12:51 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3666

Máy chủ tìm kiếm : 65

Khách viếng thăm : 3601


Hôm nayHôm nay : 122723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4615203

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51560701

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Giữ vững an ninh miền núi Đồng Xuân

Thứ sáu - 23/04/2021 08:08

Ở đó, ngoài huyết mạch giao thông đường sắt xuyên Việt còn có đường quốc lộ 19C xuyên qua 4 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Trong số 19.140 hộ gia đình với 65.512 người dân sinh sống ở 10 xã và thị trấn La Hai, có hơn 16% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại 15 buôn làng ở 6 xã Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Đa Lộc, Phú Mỡ.

Thượng tá Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Công an huyện Đồng Xuân cho biết, nhiều năm về trước, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân miền núi Đồng Xuân còn nhiều hạn chế, tình trạng tụ tập rượu bia dẫn đến gây rối trật tự công cộng, đánh người gây thương tích, trộm cắp tài sản, tranh chấp đất đai, tảo hôn, cờ bạc, phá rừng làm nương rẫy… phát sinh nhiều nơi trong đời sống thường nhật.

Tại các buôn làng đồng bào DTTS vẫn còn một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cúng bái thần linh, hành xử theo luật tục, thậm chí có nơi người dân nhẹ dạ cả tin bị kẻ xấu kích động, lôi kéo đi theo một số tà đạo… Vì thế, cán bộ - chiến sĩ Đội An ninh và Đội Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), Công an huyện Đồng Xuân tăng cường bám sát buôn làng xuyên suốt ngày đêm để triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ bảo đảm ANTT, đồng thời phối hợp chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội đẩy mạnh công tác dân vận.

Trung tá Nguyễn Phan Việt Hùng - Phó Đội trưởng Đội An ninh, Công an huyện Đồng Xuân nhớ lại: "Hồi đó giao thông cách trở, thời tiết biến động bất thường nên sản xuất và đời sống của người dân vấp phải nhiều khó khăn, CBCS An ninh, Cảnh sát khoác ba lô, đi xe máy, thậm chí có nơi phải đi bộ vượt qua sông, suối để về buôn làng đồng bào DTTS, tiếp cận già làng, vận động người dân trồng trọt chăn nuôi cần phải vận dụng khoa học kỹ thuật; bệnh đau không nên cúng bái vì nghi kỵ "ma lai", "cầm đồ thuốc độc", mà phải đến cơ sở y tế để điều trị; tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh cần phải được chính quyền và các cơ quan chức năng hòa giải, xử lý theo quy định pháp luật không nên hành xử theo luật tục…".

Trong khi đó Trung tá Đoàn Quang Phục, Đội Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Công an huyện cùng đồng đội tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông tin cho người dân nắm bắt kịp thời những thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, kết hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các xã đẩy mạnh phong trào gắn với xây dựng các mô hình ANTT "Bảo đảm ANTT vùng giáp ranh", "Hai giữ về ANTT", "Quản lý giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư"…

Đặc biệt, hơn 1 năm qua, kể từ khi đưa Công an chính quy về xã, ANTT ở địa bàn cơ sở chuyển biến tích cực, nhiều già làng và người dân thật sự tin yêu, cảm mến khi Công an kịp thời can thiệp, xử lý hiệu quả nhiều vụ việc phát sinh.

Thượng tá Nguyễn Quang Thắng, Trưởng Công an huyện Đồng Xuân cùng đồng đội trao quà tặng già làng Mang Thôn, ở buôn Da Dù, xã Xuân Lãnh.

Nhờ chủ động phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, trong năm 2020, Công an huyện Đồng Xuân đã điều tra làm rõ 31 vụ phạm pháp hình sự, đạt gần 97%. Đặc biệt, trong quý I-2021, trên địa bàn huyện này không xảy ra phạm pháp hình sự, mà chỉ có 2 vụ trộm cắp vặt đã được xử lý hành chính và 2 vụ tai nạn giao thông đơn giản.

Nhiều năm qua, những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cúng bái thần linh, hành xử theo luật tục ở các buôn làng đã được đẩy lùi. Một số người đồng bào DTTS nhận ra lầm lỗi nên đã từ bỏ tà đạo. Những "Bí ẩn về ngôi làng có nhiều người tự tìm đến cái chết" ở Suối Cối 2, xã Xuân Quang 3 từng được Báo CAND phản ánh cách đây hơn 6 năm đã được Công an và chính quyền địa phương "giải mã" nên nhận thức của người dân Chăm H"roi ở đó chuyển đổi bằng các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư", "Xóa đói giảm nghèo".

Người dân ở thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ đã chấm dứt tình trạng xâm lấn đất rừng của xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định). 95% vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp dân sự đã được Công an kịp thời tham mưu cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương hòa giải ổn thỏa từ cơ sở. "Điểm nóng" phá rừng làm nương rẫy ở xã Phú Mỡ đã "hạ nhiệt" sau khi Công an huyện Đồng Xuân cùng các cơ quan chức trách vào cuộc đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh.

Chúng tôi bám theo chuyến công tác của Thượng tá Nguyễn Quang Thắng - Trưởng Công an huyện Đồng Xuân về xã Xuân Lãnh, địa bàn tiếp giáp với xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định). Dù đã 82 tuổi, nhưng già làng Mang Thôn ở buôn Da Dù vẫn còn khỏe mạnh, nên ông vẫn chẻ tre đan gùi, chơi trống đôi và lên nương rẫy chăm sóc ngô, lúa. Ông chia sẻ với lãnh đạo Công an huyện rằng, mấy năm trước, ông phát hiện kẻ xấu đến làng này kích động, dụ dỗ bà con theo tà đạo. Ông cùng cán bộ Công an đến tận nơi giải thích cho bà con hiểu rõ sự thật.

Già làng La Chí Thái, ở buôn Xí Thoại, đã từng thoát ly tham gia kháng chiến, được trao tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng. Bây giờ ở tuổi 84 nhưng hàng chục năm qua ông vẫn là thầy thuốc đông y nổi tiếng được nhiều bệnh nhân trong cả nước biết đến. Ông cho biết: "Xí Thoại có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về nghệ thuật biễu diễn Trống đôi - Cồng ba - Chiêng năm. Nơi này trở thành làng văn hóa với cuộc sống luôn bình yên nhờ những nỗ lực tích cực của Công an luôn bám sát cơ sở, ngày đêm gắn bó với buôn làng chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm".

Rời miền núi Đồng Xuân, trên đường về xuôi tôi nhớ mãi câu nói của già làng La Thanh Nghĩa ở xã vùng cao Phú Mỡ: "Bà con ở các buôn làng miền núi Đồng Xuân luôn tin yêu, cảm mến Công an, vì họ không chỉ là những người bảo vệ bình yên cuộc sống, mà còn có nhiều hoạt động chăm lo cho dân, vì nhân dân phục vụ".

Tác giả bài viết: Hữu Toàn

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp