10:15 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3095

Máy chủ tìm kiếm : 39

Khách viếng thăm : 3056


Hôm nayHôm nay : 205358

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4697838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51643336

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Thế giới đảo lộn vì virus corona

Thứ ba - 11/02/2020 03:56


Hai tháng sau khi dịch viêm phổi cấp do virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), tính đến sáng 3-2, dịch virus corona xuất hiện ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 17.000 người nhiễm bệnh, 362 người chết. Không những thế, virus corona đã khiến kinh tế thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ nông dân tới các hãng công nghệ đều bị ảnh hưởng

Qiu Xiangjian, 50 tuổi, nông dân ở tỉnh Giang Tô, thức dậy vào sáng mùng 5 Tết với một số tin tức đáng lo ngại. Để chống dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) đang lan rộng khắp Trung Quốc, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh đóng cửa tới ngày 10-2, ngoại trừ những cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Giờ đây, ông không thể bán gà cho các lò mổ hay chợ.

Qiu chỉ còn đủ thức ăn cho 40 con gà trong hai ngày, nhưng tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đều đã đóng cửa. Nếu không thể mua thêm thức ăn cho chúng, ông sẽ phải nhìn đàn gà của mình chết đói. "Với tôi, như thế là mất hết tất cả", ông nói.

Với Qiu, vấn đề còn vượt ra khỏi việc các lò mổ đóng cửa và nguồn cung thức ăn gia cầm không còn. Ngay cả nếu ông tìm được nguồn cung ở các tỉnh khác, những tuyến đường vẫn bị đóng. Đường dẫn tới làng ông hiện bị đổ những đống đất lớn để ngăn xe qua lại.

Việc thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế của Trung Quốc.

Không chỉ những nông dân như Qiu, nhiều ngành kinh doanh dịch vụ khác ở Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với khó khăn. Haidilao, một trong những chuỗi nhà hàng lớn nhất Trung Quốc, đã đóng tất cả 550 chi nhánh trên cả nước.

Vịt quay Bắc Kinh Dadong, một chuỗi nhà hàng cao cấp, cũng đóng hơn 20 chi nhánh và chỉ giữ lại hai cửa hàng ở Bắc Kinh. "Nếu mọi thứ không trở về bình thường trong hai tháng, chúng tôi có lẽ sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp của mình", Dong Zhenxiang, chủ chuỗi nhà hàng Dadong, nói. Ông hy vọng chính phủ có thể giảm thuế, giảm giá cho thuê và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ.

Dịch viêm phổi do virus corona cũng khiến cho ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc lao đao. Thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc. Ở Vũ Hán hiện có khoảng 10 nhà máy lắp ráp ôtô, là chiếc nôi của nền công nghiệp ôtô nước này và từng được mệnh danh là một "Detroit" của Trung Quốc, mỗi năm sản xuất trên 2 triệu chiếc ôtô để phục vụ thị trường nội địa, là địa bàn mà hai tập đoàn xe hơi Pháp là Peugeot Citroen và Renault chọn làm cổng vào để thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Vũ Hán không chỉ là nơi trưng bày của nền công nghiệp ôtô Trung Quốc mà còn là một lò công nghệ luyện kim, nơi sản xuất đến 66% đường ray xe lửa cho toàn quốc. Gần đây, nhiều công ty khởi nghiệp của Trung Quốc và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã dồn về Vũ Hán.

Không chỉ là một thành phố năng động, một cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Vũ Hán còn là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền cung ứng, là một chặng trung chuyển không thể thiếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Với một cảng lớn trên sông Dương Tử, với sân bay và các sân ga siêu lớn, Vũ Hán được xem là cánh cổng giao thương giữa Trung Quốc với châu Âu, với Trung Đông và cả Mỹ.

Từ ba năm nay, một chuyến đường sắt đã nối liền thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc với Thành phố Lyon, miền Trung nước Pháp. Thế nhưng từ một tuần qua, Vũ Hán trong tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập", đường phố vắng bóng người. Các nhà máy đóng cửa chưa biết đến khi nào sẽ mở lại, nhân viên bất đắc dĩ phải nghỉ phép "vô hạn định".

Dịch cúm do virus corona khiến nhiều nhà máy sản xuất ô tô tại Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động.

Ngoài các công ty Trung Quốc, ngay cả các ông lớn công nghệ của Mỹ là Google, Apple, Facebook cũng tạm ngừng hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 28-1, Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, tuyên bố đóng cửa ba cửa hàng Apple Store ở thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) và Nam Kinh (tỉnh Giang Tô).

Ngoài ra, nhiều cửa hàng khác của Apple tại Trung Quốc thực hiện chính sách giảm giờ làm. "Doanh số của chúng tôi ở Vũ Hán chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng lượng sản phẩm bán ra trên khắp đất nước vẫn bị ảnh hưởng trong vài ngày qua", Tim Cook nói.

Theo Bloomberg, Apple đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt iPhone giá rẻ mới vào tháng 2 nên sẽ gặp rủi ro hơn ở dự định này. Apple có khoảng 10.000 nhân viên trực tiếp tại Trung Quốc, phụ trách hoạt động của công ty và bán lẻ tại thị trường này. Ngoài ra, chuỗi cung ứng của họ có vài triệu công nhân, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm như iPad, iPhone và Apple Watch.

Sản xuất của Apple tại Trung Quốc có nguy cơ gián đoạn sau Tết Nguyên đán, khi đối tác Foxconn và Pegatron đối mặt với viêm phổi Vũ Hán. Hầu như tất cả iPhone của Apple đều được sản xuất bởi Hon Hai Precision Industry của Foxconn tại Trịnh Châu và Pegatron Corp tại một địa điểm lắp ráp gần Thượng Hải. Hai nơi này cách Vũ Hán hơn 500km. Nhưng khoảng cách đó không đủ để hoàn toàn miễn dịch trước nCoV.

"Tôi không thể tưởng tượng ra một kịch bản trong đó chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Nếu có một trục trặc lớn trong nguyên liệu thô, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và vận chuyển thì nó sẽ tạo ra sự gián đoạn", Patrick Moorhead, nhà phân tích kỳ cựu của Moor Insights Strategy nhận định.

Theo Financial Times, giá cổ phiếu của Hon Hai Precision Industry hay Foxconn, công ty Đài Loan gia công phần lớn iPhone trên thế giới, đã giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 20 năm. Tương tự, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản, cũng như các công ty công nghệ khác hoạt động tại Trung Quốc, như Murata Manufacturing, Tokyo Electron và Sharp đều giảm hơn 3% do các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ gián đoạn của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh Foxconn, các công ty khác như Pegatron, đối tác gia công thiết bị cho Apple, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus Corona do phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung ở Trung Quốc. "Quy trình sản xuất linh kiện bán dẫn hiện nay gần như tự động hóa, trong khi Foxconn và Pegatron phụ thuộc nhiều vào lắp ráp thủ công và sử dụng nhiều lao động", Cheung giải thích.

Starbucks cho biết hãng này có kế hoạch đóng cửa một nửa cửa hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của hãng. Còn British Airways đã dừng toàn bộ chuyến bay đến Trung Quốc, trong khi American Airlines dừng các chuyến bay từ Los Angeles đến Thượng Hải và Bắc Kinh và ngược lại.

Virus corona có thể làm ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại các nhà máy lắp ráp iPhone của Apple tại Trung Quốc.

Virus corona - mối đe dọa mới cho kinh tế thế giới

Ngày 29-1, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định, dịch bệnh do virus corona chủng mới bùng phát ở Trung Quốc là một mối đe dọa mới, giữa lúc triển vọng kinh tế toàn cầu đang khởi sắc trong những tháng gần đây.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Powell phân tích việc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại sơ bộ hồi đầu tháng 1, giải pháp Brexit và việc các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì lãi suất thấp cho thấy, nền kinh tế thế giới sẽ bắt đầu mở rộng nhanh hơn sau khi bị tác động bởi các tranh cãi thương mại.

Nhưng hiện nay viễn cảnh đó trở nên phức tạp do xuất hiện virus corona. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed lưu ý hiện vẫn chưa rõ quy mô thiệt hại kinh tế do virus này ở Trung Quốc và các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc ngành khách sạn, hàng không, sòng bạc và du thuyền mới là những nơi chịu tác động lớn nhất.

Ngay cả một ngành tưởng rất ít liên quan là dầu mỏ nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn vì dịch virus corona mới. Tiêu thụ của Trung Quốc chiếm gần 1/4 nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, kể từ khi thông tin dịch virus corona có thể lây từ người sang người được chính thức công bố, cùng với những lo ngại về tác động kinh tế tiềm tàng của dịch bệnh này, giá dầu trung bình giảm từ 65 USD/thùng xuống còn chưa đầy 59 USD/thùng.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ số một thế giới, nhưng giờ đây tại nhiều thành phố, giao thông đình trệ, hàng trăm máy bay không được phép cất cánh. Nhà phân tích Neil Wilson của Market.com nhận xét: "Giới đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại cùng với ngành du lịch toàn cầu. Đây là hai nguồn tiêu thụ chính của thị trường dầu mỏ thế giới".

Jake Parker, Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết: "Các thành viên của chúng tôi đang đối mặt với nhiều cấp độ gián đoạn kinh doanh, trong đó có vấn đề về chuỗi cung ứng, đóng cửa nhà máy, cửa hàng và các thách thức khác. Nếu lệnh cấm di chuyển và cách ly kéo dài, các vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng".

Đức Quý (tổng hợp)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp