06:46 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3515

Máy chủ tìm kiếm : 79

Khách viếng thăm : 3436


Hôm nayHôm nay : 170962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4663442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51608940

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Cục An ninh điều tra - Bộ Công an: Xứng danh đơn vị anh hùng

Chủ nhật - 13/12/2020 20:21


1. Tổ chức tiền thân của Cục An ninh điều tra - Bộ Công an là Phòng Chấp pháp, thuộc Ty Bảo vệ chính trị - Nha Công an Trung ương, được thành lập ngày 31/12/1951, nhiệm vụ chính là “Bắt, hỏi cung đối tượng của các vụ án do thám, phản động”. Tuy ở mỗi giai đoạn cách mạng, với tên gọi, mô hình tổ chức khác nhau, nhưng Cục An ninh điều tra luôn khẳng định được vị trí là một trong những đơn vị nòng cốt, lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1951 - 1954): Tuy còn non trẻ, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nha Công an Trung ương, cùng với lực lượng bảo vệ chính trị, Phòng Chấp pháp đã điều tra, làm rõ nhiều vụ án gián điệp, tham gia khai thác hàng trăm tên tù, hàng binh do bộ đội ta bắt giữ, qua đó đã kịp thời cung cấp cho các đơn vị An ninh trong lực lượng Công an và Quân đội nhiều tin tức, tài liệu về âm mưu, tổ chức của địch. Đồng thời, đã khám phá và đập tan nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của bọn Việt gian phản động, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng.

Ngày 16/2/1953, Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ đổi thành Thứ Bộ công an. Tháng 8/1953, Thứ Bộ công an đổi thành Bộ Công an, Phòng Chấp pháp thuộc Ty Bảo vệ chính trị được tách ra thành Vụ Chấp pháp thuộc Bộ Công an. Sau đó, Vụ Chấp pháp còn được giao thêm nhiệm vụ quản lý hệ thống trại giam, trại cải tạo nên có tên gọi là Vụ Chấp pháp và Lao cải.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975): Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trinh sát, Vụ Chấp pháp đã tiến hành điều tra, làm rõ nhiều vụ án lớn, như các vụ án gián điệp biệt kích, bạo loạn, hoạt động phỉ, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hoạt động của số đối tượng lợi dụng đạo Thiên Chúa câu kết với Mỹ, ngụy hoạt động chống phá, các vụ án phức tạp xảy ra ở những địa bàn xung yếu.

Đây là những vụ án lớn, diễn ra trên địa bàn rộng, bọn cầm đầu lôi kéo hàng trăm người tham gia, chống phá một cách quyết liệt, có vụ chúng đã đánh chiếm trụ sở của một số địa phương, bắn, giết cán bộ, cơ sở cốt cán của ta... Về mặt tổ chức, trong thời kỳ này có sự thay đổi: Ngày 17/2/1955, Vụ Chấp pháp ở Bộ Công an được tách thành hai bộ phận: Bộ phận làm công tác điều tra tội phạm của Vụ Chấp pháp trở thành Phòng Chấp pháp thuộc Vụ Bảo vệ chính trị; Phòng Quản lý trại giam của Vụ Chấp pháp trở thành Vụ Lao cải trực thuộc Bộ Công an.

Đến tháng 4/1957, Phòng Chấp pháp tách khỏi Vụ Bảo vệ chính trị, trở thành Phòng Chấp pháp trực thuộc Bộ Công an. Ngày 28/8/1959, Bộ Công an đã quyết định chuyển đổi Phòng Chấp pháp thành Vụ Chấp pháp, và ngày 29/9/1961 đổi tên thành Cục Chấp pháp. Từ đây, thẩm quyền điều tra của Cục Chấp pháp không còn thu hẹp ở loại đối tượng phản cách mạng nữa mà được mở rộng thêm hai loại đối tượng phạm các tội về kinh tế và trị an xã hội.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất: Cục Chấp pháp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ và lực lượng vũ trang, trấn áp kịp thời những tổ chức phản cách mạng, truy bắt những tên cầm đầu nguy hiểm; tập trung khai thác hàng nghìn đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền, nhân viên tình báo, cảnh sát đặc biệt và những đối tượng đặc biệt quan trọng khác. Qua khai thác, đã phát hiện nhiều tài liệu có giá trị, nhiều đầu mối mới phục vụ kịp thời cho công tác trinh sát, bóc gỡ cơ sở cài cắm lại của địch; đẩy lùi âm mưu gây bạo loạn, làm thất bại một bước “kế hoạch hậu chiến” của Mỹ - ngụy, góp phần củng cố chính quyền cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, nhất là ở các vùng đô thị, vùng đồng bào tôn giáo, dân tộc ở các tỉnh phía Nam.

Ngoài ra, đơn vị đã khởi tố hàng chục vụ án, bắt hàng trăm đối tượng phản động lưu vong xâm nhập, vô hiệu hoá âm mưu, hoạt động bạo loạn vũ trang, lật đổ chính quyền của chúng. Tháng 6/1981, Cục Chấp pháp tách thành hai bộ phận: Cục An ninh điều tra xét hỏi thuộc Tổng cục An ninh, Cục Cảnh sát điều tra xét hỏi thuộc Tổng cục Cảnh sát nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu trong bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, Cục An ninh điều tra luôn là đơn vị đi đầu trên tất cả các mặt công tác, lập được nhiều chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc. Là đơn vị trực tiếp sử dụng biện pháp pháp luật để điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm khác thuộc thẩm quyền và các vụ án theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các Cục nghiệp vụ An ninh đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chống Đảng, Nhà nước của các tổ chức phản động lưu vong.

Đã khởi tố, điều tra, xử lý hàng chục vụ án về các tội danh: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam; Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...

Qua đó đã kịp thời ngăn chặn, bắt giữ nhiều đối tượng phản động khi chúng mới xâm nhập về nước, khám xét, thu giữ hàng trăm kilogam thuốc nổ, hàng trăm quả lựu đạn, súng, bom, mìn, hàng ngàn tờ truyền đơn, hàng chục máy chèn phá sóng phát thanh; ngăn chặn và đập tan mưu đồ manh động của kẻ địch.

Bên cạnh đó, đã điều tra, đấu tranh, làm thất bại các hoạt động của số đối tượng cơ hội chính trị, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để hoạt động chống phá; điều tra, xử lý hàng chục vụ, bóc gỡ hàng chục nhóm gián điệp do cơ quan đặc biệt nước ngoài xây dựng, cài cắm trong nội bộ các cơ quan, ban, ngành, góp phần bảo vệ tốt an ninh chính trị nội bộ.

Cùng với công tác điều tra, xử lý các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, Cục An ninh điều tra còn được Bộ Chính trị, Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an giao điều tra nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu lớn, đã tập trung lực lượng điều tra, thu hồi số lượng lớn tài sản cho Nhà nước, được lãnh đạo các cấp và dư luận tin tưởng, đánh giá cao.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục An ninh điều tra luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, anh dũng, mưu trí tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao phó.

Mỗi cán bộ Cục An ninh điều tra luôn không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “thượng công, thủ pháp”, phát huy cao độ tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng; luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác; mưu trí, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo, tích cực học hỏi, chủ động tiến công kẻ địch, không bỏ lọt tội phạm; không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, năng lực công tác; tiếp thu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác chiến đấu.

2. Trong thời gian tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đứng trước thời cơ và khó khăn, thách thức, chúng ta đang ở trong một giai đoạn lịch sử đầy thử thách, khó khăn. Tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ; tác động của mặt trái cơ chế thị trường và tình hình trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định.

Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Cục An ninh điều tra sẽ quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác An ninh trong tình hình mới, tiếp tục đổi mới về tư duy và phương pháp công tác, tập trung vào các nội dung sau:

- Lấy ổn định chính trị, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phục vụ yêu cầu chính trị, đối nội, đối ngoại là mục đích cao nhất của công tác An ninh điều tra.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, bảo đảm chất lượng công tác điều tra, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm; phòng ngừa chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực trong quá trình điều tra. Hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng, được thực hiện theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, do vậy yêu cầu đặt ra trước hết phải tuân thủ nghiêm túc quy định của bộ luật này.

Mặt khác trong bối cảnh tình hình chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, công dân phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi và chấp hành pháp luật trong công tác điều tra.

- Kiên quyết đấu tranh, tấn công quyết liệt, trấn áp mạnh mẽ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm khác thuộc thẩm quyền. Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo đảm điều tra, xử lý đúng người, đúng tội. Tập trung giải quyết tốt, kịp thời các vụ việc, vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

- Tăng cường công tác xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị, tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lực lượng An ninh điều tra. Xây dựng đội ngũ điều tra viên tinh thông về nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tin học... nhất là pháp luật quốc tế, tương trợ tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Có tầm nhìn xa trong việc xây dựng lực lượng, tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ để bổ nhiệm các cấp lãnh đạo, chỉ huy. Bố trí, sắp xếp lực lượng hợp lý theo đúng chức danh, công việc thực tế và khả năng cán bộ; mạnh dạn đề bạt, bố trí cán bộ trẻ, có năng lực vào vị trí lãnh đạo. Tiến hành việc bổ nhiệm, nâng bậc điều tra viên theo đúng quy định. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ An ninh điều tra.

Những thành tích, cống hiến của đơn vị đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2011); 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất (2009); 2 Huân chương Chiến công hạng Ba (2006, 2007); 2 Huân chương Quân công hạng Nhất (1996, 2001); 1 Huân chương Quân công hạng Nhì (2007); 1 Huân chương Quân công hạng Ba (1996); 3 đơn vị của Cục được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc Cục đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an tặng thưởng hàng trăm Huân, Huy chương và Bằng khen các loại.

Đặc biệt, ngày 7/8/2020, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Cục An ninh điều tra Bộ Công an.

Tác giả bài viết: Trung tướng, TS Lý Anh Dũng - Cục trưởng Cục An ninh điều tra - Bộ Công an

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp