02:28 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1122

Thành viên online : 1

Máy chủ tìm kiếm : 64

Khách viếng thăm : 1057


Hôm nayHôm nay : 53525

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3560304

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55714193

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Tết truyền thống của đồng bào Mông

Thứ sáu - 29/11/2019 05:01
Ngày 26/11, tại bản Pú Sua, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng đã tổ chức Tết “Nào pê chầu”, đây là lễ hội đặc trưng, tiêu biểu của dân tộc Mông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dự lễ hội có đồng chí Lê Văn Quý - Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo nhân dân trên địa bàn.
Tết “Nào pê chầu” (hay còn gọi là “Nào chía pê chầu”, nghĩa là “Ăn Tết 30”) là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông đen trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng. Cũng như truyền thống các dân tộc nói chung, Tết “Nào pê chầu” là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn bản của người Mông để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, qua đó tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng. Đây cũng là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho một mùa màng bội thu, người dân có sức khỏe, cuộc sống bình yên và cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn. Tết được tổ chức trong 3 ngày, khách mời và bà con nhân dân đã được đắm mình trong không khí lễ hội qua những tiết mục văn nghệ mang đặc trưng của đồng bào Mông như: múa khèn, tấu sáo, các bài hát dân ca; các trò chơi dân gian như ném pao, đánh tù lu, thi giã bánh dày; các món ăn truyền thống, đặc sắc của đồng bào Mông.
 
 
Những tiết mục văn nghệ mang đặc trưng của đồng bào Mông
 
 
 
Thi thi giã bánh dày là một trong những trò chơi dân gian của đồng bào Mông
 
Việc duy trì tổ chức Tết “Nào pê chầu” hàng năm theo đúng phong tục truyền thống nhằm tạo điểm nhấn, thu hút khách tham quan, góp phần ngày một phát huy giá trị của di sản văn hóa, qua đó bảo tồn lâu dài trong nhân dân, giới thiệu, quảng bá Tết “Nào pê chầu” để đông đảo nhân dân trong và ngoài nước biết và tìm hiểu về di sản văn hóa này. Đồng thời, cũng là hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn, qua đó khơi dậy ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể tại địa phương./.

Tác giả bài viết: Trường Long

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp