02:39 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2283

Máy chủ tìm kiếm : 236

Khách viếng thăm : 2047


Hôm nayHôm nay : 22335

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4514815

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51460313

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Cần thiết phải xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thứ năm - 10/09/2020 07:47

Theo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an TP Hồ Chí Minh, hiện nay, để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong từng ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý nhà nước đều cấp cho công dân một loại giấy tờ nên mỗi công dân có thể sở hữu nhiều loại giấy tờ với những con số khác nhau (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, các loại thẻ, chứng chỉ...).

Việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập hiện nay.

Cùng với đó, cơ quan nhà nước phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, tập hợp các văn bản lưu trữ và CSDL phục vụ hoạt động của ngành, lĩnh vực. Nhiều cơ quan đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin để khắc phục những bất cập trong quản lý thông tin bằng tài liệu giấy, hướng tới việc xây dựng CSDL nhằm điện tử hóa các thông tin: CSDL căn cước công dân, CSDL về hộ chiếu điện tử (Bộ Công an), CSDL về đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CSDL về người nộp thuế (Bộ Tài chính), CSDL về giấy phép lái xe (Bộ Giao thông vận tải), CSDL quốc gia về đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường), CSDL nhà ở (Bộ Xây dựng), CSDL về bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), CSDL quốc gia về lý lịch tư pháp, CSDL quốc gia về quốc tịch (Bộ Tư pháp)…

Với cách thức như hiện nay, việc quản lý dân cư ở nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như sau: Với quy mô dân số lên tới trên 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hàng năm ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày.

Với điểm chung là phần lớn thủ tục hành chính đều đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ để chứng minh nhân thân đã tạo nên chi phí hành chính lên tới hàng ngàn tỷ đồng/năm cho các cá nhân tham gia vào giao dịch.

Thông tin trong các giấy tờ này có nội dung trùng lặp (họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch...) nên khi sử dụng các giấy tờ để truy nguyên công dân thì đều hiển thị các thông tin trùng nhau, nhưng khi tham gia các giao dịch, công dân lại không thể sử dụng một trong các giấy tờ công dân để chứng minh tình trạng nhân thân của mình.

Việc nghiên cứu, xây dựng các CSDL mới chỉ tập trung vào mục tiêu quản lý nhà nước của từng ngành, lĩnh vực mà chưa đặt vấn đề kết nối, chia sẻ thông tin chung về công dân giữa các CSDL nên không khắc phục được tình trạng cục bộ, chia cắt thông tin về công dân, không thống nhất về thông tin cơ bản của một công dân trong các CSDL, gây lãng phí nguồn lực về tài chính trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng (mở rộng CSDL) và lãng phí nguồn nhân lực khi các cơ quan đều thực hiện việc nhập các dữ liệu trùng nhau.

Với việc chia cắt quản lý thông tin như hiện nay, mỗi ngành, lĩnh vực chỉ quản lý trong phạm vi của mình. Vì vậy, khi cần thông tin tổng thể về dân cư, Nhà nước phải đầu tư chi phí lớn vào các cuộc tổng điều tra rất tốn kém và số liệu cũng không hoàn toàn chính xác.

Vì vậy, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, khắc phục được các hạn chế, bất cập nêu trên.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ra đời sẽ góp phần đảm bảo tiến độ triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.


Tác giả bài viết: Phú Lữ

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp