09:46 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1321

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 1285


Hôm nayHôm nay : 65061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3492267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55646156

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Người “truyền lửa” nghề dệt thổ cẩm

Thứ ba - 14/01/2020 20:03


Giữ nghề dệt thổ cẩm

Trước đây, người Xê Đăng ở Trà Cang giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm bằng cách truyền nghề cho con gái, vì thế những cô gái tuổi đôi mươi trong làng đều biết đến nghề. Gia đình bà cũng vậy, hầu hết các thế hệ đều biết dệt thổ cẩm. Khi lên 7 tuổi, Trần Thị Kim Hoa đã thấy mẹ mình làm khung dệt thổ cẩm. Nhiều lần Hoa cũng muốn dệt thử nhưng khi vừa chạm vào khung dệt thì đã bị mẹ mình can ngăn vì sợ hư hỏng tấm thổ cẩm đang dệt.

Nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa (đội mũ) truyền nghề dệt cho thế hệ sau.

Những lần bố mẹ vắng nhà, Hoa lại mang khung ra dệt theo những bước như mẹ mình, lâu dần thành quen, những bước dệt cơ bản bà cũng dần làm được. Nhưng một thời do chiến tranh, nghề dệt thổ cẩm từ đó mai một dần, thậm chí không còn mấy người biết đến nghề. Đỉnh điểm vào năm 1969- 1970, người dân ở Trà Cang phải bỏ vào rừng để tránh bom, đạn; bỏ lại làng mạc, trong đó có những chiếc khung dệt được làm bằng thủ công.

Sau ngày hòa bình, mọi người đều phải loay hoay với việc dựng lại làng, sản xuất nên nghề dệt thổ cẩm dần vắng bóng. Lớp trẻ ngày đó không mấy ai biết đến làm khung dệt và dệt thổ cẩm.

Nhớ lời dặn của mẹ phải giữ nghề dệt thổ cẩm, giữ văn hóa của người Xê Đăng, cô gái Trần Thị Kim Hoa đã tự mày mò lại cách dệt của mẹ mình tự khôi phục nghề dệt. Những chỗ nào khó và đã quên, Hoa tự đi các bản làng để gặp những người cao tuổi để học hỏi.

“Có một điều mà tôi luôn canh cánh trong lòng đó là chất liệu để dệt những tấm thổ cẩm. Nguyên liệu xưa để dệt thổ cẩm là bông do người dân trồng rồi thu hoạch về, màu của thổ cẩm cũng được làm bằng thứ vỏ và lá cây rừng, còn như hiện nay chất liệu đã được thay thế bằng những sợi len đủ màu”, bà Hoa nói.

Cuối tuần, tranh thủ những ngày không đứng lớp truyền nghề cho học viên, dưới ngôi nhà nhỏ ở làng Tắk Chưng, thôn 3, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa vẫn miệt mài bên khung dệt và hoàn thiện những bức thổ cẩm cho người Xê Đăng trước mùa lễ hội. Thời điểm cuối năm âm lịch, người Xê Đăng đặt hàng bà Hoa may đồ thổ cẩm nhiều, bà làm không xuể.

“Mùa xuân, ở vùng cao này người Xê Đăng tưng bừng khoác lên mình những trang phục truyền thống như váy, khố, tấm dồ để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê. Tôi phải tranh thủ dệt rồi may cho kịp”, bà Hoa nói. Dứt lời, bà Hoa nhanh đưa tay vào khung dệt trải đều những sợi len.

Theo bà Hoa, để dệt một tấm thổ cẩm phải ngồi từ sáng đến tối mịt mới hoàn thiện, còn may một bộ trang phục truyền thống áo, quần phải mất ít nhất 5 ngày. Nghệ nhân Hoa là người duy nhất ở Trà Cang biết dệt và may hoàn chỉnh những loại trang phục thổ cẩm. Những năm gần đây, bà Hoa còn đi trưng bày sản phẩm thổ cẩm của người đồng bào Xê Đăng ở nhiều nơi.

Ông Trần Xuân Mố, Chủ tịch UBND xã Trà Cang cho biết, nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa là người duy nhất ở địa phương dệt và may thành thạo trang phục truyền thống thổ cẩm. Những năm qua bà Hoa cũng truyền nghề dệt thổ cẩm cho nhiều phụ nữ ở địa phương. “Chính nhờ bà Hoa mà nghề dệt thổ cẩm ở Trà Cang được khôi phục. Qua đó sẽ giữ được bản sắc văn hóa của người Xê Đăng ở địa phương”, ông Mố nhận định.

Nhiều người tham gia lớp học của bà Hoa đã thành thạo nghề.

Truyền "lửa nghề" cho thế hệ sau

“Tôi rất muốn truyền nghề lại cho người trẻ, hễ có ai mới dạy nghề dệt thổ cẩm cho học viên là tôi đều đi”, đó là lời trải lòng mộc mạc, chất phát của người nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa khi nói về ước muốn truyền nghề của mình.

Gần 40 năm biết đến nghề dệt thổ cẩm, trong khoảng thời gian ấy, bà đã truyền nghề cho rất nhiều thế hệ trẻ là phụ nữ người Ca Dong, Xê Đăng. Đến nay bà đã tham gia dạy nghề cho 7 lớp học dệt thổ cẩm ở xã Trà Cang và xã Trà Mai (huyện Nam Trà My). Những học viên của bà có người đã thành thạo nghề và cùng bà truyền nghề cho người khác.

Chị Trần Thị Kim Thảo (30 tuổi, trú thôn 3, xã Trà Cang) là học viên đầu tiên do bà Hoa truyền nghề vào năm 2010, sau 2 tháng dưới sự chỉ bảo của bà Hoa, chị Thảo đã bắt đầu thành thạo dệt và làm một số sản phẩm cơ bản thổ cẩm. Sau gần 10 năm học nghề, đến nay ngoài dệt những sản phẩm truyền thống của đồng bào, chị Thảo còn may được những quần áo thổ cẩm và cùng bà Hoa tham gia các lớp truyền nghề cho người đồng bào nơi đây.

Những ngày đầu tháng 1-2020, bà Hoa và chị Thảo được mời để giảng dạy và truyền lại cách dệt thổ cẩm cho hội viên phụ nữ xã Trà Mai tại nhà cộng đồng thôn 1 (xã Trà Mai) do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nam Trà My Phối hợp với Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện tổ chức. 25 học viên là phụ nữ người Ca Dong rộn ràng tham gia lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do hai nghệ nhân giảng dạy, truyền nghề.

Ngoài dạy cho các chị em biết cách dệt, bà Hoa còn bày cho họ một số công đoạn từ làm khuôn có đến dệt những sợi lên thành tấm thổ cẩm. Bên cạnh đó bà hướng dẫn thêm cho học viên về cách phối một số loại màu sắc trên trang phục thổ cẩm để có thể ứng dụng vào đời sống.

Chị Hồ Thị Huệ (34 tuổi, thôn 3, xã Trà Mai) là một trong những hội viên tham gia lớp học dệt thổ cẩm đợt này. Chị Huệ cho biết, trong các lễ hội hiện nay ở thôn bản của chị, một số đồng bào người Ca Dong đã mặc đồ thổ cẩm. Chị rất mong muốn sau này sẽ tự dệt và may đồ thổ cẩm cho đồng bào mình nên vừa qua khi có thông tin sẽ mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa giảng dạy chị đăng ký tham gia ngay.

Người dân khoác lên mình những trang phục truyền thống bằng thổ cẩm để dự lễ hội truyền thống - Ảnh: Tư liệu NTM.

“Người dân chúng tôi sống ở đây chỉ phụ thuộc vào nương rẫy, ngoài ra cũng không có công việc gì có thêm tiền. Nếu học được nghề dệt thổ cẩm, tôi sẽ tự dệt và may được những bộ áo quần thổ cẩm cho gia đình mình mặc trong các ngày hội, giữ được nét văn hóa của người đồng bào mình, ngoài ra tôi còn có thể tự dệt thổ cẩm ở nhà để kiếm thêm thu nhập”, chị Huệ nói.

Đôi bàn tay thô ráp, cứng cáp của chị Huệ sau bao năm quanh năm gắn với dụng cụ lao động làm nương rẫy sau khi được bà Hoa, chị Thảo uốn nắn, truyền nghề nay đã có thể di chuyển mềm mại cho ra được tấm khăn thổ cẩm. Cầm tấm thổ cẩm vừa hoàn thành trên tay, chị Huệ rất phấn khởi.

Bà Vũ Thị Mai Thuyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Trà My cho biết, trong năm qua đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan khác tổ chức một số lớp dạy nghề cho hội viên phụ nữ, trong đó có mây tre đan, dệt thổ cẩm. Riêng lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, Hội mời bà Trần Thị Kim Hoa về giảng dạy, truyền nghề.

“Sau 2 tháng học tập, 25 học viên của lớp sẽ được bà Hoa, chị Thảo truyền đạt các kiến thức về dệt may thổ cẩm, qua đó góp phần vào việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở địa phương. Sau khi học xong hội viên đã được truyền nghề có thể tận dụng thời gian nông nhàn dệt thổ cẩm kiếm thêm thu nhập”, bà Thuyên nói.

Hà Vy

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp