15:46 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3265

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 3237


Hôm nayHôm nay : 194920

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2652313

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49597811

Trang nhất » TIN TỨC » TIN CÔNG AN ĐIỆN BIÊN

CAND

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên.

Thứ tư - 05/04/2023 10:45
 

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐOÀN ĐẠI BIỂU TỈNH ĐIỆN BIÊN (09/6/1963 - 09/6/2023)

(Kèm theo kế hoạch số 88 /KH-VP, ngày 22/3/2023 của Văn phòng Đoàn ĐBQH

và HĐND tỉnh Về triển khai các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên)

 

Ngày 27/10/1962 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa II, quyết định tái lập tỉnh Lai Châu. Sau khi tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời, ngày 09/6/1963, tỉnh Lai Châu đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa I. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt - đó là sự ra đời của HĐND tỉnh Lai Châu (nay là HĐND 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu). Kể từ những ngày đầu đi vào hoạt động đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên đã trải qua 60 năm với 15 khóa. Trong suốt chặng đường đó, bám sát các quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh đã không ngừng hoàn thiện về tổ chức, kiện toàn các cơ quan của HĐND tỉnh, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động; thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương.

1. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa I, nhiệm kỳ (1963 - 1965):

Có 59 đại biểu của 18 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 33,9%, dân tộc Mông 25,42%, dân tộc Kinh 5,1%, các dân tộc khác 35,58%; trình độ văn hóa cấp I: 72,4%, cấp II: 24,2 %, đại biểu chưa biết chữ 3,4%; đại biểu là đảng viên 69.5%, đại biểu nữ 22%, đại biểu cơ sở 54%, đại biểu trẻ tuổi 28%.

HĐND tỉnh khóa I đã tiến hành 05 kỳ họp thường xuyên. Qua 05 kỳ họp, HĐND tỉnh đã đề ra các Nghị quyết cần thiết, sát thực, tạo nên khối đại đoàn kết các dân tộc, cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết về công tác xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa; Nghị quyết về công tác chăm sóc, bảo vệ gia súc; Nghị quyết về ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh chống đế quốc và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,... HĐND tỉnh đã quyết định những vấn đề quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ngân sách; tạo điều kiện để Ủy ban hành chính tỉnh và chính quyền các cấp triển khai, tổ chức thực hiện mang những kết quả cao.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II, nhiệm kỳ (1965 - 1968):

Có 61 đại biểu của 20 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 32,8%, dân tộc Mông 24,6%, dân tộc Kinh 6,5%, các dân tộc khác 36,1%; đại biểu là đảng viên 60%, đại biểu nữ 24,6%, đại biểu trẻ tuổi 24,6%.

HĐND tỉnh Lai Châu khoá II đã tiến hành 5 kỳ họp, quyết định các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua mỗi người làm việc bằng hai trên mọi mặt trận để xây dựng và bảo vệ tỉnh, khu; xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và ủng hộ sự nghiệp cách mạng miền Nam.

Nghị quyết kỳ họp thứ Hai HĐND tỉnh khóa II đã đề ra nhiệm vụ hai năm 1966 - 1967 là: Tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tiến lên những bước nhanh, mạnh, vững chắc theo hướng phân vùng trọng điểm. Tận dụng và phát huy khả năng của từng vùng, tích cực xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp nhằm đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chú trọng đưa vùng cao tiến lên mạnh hơn. Tích cực đẩy mạnh cơ sở công nghiệp, khai thác khả năng thủ công nghiệp, mở mang đường sá, bảo đảm tốt giao thông vận tải thời chiến. Đồng thời các mặt kinh tế, văn hóa khác phải được tiếp tục đẩy mạnh một cách cân đối phù hợp với tình hình vừa sản xuất, vừa xây dựng, vừa chiến đấu.

3. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III, nhiệm kỳ (1968 - 1971):

HĐND tỉnh Khóa III bầu được 65 đại biểu đại diện cho 21 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 27,7%, dân tộc Mông 23,1%, dân tộc Kinh 12,3%, các dân tộc khác 36,9%; đại biểu là nữ 33,8%. Thành phần giai cấp các đại biểu gồm: 3 công nhân, 36 bần nông, 22 trung nông, 1 tiểu thương, 2 phú nông, 1 tầng lớp trên; ngoài đảng: 15 đại biểu.

Qua 5 kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá III đã phát huy những thắng lợi, khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, đề ra những chủ trương, nghị quyết đúng đắn lãnh đạo quân và dân trong tỉnh giành nhiều thành tích quan trọng trên nhiều mặt hoạt động. Hội đồng nhân dân đề ra nhiệm vụ trong những năm 1968 - 1971 là: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh công tác điều tra, quy hoạch phân vùng kinh tế, tạo cơ sở cho việc phát triển trước mắt và lâu dài về sau. Đồng thời không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với những nhiệm vụ trước mắt đối với quân, dân các dân tộc trong tỉnh cần thực hiện: Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang; nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng, Chính phủ đối với gia đình bộ đội, thương binh, liệt sĩ... sẵn sàng chi viện đầy đủ sức người, sức của với mức cao nhất cho tiền tuyến và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

4. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ (1971 - 1974):

Tổng số đại biểu được bầu là 65 đại biểu của 20 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 27,7%, dân tộc Mông 23,1%, dân tộc Kinh 12,3%, các dân tộc khác 36,9%; đại biểu nữ 32,3%.

Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV đã tiến hành được 5 kỳ họp. Nội dung các kỳ họp sát thực với tình hình phát triển của tỉnh, thể hiện tinh thần đoàn kết, chiến đấu, sản xuất của nhân dân các dân tộc. Nghị quyết kỳ họp thứ nhất nêu rõ: Trước mắt tập trung thực hiện cuộc điều tra, củng cố hợp tác xã địa phương, hợp tác xã khai hoang; đẩy mạnh định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa; đưa kỹ thuật vào sản xuất... Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và trồng rừng, phát triển khoanh vùng cây công nghiệp chè, quả đen, dược liệu, cây ăn quả. Cũng cố, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp quốc doanh phục vụ cho nông nghiệp, nhu cầu đời sống nhân dân; bảo đảm giao thông mùa mưa; đẩy mạnh xây dựng cơ bản, dồn sức hoàn thành công trình trọng điểm như Đại thủy nông Nậm Rốm,...Kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh khóa IV đã thông qua Nghị quyết về chính sách hậu phương.

5. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, nhiệm kỳ (1974 - 1977):

Có 65 đại biểu của 19 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 27,7 %, dân tộc Mông 21,5%, dân tộc Kinh 12,3%, các dân tộc khác 38,4%; đại biểu là đảng viên 72%, đại biểu là phụ nữ 31%; đại biểu có trình độ đại học 11%, đại biểu trẻ tuổi chiếm 38%, 41 đại biểu tái cử chiếm 63%, 07 đại biểu có trình độ đại học chiếm 11%. Trai qua 6 kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V đã nêu cao vai trò cơ quan quyền lực của địa phương, thực hiện tốt các chức năng Quyết định, giám sát, động viên quần chúng, hướng dẫn các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân các dân tộc hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu do nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III đề ra. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra nhiệm vụ trước mắt cần làm: Tập trung sản xuất nông nghiệp; tích cực phục hồi khai hoang, chống xói mòn; thực hiện thâm canh ruộng, định canh nương. . Kết hợp chặt chẽ sản xuất nông nghiệp và định canh định cư; tích cực tu bổ, bảo vệ rừng. Tiếp nhận nhân lực đồng bào từ miền xuôi lên tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết xuôi ngược cùng nhau chung sức xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp.

6. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ (1977 - 1981):

Có 69 đại biểu của 19 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 26,1%, dân tộc Mông 21,74%, dân tộc Kinh 17,4%, các dân tộc khác 34,76%; trình độ văn hóa cấp I: 23,18%, cấp II: 60,86%, cấp III: 15,95%; đại biểu có trình độ đại học 15,95%; đại biểu là đảng viên 68,11%.

HĐND tỉnh khoá VI tổ chức được 08 kỳ họp. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường giám sát, động viên quân và dân các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh các mặt công tác, giành được nhiều thắng lợi to lớn. Sản lượng lương thực trong 4 năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch và tăng dần qua các năm. Giao thông vận tải phát triển, vận chuyển hàng hóa lên vùng cao vượt kế hoạch. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế ngày càng phát triển, đảm bảo về số lượng và chất lượng, số người đi học và được xóa mù chữ tăng. Trong chiến tranh biên giới năm 1979, quân và dân anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên giới.

7. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ (1981-1985):

Có 77 Đại biểu gồm 17 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 29,87%, dân tộc Mông 22,08%, dân tộc Kinh 22,08%, các dân tộc khác 25,97%; đại biểu có trình độ đại học 15,6%; đại biểu là đảng viên 69,05%; đại biểu nữ 20,77%.

HĐND tỉnh khoá VII với 9 kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã phát huy vai trò chức năng của mình cùng với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Ủy ban nhân dân tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm 8 4 trước Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo thực hiện tốt các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch và ngân sách, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo củng cố quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

8. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ (1985 - 1989):

Có 81 Đại biểu của 17 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 30,86%, dân tộc Mông 22,22%, dân tộc Kinh 22,22%, các dân tộc khác 24,7%; đại biểu nữ 25,62%; đại biểu có trình độ đại học 16%; đại biểu là đảng viên 77,7%.

Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, đã tổ chức 07 kỳ họp, thể hiện được đầy đủ vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại biểu cho các tầng lớp nhân dân lao động trong việc động viên, quyết định và giám sát các mặt hoạt động chủ yếu của tỉnh. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, với tinh thần tự lực, tự cường phấn đấu vươn lên, với trách nhiệm của mình, Hội đồng nhân dân tỉnh đã động viên quân và dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết; thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Để từng bước khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, HĐND tỉnh quyết định đột phá trong khâu phân phối lưu thông; xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN.

9. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ (1989 - 1994):

Có 60 đại biểu của 15 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 26,67%, dân tộc Mông 18,33%, dân tộc Kinh 20%, các dân tộc khác 35%; đại biểu nữ 16,67%.

Sau 5 năm hoạt động, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 1989- 1994 đã có những đổi mới, tiến bộ rõ nét so với các nhiệm kỳ trước. Qua 14 kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra 26 nghị quyết. Ngoài các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, thu chi, quyết toán ngân sách hằng năm, còn để ra được 6 nghị quyết chuyên đề về các vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách, thiết thực đối với đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các chuyên đề về "Cấm trồng, cấm hút, cấm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc phiện"; "Dân số kế hoạch hóa gia đình"; "Xây dựng quỹ phòng chống lũ lụt"; "Phân vạch ranh giới các đơn vị hành chính thuộc thị xã Điện Biên Phủ"; "Mục tiêu, biện pháp về phổ cập giáo dục tiểu học"; "Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang", được nhân dân đồng tình thực hiện. Ngày 23-1-1991, Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa IX ra Nghị quyết số 08-NQ/HĐ phê chuẩn Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc di chuyển địa điểm làm việc các cơ quan của tỉnh từ thị xã Lai Châu về huyện Điện Biên.

10. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ (1994 - 1999):

Có 45 đại biểu, trong đó đại biểu dân tộc Thái 26,67%, dân tộc Mông 20%, dân tộc Kinh 17,78%, đại biểu các dân tộc khác 35,56%; đại biểu nữ 24,44%; đại biểu là đảng viên 75,56%; đại biểu có trình độ chuyên môn cao 5 đẳng, đại học 28,89%, trung cấp 22,22%, sơ cấp 6,67%; trình độ lý luận cao cấp 31,11%, trung cấp 6,67%, sơ cấp 2,22%.

HĐND tỉnh khóa X đã tổ chức 13 kỳ họp, quyết định các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở địa phương và nhiều vấn đè quan trọng như: biện pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề về “Chống tệ nạn thuốc phiện” của HĐND tỉnh khóa IX và nghị quyết về “Phòng, chống và kiểm soát ma túy” của Chính phủ; ban hành Nghị quyết về thực hiện xóa đói, giảm nghèo đến năm 2000... Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của Quốc hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh tích cực cải tiến lề lối làm việc, phát huy dân chủ, gắn bó với nhân dân, thường xuyên tiếp thu ý kiến của cử tri, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từng bước cải tiến nội dung các kỳ họp và nâng cao chất lượng các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

11. Hội đồng nhân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ (1999 - 2004):

Có 49 đại biểu của 15 dân tộc, trong đó đại biểu dân tộc Thái 26,53%, dân tộc Mông 22,45%, dân tộc Kinh 20,4%, đại biểu các dân tộc khác 30,61%; đại biểu nữ 28,57%; đại biểu là đảng viên 73,47%; trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học 53,06%, trung cấp 18,36%; trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 51,02%, Trung cấp 16,32%, Sơ cấp 8,16%.

Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI đã tổ chức được 11 kỳ họp. Tại các kỳ họp HĐND tỉnh khóa XI đã xem xét, quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh; ban hành nhiều Nghị quyết được thực hiện có hiệu quả như: chia tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, nâng cấp thị xã Điện Biên Phủ lên thành phố; củng cố tăng cường mạng lưới y tế cơ sở; phụ cấp đối với Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở xã, y phường, thị trấn,...HĐND tỉnh đã quan tâm thực hiện tốt công tác giám sát, góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND.

12. Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, nhiệm kỳ (2004 - 2011):

Có 50 đại biểu, trong đó đại biểu dân tộc Thái 28%, dân tộc Mông 20%, dân tộc Kinh 30%, đại biểu các dân tộc khác 22%; đại biểu là đảng viên 88%; đại biểu nữ 26%; Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao, đại biểu có trình độ chuyên môn là Cao đẳng, Đại học 70%, Trung cấp 22%; trình độ lý luận chính trị Cao cấp 66%, Trung cấp 6%, Sơ cấp 8%.

Trong nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa XII tiến hành 20 kỳ họp, ban hành 129 Nghị quyết. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, chấp hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương, xóa đói, giảm nghèo... Nhiều Nghị quyết đi vào cuộc sống, đã có tác động tích cực làm chuyển biến mạnh mẽ và tạo điều kiện để kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có những Nghị quyết tạo sự đột phá về kinh tế - xã hội như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao 152 bản; về Chính sách trong phát triển nông, lâm nghiệp; thực hiện đề án tăng vụ trên đất ruộng một vụ; đề án sản xuất hàng hóa tập trung và nguồn hàng xuất khẩu trong nông - lâm nghiệp. Đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất tại địa phương, HĐND tỉnh Điện Biên đã ra Nghị quyết về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Họat động giám sát cũng được Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh Điện Biên thực hiện đảm bảo theo hướng đổi mới cả nội dung và phương thức tổ chức giám sát. Với 124 cuộc giám sát, khảo sát, trong đó có 65 cuộc giám sát chuyên đề trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh; trong đó có những chuyên đề giám sát như: Di dân tái định cư Thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh, về thực hiện trồng 5 triệu ha rừng theo Chương trình 661, về phát triển KT - XH vùng cao theo chương trình 135, về phát triển cây cao su, về giáo dục, y tế...

13. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ (2011 - 2016):

Có 50 đại biểu của 13 dân tộc, trong đó: đại biểu dân tộc Thái 26%, dân tộc Mông 22%, dân tộc Kinh 32%, đại biểu các dân tộc khác 20%; đại biểu là Đảng viên 92%; đại biểu nữ 24%; đại biểu có trình độ chuyên môn đại học trở lên 80%; trình độ lý luận chính trị Cao cấp và Cử nhân 78%.

Trong nhiệm kỳ, HĐND tỉnh Điện Biên đã tổ chức 16 kỳ họp. Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thể chế hóa các nghị quyết chuyên đề về kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình bảo vệ và phát triển rừng; thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, quy hoạch phát triển đô thị; quyết định nhiều chính sách cụ thể trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, đào tạo, chính sách an sinh xã hội,...Hoạt động giám sát tập trung vào thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND và những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ (2016 - 2021):

Thực hiện quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, HĐND tỉnh Điện Biên có 51 đại biểu của 19 dân tộc, trong đó: đại biểu dân tộc Thái 22%, dân tộc Mông 22%, dân tộc Kinh 45%, đại biểu các dân tộc khác 11%; đại biểu là đảng viên 92%; đại biểu là nữ 29,41%; đại biểu có trình độ chuyên môn Đại học trở lên 94%; trình độ lý luận chính trị Cao cấp và Cử nhân 92%. Số đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách tăng lên so với các nhiệm kỳ trước, cụ thể: Lãnh đạo HĐND tỉnh có 02 Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách; Ban Kinh tế - Ngân sách có Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; Ban Văn hóa - Xã hội có Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; Ban Pháp chế có Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; Ban Dân tộc có Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.

Trong nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 16 kỳ họp. HĐND tỉnh đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của địa phương thông qua việc ban hành 255 nghị quyết, trong đó 67 nghị quyết quy phạm pháp luật, 188 nghị quyết áp dụng pháp luật liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và quyết toán ngân sách, công tác xóa đói giảm nghèo, quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nguồn nhân lực, chế độ chính sách trong nông nghiệp, y tế, giáo dục, đào tạo... các nghị quyết của HĐND tỉnh đảm bảo đúng thẩm quyền, sát với tình hình thực tiễn của tỉnh và có tính khả thi cao. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện, chất lượng và hiệu quả giám sát từng bước được nâng lên; mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh có từ 3 - 5 chất vấn của đại biểu.

15. Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ (2021 - 2026):

Thực hiện quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên có 52 đại biểu của 19 dân tộc, trong đó: đại biểu dân tộc Thái 21%, dân tộc Mông 21%, dân tộc Kinh 42%, đại biểu các dân tộc khác 16%; đại biểu là Đảng viên 90%; đại biểu là nữ 34,62%; đại biểu có trình độ chuyên môn Đại học trở lên 96%; trình độ lý luận chính trị Cao cấp và Cử nhân 82%. Số đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách có thay đổi so với nhiệm kỳ khóa XIV, cụ thể: Lãnh đạo HĐND tỉnh có Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách; các Ban của HĐND tỉnh có Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.

Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3/2023, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức thành công 10 kỳ họp, thông qua trên 100 Nghị quyết. Thực hiện Quy chế làm việc của HĐND tỉnh khóa XV, để kịp thời xử lý công việc phát sinh, đột xuất của tỉnh, HĐND tỉnh đã thông qua 15 Nghị quyết theo hình thức cho ý kiến bằng văn bản. Trong đó, HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết có nội dung quan trọng như Nghị quyết: Quy định chế độ, chính sách, mức chi đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Điện Biên; Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quy định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với Cộng tác viên dân số trên địa bàn tỉnh Điện Biên...

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh tổ chức 14 cuộc giám sát chuyên đề. Thông qua hoạt động giám sát, các đoàn giám sát đã đánh giá kết quả thực hiện của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới và trách nhiệm của UBND tỉnh, các cơ quan đơn vị đối với những hạn chế; kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh, các sở, ban ngành tinh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, giải quyết trên 150 kiến nghị./.

 

 

Tác giả bài viết: ANĐB

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp