00:22 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4051

Máy chủ tìm kiếm : 157

Khách viếng thăm : 3894


Hôm nayHôm nay : 4106

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4496586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51442084

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Samuel Jesse Battle: Từ bốc vác thành Cảnh sát

Thứ ba - 25/02/2020 09:45


Bài học trọng danh dự

Samuel Jesse Battle sinh ngày 16/1/1883 tại hạt New Bern, tiểu bang North Carolina, Mỹ. Cha mẹ Battle là một trong những thế hệ cuối cùng được sinh ra trong chế độ nô lệ miền Nam. Năm 1883, sự chào đời của cậu bé Battle gây ra nhiều chú ý đối với cộng đồng hạt New Bern, vì cháu bé quá bự, nặng hơn 7kg. Battle được ghi nhận là em bé sơ sinh lớn nhất từng được sinh ra ở tiểu bang North Carolina.

Samuel Battle được bổ nhiệm đứng đầu lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp, tạm tha nghi phạm năm 1941.

Khi còn là một thiếu niên, Battle đã bị bắt vì tội ăn cắp tiền từ một cái két sắt của ông R. H. Smith, một chủ đồn điền giàu có mà Battle đang làm thuê ở đó. Đấy cũng là bước ngoặt của cuộc đời Battle, cậu bé may mắn không bị tù. Nhờ ông chủ Smith là bạn thân của cha anh, vì cả hai người đều theo đạo Tin Lành. Sau sự kiện này, Battle luôn tự hứa với mình rằng “Từ hôm nay, tôi sẽ luôn sống trung thực và coi trọng danh dự”.

Năm 1901, Samuel Battle chuyển đến New York để tìm kiếm vận may. Battle xin được chân phục vụ tại khách sạn Sagamore ở Lake George, với tiền lương 31 đô la/ tháng. Sau đó, Battle làm nhân viên bốc vác hành lý ở ga xe lửa. Nhưng cuối cùng, cảnh sát là công việc mà Battle theo đuổi cho đến trọn cuộc đời. Samuel Battle công tác trong lực lượng Cảnh sát thành phố New York suốt 40 năm, từ năm 1911 đến 1951.

Khi nộp đơn ứng tuyển vào cảnh sát, Battle đã bị các bác sĩ quân y từ chối vì có vấn đề về tim mạch. Nhưng sau khi những người da đen nổi tiếng của thành phố phản đối các quan chức đối xử phân biệt chủng tộc, Battle đã vượt qua cuộc kiểm tra y tế lần thứ hai mà tim không có vấn đề gì.

Cảnh sát da đen đầu tiên của New York

Năm 1911, dân số thành phố New York phần đông là người da trắng, người da đen chỉ chiếm khoảng 2% dân số. Trước Battle, chưa có thành viên nào của cộng đồng người da đen công tác trong lực lượng cảnh sát. Lúc bấy giờ, Battle được xem là một chàng thanh niên khổng lồ với chiều cao hơn 1,9 mét và cân nặng 130 kg. Battle xếp thứ 199 trong số 638 ứng viên thi tuyển vào lực lượng cảnh sát của thành phố.

Ngày 6/3/1911, Samuel Battle trở thành người da đen đầu tiên được bổ nhiệm vào lực lượng Cảnh sát thành phố New York. Lúc này, Cảnh sát thành phố New York có 10.000 thành viên. Battle đã đánh một dấu son chói lọi trong cộng đồng người da đen của thành phố New York.

Ông là niềm cảm hứng bất tận cho các thế hệ người da đen sau này tham gia vào lực lượng cảnh sát. Ngày nay, người da đen chiếm 23% dân số thành phố, và chiếm 18% trong số sĩ quan cảnh sát của Sở Cảnh sát thành phố này.

Những năm đầu, Samuel Battle được phân công tuần tra khu vực San Juan Hill. Đây là một trong những khu phố có nhiều người Mỹ gốc Phi. Sau đó, Battle phụ trách khu vực Harlem, khi dân số người Mỹ gốc Phi ở đây tăng lên. Battle chiếm được thiện cảm của cộng đồng người da đen. Nhờ vậy, ông không cần phải sử dụng vũ lực mà vẫn hoàn thành công tác một cách xuất sắc.

Tuy nhiên, Battle đã phải âm thầm chịu đựng sự đối xử phân biệt chủng tộc từ các sĩ quan cảnh sát da trắng khác. Có lần, ai đó đã viết một mảnh giấy đe dọa ông với lời lẽ phân biệt chủng tộc. Có hôm, ai đó đã bắn một phát đạn vào giường ngủ của Battle. Trong một cuộc phỏng vấn ở Đại học Columbia, Battle nói rằng ông không bao giờ phàn nàn về cách đối xử bất công của đồng nghiệp da trắng, và luôn cố gắng giúp đỡ và bảo vệ đồng nghiệp da trắng trong mọi hoàn cảnh.

Năm 1919, Battle lao vào đám đông những kẻ bạo loạn tại đường số 135 và đại lộ Lenox để giải cứu một sĩ quan da trắng, đang bị bao vây trong một khu phố toàn người da đen. Đây là một ví dụ trong số rất nhiều lý do tại sao Battle được các đồng nghiệp tôn trọng và ngưỡng mộ. Sau sự kiện này, Battle không còn bị phân biệt đối xử bởi các đồng nghiệp da trắng nữa.

Và năm 1941, Battle trở thành Phó Cảnh sát trưởng da đen đầu tiên phụ trách lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự, hỗ trợ tư pháp, tạm tha nghi phạm.

Cuộc bạo loạn ở Harlem

Ngày 19/3/1935, một tin đồn lan rộng trên các đường phố của khu Harlem rằng một đứa trẻ người Puerto Rico bị đánh tới chết bởi các cảnh sát da trắng. Nhưng sự thực là cậu bé bị bắt khi đang ăn trộm một con dao, cậu cũng không hề bị cảnh sát dùng vũ lực bắt giữ và sau đó đã được thả ra.

Tuy nhiên, mọi việc đã quá muộn và lời đồn vượt quá tầm kiểm soát dẫn đến những cuộc tuần hành kết thúc trong bạo lực đẫm máu. Đây cũng được xem cuộc bạo loạn về sắc tộc đầu tiên ở khu Harlem. Hậu quả, có 3 người chết, hàng trăm người bị thương và tổn thất về tài sản lên đến 2 triệu đô la.

Battle đóng vai trò nòng cốt trong việc dập tắt cuộc bạo loạn ở Harlem. Sau đó, ông đi tìm cậu bé người Puerto Rico, chụp ảnh mình và cậu bé đang tươi cười mà không có một chút thương tích gì. Sau đó, ông nhờ các tờ báo đăng hình ảnh đó lên các tờ báo. Nhờ vậy, Battle đã chấm dứt cuộc bạo loạn mà không cần phải dùng đến súng đạn.

Năm 1936, nhân dịp kỷ niệm 25 năm tham gia lực lượng cảnh sát, Battle nói rằng để xóa bỏ định kiến của người da đen đối với người da trắng, đó là người da đen phải được cải thiện về mặt giáo dục và tài chính. Theo ông, để người da đen và da trắng chung sống trong hòa bình thì họ phải được bình đẳng như nhau và cùng tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của họ.

Năm 1951, Samuel Battle chia tay lực lượng Cảnh sát New York, năm đó ông 68 tuổi. Samuel Battle mất vào ngày 7-8-1966, hưởng thọ 83 tuổi.

Năm 2009, giao lộ giữa đường số 135 và đại lộ Lenox ở thành phố New York được đặt theo tên ông. Loạt phim truyền hình “Watchmen” đã khắc họa lại cuộc đời của sĩ quan cảnh sát da màu Samuel Battle, do diễn viên Philly Plowden thủ vai.

Nhân vật chính trong phim là Will Reeves, một sĩ quan cảnh sát da đen, công tác tại Sở Cảnh sát New York năm 1938. Bộ phim đã đề cập về sự phân biệt chủng tộc mà cảnh sát da đen Will Reeves đã phải đối mặt mỗi ngày.

Hoa Nam (Tổng hợp)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp