảo đảm môi trường như khi được cấp phép; đồng thời có biện pháp khắc phục hệ thống xả thải ra môi trường. 100% chủ cơ sở đều ký, nhưng rồi vẫn đâu vào đó. “Thẩm quyền của xã là xử phạt hành chính, mà quyết định phạt đến 5 triệu đồng thì các cơ sở đều vui vẻ chấp hành, nhưng chấp hành xong lại… sản xuất. Quyết định đóng cửa các cơ sở này là thẩm quyền của đơn vị cấp phép chứ không phải xã; mà nếu đóng cửa thì cũng khó, bởi dong riềng bà con trồng ra lại mất giá trong khi hầu hết các hộ dân trong xã đang coi đây là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo”, Bí thư Đảng ủy xã Nà Tấu Mùa A Kềnh cho biết.
Thu hút đầu tư đồng bộ
Không riêng Nà Tấu mà đã rất nhiều năm, người nông dân các xã thuộc huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ coi dong riềng là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Với mức giá 2.000 đồng/kg (củ tươi) thì mỗi vụ một ha trồng dong riềng cũng đem lại cho người trồng hơn chục triệu đồng. Lợi thế khác biệt là cây dong riềng không kén đất, cho nên người dân có thể tận dụng đất nương bạc màu trồng dong riềng là có nguồn thu phòng khi lúa nương mất mùa hoặc trâu bò bị dịch bệnh ốm đau. Với nhiều gia đình đồng bào dân tộc H’Mông, dân tộc Thái, Khơ Mú, nhờ dong riềng con cháu có thêm áo ấm, thêm đồ dùng học tập tốt hơn. Ngay trong đợt dịch Covid này, nhiều gia đình ở các bản Co Pục, Xá Nhù (xã Hua Thanh, huyện Điện Biên) vẫn có tiền mua thêm điện thoại cho con em học trực tuyến nhờ tiền bán dong riềng… Chính bởi lợi thế, hiệu quả ấy nên vài năm gần đây người dân các huyện: Điện Biên Đông, Mường Chà đã học hỏi, mua giống cây dong riềng về trồng trên đất nương bạc màu, nâng tổng diện tích cây dong riềng toàn tỉnh Điện Biên lên 931,7 ha. 
Theo ông Lò Văn Phương, Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên, các cơ sở chế biến, sản xuất đều nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, bà con cũng chỉ làm tranh thủ vài tháng trong năm nên không có tiềm lực đầu tư hệ thống xử lý đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm theo mùa cứ tái diễn, năm này sang năm khác.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, ông Vũ Ngọc Vương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, chính quyền địa phương đã cấp phép cho các cơ sở được chế biến dong riềng, thì phải kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời. Cùng với đó, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật xử lý xả thải đúng quy định. Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên  Lò Văn Phương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ xử lý xả thải sản xuất dong riềng cho các cơ sở, thay vì để người dân loay hoay làm như thời gian qua./.

Tác giả bài viết: Lê Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp