17:34 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1268

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 1240


Hôm nayHôm nay : 83332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3041304

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55195193

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Bóng đá nữ Việt Nam: Bao giờ mới hết thiệt thòi?

Chủ nhật - 13/10/2019 22:34


Thu nhập không đủ sống

Theo thống kê, nhiều cầu thủ nữ ở 3 đội bóng khá nhất Việt Nam là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Than Khoáng sản Việt Nam có mức thu nhập trung bình chưa quá 5 triệu đồng, nghĩa là còn thấp hơn so với mức thu nhập bình quân đầu người trong độ tuổi lao động của cả nước.

Thế nên mới có chuyện nhiều nữ cầu thủ phải tìm kiếm những công việc ngoài sân cỏ để trang trải cuộc sống. HLV thủ môn của ĐT nữ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Hồng từng phải đẩy xe bán bánh mỳ dạo, hậu vệ Nguyễn Hải Hoà của Thái Nguyên cũng lựa chọn công việc này để kiếm thêm thu nhập. Trung vệ Quách Thanh Mai sửa xe hay cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Liễu ngồi bán rau lề đường từng một thời làm dậy sóng cộng đồng mạng.

Bóng đá nữ Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn.

Chứng kiến những nhà vô địch SEA Games phải lao mình ra đường phố để góp nhặt từng đồng tiền lẻ cải thiện cuộc sống, không ít người cảm thấy xót xa. Thế nhưng, sau khi tạo dư luận được vài ngày, những hình ảnh đó dần vào đi vào quên lãng bởi rất nhiều sự kiện "hot trend" thay thế.

Phận cầu thủ nữ thiệt thòi đủ đường. Riêng việc chọn theo đuổi nghiệp quần đùi áo số, nhiều người đã bị gia đình phản đối. Trong xã hội Việt Nam ít có bậc cha mẹ nào lại muốn con gái của mình đi theo nghiệp bóng đá, vừa vất vả gian khổ, vừa… thiếu nữ tính. Khi các cô gái khác mỗi lần ra nắng đều phải trang bị đầy đủ từ áo chống nắng, khẩu trang, kính râm… đủ loại thì bất kể thời tiết thế nào (có lẽ trừ mỗi bão), các cầu thủ nữ vẫn phải ra sân để luyện tập và thi đấu bởi đó là nghiệp của họ.

HLV Mai Đức Chung từng chia sẻ: "Bóng đá nam vất vả thế nào thì bóng đá nữ vất vả gấp đôi như thế. Tôi ví dụ, mỗi ngày tập luyện cầu thủ nữ phải gội đầu tới 2 lần. Các cô gái bình thường ai chẳng thích ăn mặc đẹp để con trai còn ngắm nhìn.

Các VĐV nữ của tôi tập luyện vất vả nắng nôi đen đủi không cả dám ra đường. Phải nói thẳng là nam giới chỉ thích ngắm những người phụ nữ đẹp chứ chắc chắn họ không thích ngắm những nữ cầu thủ đâu. Đó là điều mà tôi rất thông cảm cho các học trò và mong mọi người cũng cảm thông cho đặc thù bóng đá nữ".

Chiến lược gia nhiều năm gắn bó với bóng đá nữ cũng tâm sự nhiều nữ cầu thủ đã phải hy sinh hạnh phúc gia đình, lứa đôi để theo đuổi sự nghiệp. Có những người lấy chồng rồi nhưng nhất quyết "kế hoạch hóa" để cống hiến cho CLB và đội tuyển. Nhưng sự hy sinh của họ đôi khi không được nhìn nhận một cách công bằng.

Cũng phải nói rằng chuyện bóng đá nữ thiệt thòi hơn bóng đá nam là chuyện xảy ra trên khắp thế giới. Ví dụ như ĐT Đức vô địch World Cup 2014 tại Brazil nhận 35 triệu USD thì những cô gái của ĐT Mỹ chỉ được thưởng vỏn vẹn 2 triệu USD khi vô địch World Cup nữ 2015. Tuy chỉ lọt đến vòng knock-out của World Cup 2014 nhưng các cầu thủ ĐT Mỹ cũng kịp bỏ túi 8 triệu USD tiền thưởng, tức là gấp 4 lần so với thành tích vô địch thế giới của những đồng nghiệp nữ.

Tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm

Thương học trò vất vả, kham khổ, các HLV như ông Mai Đức Chung thường xuyên bỏ tiền túi ra để thưởng thêm cho các nữ cầu thủ.

Tại TNG Thái Nguyên, HLV Đoàn Việt Triều là người luôn sẵn sàng móc ví ra để thưởng cho các nữ học trò của mình, cứ 1 triệu/bàn thắng và 500.000 VNĐ/đường kiến tạo. Dĩ nhiên, thu nhập của vị HLV này cũng chẳng mấy dư dả và ông tâm sự vừa thật thà vừa hóm hỉnh rằng các phóng viên đừng đưa thông tin này lên mặt báo vì… sợ vợ.

Các đội bóng khác ở giải VĐQG thì co kéo tiền ăn sao cho bữa ăn vẫn đủ chất dinh dưỡng, nhưng có chi phí chỉ bằng 2/3 so với tiền được cấp để dư ra 1/3 chia cho các cầu thủ. HLV Mai Đức Chung từng chia sẻ: "Các cầu thủ nữ có phần chảnh ăn. Có nghĩa là họ ăn gảy gót và đồ ăn ngon mới chịu ăn. Họ ăn thì rất thỏ thẻ và thường không hết thức ăn".

HLV Mai Đức Chung, người nhiều lần bỏ tiền túi ra để thưởng cho các học trò.

Để tránh lãng phí và có thêm một khoản thu nhập cho các học trò, chính các ông thầy phải lọ mọ "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành" để sao cho các bữa ăn vẫn đủ chất để các cầu thủ luyện tập và thi đấu.

Khoản "phụ trội" nhờ co kéo kiểu đó thực ra cũng không đáng bao nhiêu. Ở đội TNG Thái Nguyên, bên cạnh phụ cấp 100.000 VNĐ tiền ăn, cầu thủ nhận 60.000 đồng/ngày. Hai tuần trước giải, tiền ăn tăng lên 150.000 đồng, khi thi đấu là 200.000 đồng.

Cầu thủ nữ Sơn La có chế độ tiền ăn là 150.000 đồng và 80.000 đồng/ngày. Mức cho cầu thủ trẻ lần lượt là 120.000 đồng và 40.000 đồng. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (2 đội) có mức chi phí cũng chỉ nhỉnh hơn một chút. Như thế dù có "khéo" đến mấy, mỗi cầu thủ cũng chỉ để ra được vài chục ngàn đồng mỗi ngày, vài trăm một tháng. Số tiền đó với nhiều cầu thủ nam chỉ đủ cho một bữa cà phê với bạn bè.

Vì thu nhập eo hẹp, các tuyển thủ nữ rất chờ đợi vào khoản tiền thưởng khi đội bóng có được thành tích cao. Theo mô tả của HLV Mai Đức Chung, ông muốn rơi nước mắt khi thấy các học trò nhảy cẫng lên, ôm chầm lấy nhau sau khi nghe ông Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn công bố khoản tiền thưởng gần 4 tỷ sau chiếc Huy chương Vàng tại SEA Games 29.

Nhưng không phải lúc nào cũng có giải đấu lớn, không phải lúc nào cũng có những khoản thưởng lớn như vậy và nhất là không phải nữ cầu thủ nào cũng là tuyển thủ quốc gia. Phần lớn họ vẫn phải "giật gấu vá vai" trong cuộc sống hàng ngày để nuôi dưỡng niềm đam mê cùng trái bóng, để hàng tuần bước ra những SVĐ không có nhiều khán giả chơi bóng bằng tất cả nghị lực của mình.

Cảm thông với các nữ cầu thủ không ai hơn những người thầy của họ. Không ít trường hợp các HLV tự bỏ tiền ra để mua giầy, trang thiết bị cho các nữ cầu thủ để họ có điều kiện tập luyện thi đấu tốt nhất. Đó là lý do vì sao các nữ cầu thủ luôn coi người thầy như người cha, người anh trong gia đình.

Các HLV thương học trò như con, song họ cũng không thể bỏ tiền túi, tiền nhà ra để động viên mãi được. Bóng đá nữ thật sự cần những "Mạnh Thường Quân" để phát triển. Các cầu thủ nữ cần thêm những nguồn động viên để tiếp tục vững bước trên con đường mà họ đã chọn. Tôn vinh đúng lúc là cần thiết, nhưng sự ổn định mới là điều cần phải hướng đến.

"Xã hội hóa" là con đường duy nhất

HLV trưởng đội tuyển quốc gia ông Mai Đức Chung từng phát biểu trước truyền thông: "Chúng tôi cũng là những VĐV chơi bóng phục vụ NHM và đem vinh quang về cho Tổ quốc nhưng lại không được NHM quan tâm. Tôi mong các CĐV hãy đến với chúng tôi, sát cánh cùng chúng tôi, chia sẻ những khó khăn với chúng tôi, chúng tôi sẽ chiến đấu đem thành tích về cho nước nhà".

Xã hội hóa bóng đá là con đường duy nhất để giúp bóng đá nữ phát triển. Các đội bóng nam ở V.League đều có doanh nghiệp tiềm lực đứng phía sau. Một số đội nữ như Hà Nam, Quảng Ninh cũng nhận được hỗ trợ từ doanh nghiệp nhưng với nguồn tài chính rất hạn chế. Tất nhiên, doanh nghiệp đầu tư phải tính đến hiệu quả kinh tế. Các CĐV sẵn sàng bỏ ra vài triệu, thậm chí cả chục triệu xem Quang Hải, Công Phượng, Văn Hậu… thi đấu nhưng lại không đến sân xem bóng đá nữ dù được vào cửa tự do!

Câu chuyện "quả trứng - con gà" đã tồn tại ở bóng đá nữ Việt Nam trong nhiều năm. Muốn có tiền phải có khán giả, nhưng muốn có khán giả thì phải đá hay, muốn đá hay lại phải có tiền!

Trước mắt, trách nhiệm của VFF trong giai đoạn này là cố gắng đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh giải đấu song song với việc từng bước nâng cao chất lượng giải VĐQG, tận dụng và kêu gọi những nguồn lực xã hội hóa để cải thiện thu nhập, đời sống cho các nữ cầu thủ.

Và cuối cùng, bóng đá nữ Việt Nam cần một cú hích lớn, như việc tiến sâu ở giải châu lục hay lọt vào World Cup. Bóng đá nam cũng từng trải qua một giai đoạn dài trì trệ, mất niềm tin trước khi HLV Park Hang-seo xuất hiện và tạo ra "kỳ tích Thường Châu". Những cú hích như vậy sẽ là thỏi nam châm thu hút sự quan tâm của xã hội và kéo các khán giả đến sân.

Đơn Ca

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp