15:13 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2173

Máy chủ tìm kiếm : 169

Khách viếng thăm : 2004


Hôm nayHôm nay : 191181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4512098

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51457596

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Cậu bé “mặt quỷ”

Chủ nhật - 29/12/2019 20:20


Bi kịch cuộc đời

Một ngày mùa đông, chúng tôi tìm về xóm Quéo, xã Phú Nhuận (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) để tìm gặp cậu bé "mặt quỷ".

Thấy có người lạ đến nhà, Lượng đang ngồi ngoài thềm cố gắng đứng dậy lùi vào trong buồng giữa ánh mắt ái ngại của người lớn.

Rót chén nước chè mời khách, ông La Văn Tắc, bác của Lượng nói: "Thằng này nó vậy đấy, cứ thấy người lạ đến là kiểu gì cũng lủi vào trong buồng. Ở đây có ai dám lại gần nó đâu… Xóm này đa phần người ta đi Trung Quốc làm ăn hết rồi, chỉ còn lại người già, con nít nên cũng heo hút, buồn thiu. Ở đây, các anh cứ hỏi nhà Vân Định thì ai cũng biết thôi. Mỗi tội bà này hơi nặng tai, nhiều khi không được tỉnh táo lắm đâu”.

Vừa nói, ông Tắc vừa nhìn sang chị Định đang ngồi bên cạnh, tỏ ra thương cảm, ái ngại cho cảnh ngộ của người em họ. Trên mặt người phụ nữ sinh năm 1973 chứa đầy nét khắc khổ. Gặp chúng tôi, chị cố gắng gượng cười để kể lại câu chuyện cuộc đời mình.

Kết hôn được vài năm, chị Định sinh hạ được bé gái Đinh Thị Vân vào năm 2003. Sau đó 1 năm, Đinh Văn Lượng ra đời. Hai vợ chồng chị Định chỉ đơn thuần làm nghề nông, có gì ăn nấy, rau cháo qua ngày nuôi con. Lượng hồi đó cũng khỏe mạnh như biết bao đứa trẻ bình thường khác. Chị vừa lòng với cuộc sống như vậy, cố gắng làm lụng cùng chồng nuôi các con được ăn học.

Thế nhưng đến khi Lượng 4 tuổi, trên người cậu có những dấu hiệu lạ: đầu tiên là những vết chàm tối màu trên người, sau đó bắt đầu nổi những cục thịt trên người. Thỉnh thoảng cậu bé kêu nhức mỏi. Trong khi con trai út bị bệnh chưa có điều kiện đưa đi khám chữa thì năm 2008, chồng chị đột ngột ra đi, bỏ lại người vợ cùng hai đứa con còn thơ dại.

Khó khăn chồng chất khó khăn. Dù suy sụp tinh thần sau biến cố lớn, chị Định vẫn quyết tâm chữa bệnh cho người con trai. Chị đi vay mượn bạn bè, người thân, hàng xóm để có chi phí đưa Lượng đi khám. Chị Định không nhớ nổi đã ôm con bao lần vào viện tỉnh và cả xuống Hà Nội để chữa chạy nhưng vì bệnh của Lượng là bệnh lạ, không đủ tiền làm xét nghiệm nên chị lại ôm con về nhà tìm phương thuốc Đông y thay thế.

Có bệnh thì vái tứ phương nên bất cứ khi nào nghe người nào mách cho cách gì, bài thuốc gì, chị Định đều làm theo. Có lần nghe người ta chỉ cho một cách đắp thuốc, chị Định lấy về nhà chữa cho con, tuy nhiên, mọi thứ dần tệ hại hơn khi Lượng bị nhiễm trùng. Bí bách, người mẹ đơn thân chỉ biết ôm con khóc.

Dành dụm thêm được ít tiền, chị Định tiếp tục đưa Lượng lặn lội xuống Hà Nội, tiếp tục nuôi hy vọng. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán cháu Lượng bị bệnh “mặt quỷ”, hay còn gọi là u xơ thần kinh. Căn bệnh này hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cạn kiệt kinh tế, chị Định lại tuyệt vọng đưa con về quê.

"Lắm lúc tôi không muốn sống nữa, nhưng giờ tôi thế nào thì Vân với Lượng ai sẽ nuôi chúng. Tôi vẫn phải tự động viên mình, rồi động viên các con. Hai cháu cũng nhận thức được mọi chuyện, nhưng lúc ấy ba mẹ con lại ôm nhau khóc và động viên nhau sống.

Lượng bị bệnh nên không đi học được. Ở đây người ta tránh nó như tránh hủi, chẳng ai muốn lại gần. Trẻ con trong xóm cũng chẳng dám đến đây chơi, vì cứ nhìn thấy nó là sợ. Lượng biết vậy nên cũng chỉ biết lủi thủi trong nhà, không dám đi đâu cả" , chị Định xót xa kể.

Một ngày của Lượng quanh đi quẩn lại chỉ đơn giản là thức dậy, ăn uống rồi lại ngủ. Những lúc rảnh rỗi, Lượng thường bật đài cát-xét được tặng trong một lần đi chùa, nghe Phật pháp như đang tìm một con đường khác để kết nối với thế giới bên ngoài, cố gắng thu bản thân mình lại trước thực tại đau buồn. Đôi lúc nghĩ về căn bệnh của mình, cậu bé lại tủi thân khóc.

"Được cái Lượng ăn khỏe lắm, thỉnh thoảng thích gì thì bảo mẹ mua về nấu. Nhiều lúc Lượng còn tỏ ra hờn dỗi. Giờ hỏng một mắt rồi, mắt kia chỉ còn nhìn thấy mờ mờ nên lúc nào cũng phải có người ở nhà.

Lượng vẫn có thể tắm rửa, vệ sinh được, duy chỉ quần áo thì mẹ vẫn phải giặt cho". Mỗi ngày, Lượng phải thay băng gạc ba lần. Những lúc đó, Lượng kêu đau và ngứa ngáy, mủ tanh hôi rỉ ra từ những vết lở loét.

Đinh Văn Lượng rụt rè khi tiếp xúc với người lạ.

Vẫn nuôi hi vọng cho con

Nói về tương lai của Lượng, không khí trong ngôi nhà chị Định dường như đặc lại. Chị Định cười gượng: "Rồi sẽ có ngày người lớn già yếu, chị Vân rồi cũng sẽ phải lấy chồng, có cuộc sống của riêng mình. Thực sự tôi cũng không biết Lượng sẽ thế nào nữa, đi về đâu nữa.

Chỉ biết rằng hiện tại, mình cố gắng chăm sóc Lượng từng ngày. Giờ tôi cũng chỉ hi vọng có một ngày nào đó, Lượng sẽ khỏi bệnh, rồi có việc làm, có thể tự đứng được, có được cuộc sống bình thường. Chỉ thế thôi, chẳng mong gì hơn nữa".

Chia sẻ về cô con gái lớn, chị Định có phần lạc quan hơn: "Ở trường, Vân học khá lắm, lại ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô nữa. Đó cũng là điểm tựa của tôi. Vừa rồi Vân cũng được nhận học bổng của tỉnh. Thi thoảng Vân lại giúp mẹ thay băng gạc cho em, nhưng làm cũng chưa tốt lắm.

Tết đến, bạn bè Vân có đến rủ đi chơi nhưng chỉ dám đứng ngoài gọi mà không dám vào nhà vì sợ Lượng. Vân luôn cố gắng nói chuyện, tâm sự với em nhiều hơn. Nhiều lúc, Vân còn đòi dạy em học nữa, nhưng Lượng tự ti về bản thân nên thằng bé đều lảng tránh”.

Ngôi nhà mới của gia đình chị Định được xây từ năm 2014, nhờ số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm. Đến năm ngoái, chị xây thêm được nhà bếp và công trình phụ. Dù có được sự ủng hộ của nhiều người, nhưng dường như chị vẫn không thế tránh được những lời đàm tiếu, châm chọc từ chính những người hàng xóm. Những lúc đó, người góa phụ chỉ biết nén nước mắt lại vào trong.

“Từ lúc cháu bị chàm khi còn bé, có người ác miệng nói tôi rằng sao không mang ra đường mà bỏ đi, ai nhặt được thì nhặt. Nhưng đó là con đẻ tôi, bỏ sao được. Kể cả đó không phải là con mình, tôi vẫn sẽ cố gắng chăm sóc cháu. Dù gì, đó vẫn là con người", chị Định rơm rớm nước mắt.

Rồi chị động viên Lượng ra gặp chúng tôi. Phải mất 15 phút, cậu bé "mặt quỷ" mới ngại ngùng bước ra phòng khách. Ngồi trên ghế, Lượng cúi mặt, đặt hai tay lên đùi run run, phần vì khó chịu trong người, phần vì còn e dè với người lạ. Khi chúng tôi bắt chuyện, cậu bé chỉ im lặng.

Được một lúc, Lượng lại bỏ vào trong buồng như muốn tìm về với thế giới của riêng mình. Có lẽ ước mơ lớn nhất của cậu thiếu niên 15 tuổi là được đi học bình thường, có một cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Nhưng có lẽ giấc mơ ấy quá xa vời với hoàn cảnh của gia đình Lượng.

Ngọc Trâm

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp