21:00 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3913

Máy chủ tìm kiếm : 828

Khách viếng thăm : 3085


Hôm nayHôm nay : 162661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4463960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51409458

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Giúp dân hóa giải lời phán truyền ác độc

Thứ ba - 04/02/2020 08:04

Lời phán tai hại

Băng qua điệp trùng núi non giữa dãy Hoàng Liên Sơn, sau vài giờ di chuyển trên những đoạn đường chênh vênh, uốn lượn bên miệng vực thẳm, bản Tả Chải thuộc xã biên giới Ma Ly Chải đã hiện ra trong sương chiều miền sơn cước với hơn 100 nóc nhà lúp xúp của người Hà Nhì. Bên bếp lửa của gia đình ông Phu Vần Lèng, nơi từng xảy ra vụ ngộ độc rượu với 9 người chết, 150 người bị ảnh hưởng vào tháng 2-2017, câu chuyện về những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang huyện Phong Thổ nhằm giải quyết êm thấm nguy cơ xung đột trong nội bộ nhân dân, được tái hiện qua lời kể của các chứng nhân sự kiện.

TS.BS Dương Đình Đức (thứ 2 từ phải qua) trong chuyến thăm bản Tả Chải.

Khi sự cố nghiêm trọng này xảy ra, TS Dương Đình Đức đang giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội. Đây là cuộc thử thách cam go, áp lực cực lớn đối với vị lãnh đạo huyện vùng cao trưởng thành từ ngành Y tế. Được biết, chính quyền cùng các ban ngành chức năng địa phương đã làm việc không ngừng nghỉ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, tình hình ngộ độc rượu đã được kiểm soát.

Nỗi đau đang dần nguôi ngoai thì Huyện ủy, UBND huyện lại được tin có một chuyện vô cùng nghiêm trọng khác đang âm ỉ trong dân bản Tả Chải. Số là trong bản có chị Giàng Dừ Gư đột nhiên bị ốm nặng, thuốc cũng đã uống mà không khỏi. "Có bệnh vái tứ phương", gia đình đã mời một thầy mo từ bên kia biên giới về cúng ma, đuổi bệnh cho chị. Gã này phán chị Gư bị đau bụng là do trong bản có "tà ma".

Nguyên do là trong mồ ông Phu Vần Lèng đang chôn dưới đất có con dế "ma". Nó sẽ về lần lượt bắt chết dân làng. Muốn sống chỉ còn cách cả bản phải quật mả ông Lèng lên rồi thiêu xác trừ tà.

Lời phán độc địa của gã thầy mo phút chốc loang ra cả bản. Người ta thì thào với nhau, ai cũng lo cái ma tìm đến bắt người nhà mình, nên việc quật mộ ông Lèng được nhiều người lớn tiếng ủng hộ. Sau đó, cả bản đã "họp", một "nghị quyết" về việc phá mộ đốt xác được thông qua với biểu quyết của số đông. Kế hoạch được ấn định vào ngày thứ 7 mùng 8-6 Âm lịch.

Anh Phu A Sử (con trai ông Lèng) tiếp chúng tôi bên bếp lửa, anh cho biết chuyện dân bản định quật mộ đốt xác cha anh khiến gia đình vô cùng sợ hãi, đạo làm con không ai cho phép chuyện đó xảy ra.

Như vậy, mâu thuẫn bắt đầu nhen nhóm trong nội bộ thôn bản, giữa những người chủ trương "trừ tà" với gia đình có người thân quá cố. Những xung đột liên quan đến mê tín, dị đoan nơi rẻo cao, dễ mà để lại những hậu quả khốc liệt. Bởi đã từng xảy ra không ít vụ việc giải quyết mâu thuẫn một cách cực đoan có nguyên nhân từ mê tí dị đoan ở nhiều địa phương miền núi.

Nhận tin báo, ông Hoàng Ngọc - (Bí thư Huyện ủy Phong Thổ) đã triệu tập thành viên ủy ban, lực lượng Công an, Biên phòng thành lập đoàn công tác khẩn trương xuống địa bàn để nắm tình hình, tìm đối sách giải quyết. Lãnh đạo huyện xác định nếu không ngăn chặn được việc "quật mả", sự việc có thể bùng phát thành mâu thuẫn dòng tộc, kéo theo việc trả thù hay những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự ở xã phên giậu này.

Chưa kể, những người dân tham gia sẽ phạm tội xâm phạm mồ mả, hài cốt, phải chịu trách nhiệm hình sự. Phương châm chỉ đạo là bằng mọi giá phải ngăn chặn bằng được sự việc trên, để không người dân nào bị bắt, dẹp yên được điểm nóng, ổn định đời sống, tâm lý để bà con yên tâm sản xuất.

"Cái khó nhất là trình độ dân trí của đồng bào rất hạn chế. Nỗi đau mất người chưa lắng xuống, nên sự sợ hãi sẽ là động lực thúc đẩy người ta làm những việc cho là đúng để bảo vệ cuộc sống của mình, bởi vì bạo động luôn là con đẻ của nỗi sợ. Chúng tôi suy nghĩ đến quên ăn, quên ngủ trong những ngày đó, nhiều cuộc họp, hội ý với các ngành Công an, Biên phòng, Văn hóa, Mặt trận, Giáo dục… của huyện được tổ chức để tìm lời giải cho bài toán hóc búa này" - ông Đức nhớ lại.

Thắp sáng niềm tin

Sau họp bàn, ông Đức được Huyện ủy, UBND huyện Phong Thổ giao trực tiếp phụ trách công tác giải quyết điểm nóng Tà Chải. Đó là một quyết định sáng suốt, bởi chỉ sau hai ngày tiếp xúc, tôi đã thấy ý thức trách nhiệm cao cùng sự "đa mưu túc trí " ở vị lãnh đạo này.

Anh Phu A Sử (bên trái) trò chuyện với TS. Dương Đình Đức.

Bên bếp lửa, một vị chỉ huy Bộ đội Biên phòng kể với tôi rằng, trong các cuộc họp bàn biện pháp giải quyết sự việc, có người đề xuất tổ chức luân phiên canh gác mộ ông Lèng. Đến ngày 8-6 Âm lịch thì tăng cường lực lượng xuống hiện trường, ai vi phạm bắt ngay. Đề xuất này bị ông Đức gạt đi, vì theo ông việc phải bắt dân là hạ sách.

Người ta chưa hiểu, thì phải bằng nhiều cách phù hợp nói để người ta hiểu, cần sáng tạo trong cách tiếp cận người dân để vận động. Cuối cùng, một kế hoạch đầy nhân văn nhưng rất đỗi "cao thâm" đã được ông Đức chỉ đạo triển khai đồng bộ.

Đầu tiên, lực lượng Công an huyện cùng phòng Thông tin văn hóa được cử về Tả Chải tổ chức biểu diễn ca nhạc. Tiếng hát tại nơi thâm sơn cùng cốc đã kéo mọi người tung chăn ra khỏi nhà đến xem.

Lồng kết giữa chương trình là hoạt động phổ biến pháp luật. Những quy định cấm xâm phạm mồ mả, hài cốt đã được chiến sĩ Chang Gia Đô (Công an huyện Phong Thổ, là người dân tộc Hà Nhì) tuyên truyền cho bà con bằng cách nói gần gũi, dễ hiểu nhất.

Đồng thời tại lớp học cắm bản, "đầu bài" học sinh được thầy cô giao về nhà đó là chép lại các quy định pháp luật hình sự liên quan tới hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Cùng lúc ấy, an ninh thôn bản được thắt chặt bởi hoạt động tuần tra của lực lượng Biên phòng, Công an, dân quân tự vệ.

Song song với các hoạt động trên, việc khám chữa bệnh cho bà con được ngành Y tế huyện về triển khai tận nơi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tại chỗ, lực lượng Công an tiếp tục tuyên truyền pháp luật đến người dân qua hệ thống loa truyền thanh. Với trình độ của một Tiến sĩ Y khoa, ông Đức đã vận dụng sở học của mình vào giải quyết vụ việc.

"Tôi đã trực tiếp khám và chữa bệnh cho chị Giàng Dừ Gư. Qua xem xét các dấu hiệu lâm sàng, nhận thấy có biểu hiện của bệnh lý suy nhược cơ thể và hội chứng dạ dày, bệnh nhân được đưa đi điều trị kịp thời nên chỉ sau vài ngày là được xuất viện. Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo, chị Gư trở thành "tuyên truyền viên" về tình trạng của mình. Từ chính miệng chị Gư nói ra, dân bản vỡ lẽ thứ thầy bói nói là xằng bậy. Nguyên nhân chị Gư ốm là do mắc bệnh, chứ không phải do tà ma làm hại. Biện pháp "trực quan sinh động" này tỏ ra rất hiệu quả, nhiều người đã nhận ra sự hồ đồ của mình" - ông Đức vui vẻ kể.

Cùng lúc với triển khai biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, Công an huyện Phong Thổ đã tăng cường nắm tình hình, dư luận trong nhân dân, để "đo" quyết tâm phá mộ đã giảm đến đâu trong hơn trăm nóc nhà ấy. Những thông tin báo về cho phép Ban chỉ đạo tiếp tục triển khai các bước đi độc đáo tiếp theo. Lúc này, một sáng kiến "rút củi đáy nồi" rất thú vị đã được triển khai.

Bản Tả Chải (xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) - nơi xảy ra sự việc.

Cuối cùng, vào đúng ngày 8-6 Âm lịch - vốn được dân bản dự định đi phá mộ, ngoài việc lực lượng Công an, Biên phòng, dân quân tăng cường tối đa hoạt động tuần tra, thì ở một địa điểm khác, việc cấp phát gạo hỗ trợ bà con được tiến hành. "Dân dĩ thực vi tiên", kết quả là 100% số hộ dân đã nô nức rủ nhau đi nhận gạo. Chuyện phá mộ không còn ai nhắc đến.

Khi bóng tối đổ xuống khép lại một ngày, cũng là lúc gia đình anh Phu A Sử thở phào nhẹ nhõm. Quân gác mộ sau một ngày dài cổ chờ việc, cũng được trở về trong niềm vui hân hoan vì đã đưa dân thoát ra khỏi những mê lầm, nguy cơ tội lỗi do hạn chế về nhận thức.

Đào Trung Hiếu

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp