11:36 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1451

Máy chủ tìm kiếm : 74

Khách viếng thăm : 1377


Hôm nayHôm nay : 78046

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3019325

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55173214

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Bi đát gia cảnh của bà mẹ 9x sinh… 8 con

Chủ nhật - 12/01/2020 22:45


Sinh nhiều con vì… không biết mình mang bầu

Căn nhà nhỏ của vợ chồng chị Hồng nằm lọt thỏm giữa bao ngôi nhà khang trang khác. Sắp đến Tết nhưng trong ngôi nhà ấy vẫn chẳng có thứ gì khác. Lý giải về điều này, chị Hồng tâm sự: “Do vợ chồng mình sinh nhiều con nên đến cái ăn cái mặc lo cho chúng nó còn khó nói gì đến chuyện chuẩn bị Tết.

Nhà người ta có điều kiện thì người ta mua sắm ầm ầm, nhà mình cũng chỉ mua được mấy cân thịt, gói đôi chục chiếc bánh chưng cho các con ăn thôi. Bao nhiêu năm qua nhà mình có bao giờ dám mua cây đào, cây quất để về chơi Tết đâu”.

Cũng theo lời chị Hồng chia sẻ, năm nào khá lắm thì vợ chồng chị mới sắm được cho các con mỗi đứa một bộ quần áo. Những năm đói kém, khó khăn thì đành phải chia ra, năm nay đứa này có thì năm sau phải “nhịn”.

Mơ ước của chị Hồng là muốn các con được học hành tử tế.

Khi được hỏi lý do vì đâu mà vợ chồng chị lại sinh nhiều con như vậy, chị Hồng cười bẽn lẽn: “Tất cả đều do lỡ kế hoạch mà ra. Mình được cái rất “nhậy”, nhiều khi đang ở cữ mà đã chửa rồi.

Thế nên khi chửa cũng có biết gì đâu, thậm chí thấy bụng to thì lại nghĩ là đẻ xong cơ thể béo lên. Nhưng đến khi đi khám thì biết là đã mang thai được 5, 6 tháng rồi. To như vậy rồi thì sao mà phá được. Với lại quan điểm của vợ chồng mình là con cái là lộc trời cho nên chót chửa rồi thì phải đẻ thôi”.

Khi sinh đứa con thứ 6, chị Hồng bị bệnh phải vào viện điều trị mấy tháng trời. Con cái lúc này phải gửi cả cho ông bà nội nuôi. Đến khi sinh đứa con thứ 7 mới được 20 ngày tuổi thì bé đột ngột qua đời mà không rõ nguyên nhân.

Ngồi cạnh vợ, anh Trường cũng không giấu được sự ngại ngùng khi tiếp chuyện với chúng tôi. Anh bảo vì sinh nhiều con nên cuộc sống của gia đình anh gặp muôn vàn khó khăn. Bản thân anh dù tuổi còn rất trẻ nhưng lại bị mắc bệnh đau lưng rất nặng thế nên đi làm cũng “bữa đực bữa cái”.

Chính vì vậy nên gánh nặng kinh tế dồn lên người mẹ trẻ. Anh Trường chia sẻ: “Vợ mình vất vả lắm. Nhiều khi mới sinh con được hơn chục ngày thôi cũng đã phải để con ở nhà nhờ bà trông rồi đi làm. Ai thuê gì thì làm đấy, lúc thì bán hàng, lúc thì xách vữa”.

Chị Hồng buồn rầu cho biết, gia đình thuộc diện nghèo nhất của xã. Anh Trường làm nghề thợ xây, với thu nhập bấp bênh chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. Số tiền này vừa phải lo trang trải cuộc sống gia đình vừa phải dành dụm chữa bệnh cho bố chồng chị năm nay ngoài 60 tuổi, mắc bệnh thoái hóa khớp không thể đi lại.

Chị bảo, có thời điểm mưa gió triền miên, cả hai vợ chồng chị không có việc làm và hết tiền nên bữa cơm hàng ngày chỉ toàn rau luộc, chan canh. Những khi được cải thiện có quả trứng, miếng thịt, nhường các con ăn trước, sau đó còn gì bố mẹ ăn nấy.

Đàn con đông đúc vẫn phải thường xuyên nhờ bà nội trông hộ.

Nhiều khi trong túi không có một nghìn, nhà nghèo nên đi vay cũng chẳng ai muốn giúp. Giờ vợ chồng chị Hồng lo nhất là tương lai bọn trẻ, không biết có thể lo cho các con học hết cấp 3 được hay không.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Lê Thị Đầy, cộng tác viên dân số thôn Phú Hạ cho biết: “Lần nào tôi gặp Hồng cũng thấy bụng chị ấy lùm lùm. Tôi hỏi: “Mày đang chửa đấy à?” thì Hồng lại bảo: “Bác buồn cười thật, cháu chửa đâu mà chửa. Cháu mà chửa nữa thì cả nhà cháu chết đói à”. Ấy thế mà chỉ vài tháng sau thôi tôi lại nghe người ta kháo nhau vợ chồng nhà Hồng - Trường lại vừa sinh em bé. Chúng tôi nhiều lần vào tận nhà khuyên hai vợ chồng đi triệt sản để tập trung lo cho các con, nhưng cả hai cứ khất lần chưa đi”.

Mơ ước con có được cái Tết đủ đầy

Khi được hỏi Tết đến các cháu muốn gì nhất, những đứa con anh Trường đều chung câu trả lời là quần áo mới. Ngoài ra bọn trẻ cũng nói rằng chúng muốn mua thêm một số đồ dùng học tập và một số món đồ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày nhưng không dám nói với bố mẹ. Bởi chúng quá hiểu hoàn cảnh của gia đình mình thiếu thốn và khổ sở thế nào.

Nguyễn Thị Duyên (con gái thứ 2 của anh Trường, chị Hồng) nói: “Con muốn được mua một đôi giày. Mùa đông các bạn con ai cũng đi giày đi học, chỉ có con là đi dép thôi”. Ngồi cạnh em, Dung (15 tuổi, chị cả) cũng bày tỏ mong muốn: “Con muốn mua một đôi dép mới cho con và cho cả em Mi nữa, vì dép con và dép em rách hết rồi”.

Trời rét nhưng có những đứa trẻ của vợ chồng anh Trường vẫn đi chân đất.

Những ước mơ của các con vào dịp Tết tưởng chừng là giản dị, nhưng với vợ chồng anh Trường, chị Hồng là cả một gánh nặng. Không phải là hai vợ chồng không muốn lo cho con, mà vì họ không có công việc ổn định, thu nhập bấp bênh và còn trăm thứ phải lo.

Vừa nấu nồi canh khoai tây là thức ăn chính cho bữa tối, anh Trường cho biết, đã gần 15 năm nay kể từ sau khi sống chung một nhà, Tết với vợ chồng anh cũng cứ trôi qua như những ngày bình thường, chỉ khác một điều đó là cả hai vợ chồng được ở nhà với các con khoảng dăm ngày, khi không ai thuê mướn làm gì.

Anh Trường bảo: “Tết với mọi người là vui, còn với gia đình tôi là lo. Lần lượt mua quần áo cho các con. Tôi nhớ, cái Tết nhà tôi có cành đào là cách đây đã 15 năm rồi. Ngày ấy tôi mới lấy vợ, chưa phải lo nghĩ gì nhiều. Nhưng rồi các con chào đời, kinh tế gia đình thêm khó khăn, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó nên vợ chồng không dám bỏ vài trăm nghìn đồng mua đào, quất. Tiền đó để lo cho các con ăn học”.

Không chỉ với bản thân mình, anh Trường cho biết vợ anh cũng thấu hiểu hoàn cảnh và không bao giờ đòi hỏi gì. Anh Trường tâm sự rằng từ khi gia đình anh “được” lên tivi đã có rất nhiều người hiếm muộn gọi điện tới, thậm chí họ còn đến hẳn nhà anh để đặt vấn đề muốn xin con nuôi và xin trứng để cấy phôi. Nhưng vợ chồng anh đã từ chối. Bởi theo vợ chồng anh Trường thì mình đã sinh con ra thì dù đói, dù khổ cũng phải nuôi chúng khôn lớn.

Nồi canh khoai tây là thức ăn chính của gia đình anh Trường trong bữa cơm tối.

Anh Trường cho biết dù kinh tế gia đình khó khăn, các con thiếu thốn nhiều nhưng đổi lại chúng rất ngoan ngoãn, nghe lời. Biết bố mẹ khó khăn vất vả nên từ đứa lớn tới đứa bé không bao giờ nũng nịu đòi bố mẹ phải mua đồng quà tấm bánh hay đồ chơi… Đi học về, đứa lớn đứa bé tự bảo nhau lo cơm nước.

Chia tay lũ trẻ, tôi cứ bị ám ảnh cái cảnh những đứa con anh Trường, chị Hồng chân tay còn lấm lem bùn đất sau một ngày chơi đùa. Chúng không có được một đôi giày để đi trong mùa đông giá rét. Vẫn biết rằng con cái là lộc trời cho nhưng giá như vợ chồng anh Trường biết cách sinh đẻ có kế hoạch thì có lẽ những đứa con của anh chị đã được chăm sóc trong một điều kiện tốt hơn.

Chúng sẽ không phải tự ti khi mình luôn thua kém bạn bè. Chúng tôi cứ tự hỏi tương lai của những đứa trẻ này rồi sẽ thế nào? Liệu bố mẹ chúng có đủ sức để lo cho tất cả chúng được đến trường hay không?

Phong Anh

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp