07:23 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4294

Máy chủ tìm kiếm : 31

Khách viếng thăm : 4263


Hôm nayHôm nay : 222041

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2679434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49624932

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Để hưởng lợi từ EVFTA?

Thứ ba - 03/03/2020 20:13


Giảm phụ thuộc FDI

Là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, EVFTA được ví là “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối chúng ta tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường...

Lợi ích đến từ những con số có thể cân, đong, đo, đếm được: Ngay lập tức, châu Âu dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Việt Nam xóa bỏ 48,5% tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông một dòng chảy mới về thương mại giữa chúng ta với một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ, mà với Mỹ thì chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2010-2018, xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm khoảng 16-19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu ước tính, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2017 là 18% và năm 2018 là 17%. Như vậy, muốn tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải tăng trên 200%. Đây là con số rất lớn, với thực trạng năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, công bằng mà nói rất khó thực hiện ngay được.

Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam cơ bản là hàng điện tử, máy tính, linh kiện, điện thoại… chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với những sản phẩm này, hiện tại Việt Nam cơ bản vẫn chỉ là sản xuất mang tính chất gia công lắp ráp.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, năm 2019 sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu, với tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng khu vực FDI vẫn chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, khu vực kinh tế trong nước đạt 82,10 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong khi khu vực FDI đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng giảm 2,5% so với năm trước).

Tuy nhiên, thực chất phía Việt Nam được hưởng rất ít trong giá trị xuất khẩu các sản phẩm FDI. Phần giá trị Việt Nam thực sự được hưởng có chăng chỉ là chút công lao động.

Doanh nghiệp phải làm gì?

Trước hết, doanh nghiệp phải tìm, hiểu về các cam kết, thách thức, cơ hội liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình để định vị lại mình và phải hành động ngay; tái cấu trúc các thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng... để tận dụng các cơ hội mà các cam kết mở ra.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải gia tốc những nỗ lực, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính mình về mô hình kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu… Không có nền tảng là năng lực cạnh tranh bền vững không thể hội nhập thành công.

Muốn ra được thị trường thế giới, doanh nghiệp phải đứng vững trên mảnh đất của mình. Hướng ra EU, thị trường thế giới mênh mông nhưng đừng quên thị trường “trước nhà”, “trong ngõ” là dân Việt Nam. Thị trường trong nước với gần 100 triệu dân, trong một nền kinh tế đang cất cánh, sẽ là bệ đỡ, là điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường thế giới.

EVFTA đang mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh

Cơ hội lớn mở ra, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Về lý thuyết, ở những lĩnh vực nào có đối đầu trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp EU, cạnh tranh trong EVFTA sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, về tổng thể, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước EU mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp.

Cạnh tranh gay gắt sẽ chỉ ở một số lĩnh vực Việt Nam còn yếu trong khi EU lại rất mạnh như logistics, chăn nuôi… Dù vậy, ngay cả với những ngành này, chúng ta cũng không phải quá lo lắng, bởi các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các doanh nghiệp trong nước.

Vấn đề là nỗ lực vươn lên đương đầu với cạnh tranh sòng phẳng phải là tâm thế của doanh nghiệp thời hội nhập, không phải là tiếp tục trông chờ vào bảo hộ. Thực tiễn của những ngành, những lĩnh vực có sức cạnh tranh cao của chúng ta hiện nay đều là những ngành, lĩnh vực đã nói không với bảo hộ, cam kết với cạnh tranh, dũng cảm mở cửa và hội nhập.

Tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc

EVFTA sẽ được Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp sắp tới, là dấu mốc mới trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Với việc phê chuẩn hiệp định này, EU - một thị trường khó tính với những chuẩn mực cao nhất trên thế giới - đã chính thức ghi nhận những nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững của Việt Nam, quyết tâm tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Là FTA thế hệ mới, EVFTA được ví như “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối Việt Nam tới không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ… Theo dòng chảy thương mại là dòng vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cấp các sản phẩm “made in Viet Nam” hay “made by Viet Nam” trong chuỗi giá trị toàn cầu Việt Nam đang nỗ lực tham gia. Với sự tham gia của các đối tác châu Âu, chúng ta kỳ vọng, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của những công đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. “Phát triển bền vững” là từ khóa, là nền tảng tương tác giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp theo khuôn khổ các FTA thế hệ mới trong đó có EVFTA.

Thái Bình

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp