05:54 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1315

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 1291


Hôm nayHôm nay : 57448

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2998727

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55152616

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » HOẠT ĐỘNG CAND

CAND

Thuốc phiện – nguồn cơn thất bại của Mỹ ở Afghanistan

Thứ tư - 18/03/2020 21:08


Trong vòng năm năm đầu tiên quân Mỹ đóng quân tại Afghanistan, tổng sản lượng thuốc phiện nhảy vọt từ 180 tấn/năm lên con số 2.200 tấn/năm. Mỗi một mùa thu hoạch thuốc phiện lại giúp Taliban tuyển thêm một thế hệ thành viên trẻ mới. Taliban càng có kỹ năng hơn trong việc trồng thuốc phiện, chúng lại càng có thêm nhiều tiền để tuyển thêm phiến quân.

1979 - 1992: Cuộc chiến bí mật

Số tiền được CIA chi cho phiến quân Hồi giáo chống quân đội Liên Xô (cũ) vào những năm 1980 lại được sử dụng để xây dựng một loạt nhà xưởng điều chế heroin, biến phía Đông Afghanistan trở thành đại công xưởng thuốc phiện của thế giới. Ước tính trong vòng hai thập niên kể từ năm 1970, nguồn cung thuốc phiện của Afghanistan đã tăng tới 20 lần.

Lính thủy đánh bộ Mỹ tuần tra trên cánh đồng thuốc phiện tại huyện Lui Tai, tỉnh Helmand, Afghanistan.

Bản thân người dân Afghanistan cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trồng cần sa. Bởi lẽ, chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, mùa màng thất bát, trong khi trồng cây thuốc phiện lại vừa hợp thổ nhưỡng, vừa kiếm được nhiều tiền.

Khi phiến quân Hồi giáo Mujahedeen giải phóng được một số khu vực dưới quyền kiểm soát của quân đội Liên Xô (cũ), họ bắt đầu thu thuế những người dân thường tham gia trồng thuốc phiện, đặc biệt là thu nhiều của những người ở vùng thung lũng Helmand màu mỡ, nơi từng được coi là vựa lúa mì của Afghanistan.

Từng chuyến xe hàng chở vũ khí của CIA đi vào các khu vực dưới quyền kiểm soát của quân Mujahedeen, để rồi chở ra từng tấn thuốc phiện, đôi khi, theo như tờ New York Times thì, với sự giúp đỡ của các sỹ quan tình báo nằm vùng của Mỹ và Pakistan, số thuốc phiện này sẽ được bán cho các cơ sở tinh chế ở Pakistan nằm dưới sự che chở của tướng Fazle Haq, một trong số những đồng minh thân cận của CIA.

Charles Cogan, cựu Chỉ huy các hoạt động của CIA tại Afghanistan, sau này trả lời một đài truyền hình Úc vào năm 1995 như sau: “Mục tiêu của chúng tôi là làm thiệt hại Liên Xô (cũ) càng nhiều càng tốt. Tôi không nghĩ là chúng tôi cần phải xin lỗi về việc này… Cuộc chiến chống ma túy đã gặp khó khăn vì hành động của chúng tôi, đúng vậy, nhưng chỉ nhờ thế mà Liên Xô (cũ) mới có thể bị đánh đuổi khỏi Afghanistan…”.

1989 - 2001: Nội chiến AfGhanistan và sự nổi lên của TALIBAN

Do nằm ở phía cực Bắc của đới gió mùa mang mưa đến, Afghanistan chịu cảnh khô hạn quanh năm. Sau cuộc chiến với Liên Xô (cũ), ngoại trừ một số vùng có hệ thống thủy lợi như thung lũng Helmand, người dân Afghanistan đã mất khả năng tự nuôi sống mình.

Trong khi đó, khi cuộc chiến đã dần đến hồi kết, Mỹ và các đồng minh của họ bắt đầu bỏ mặc đất nước này tự thực hiện công cuộc tái thiết của mình theo kiểu… “sống chết mặc bay”. Washington ngoảnh đầu đi với một cuộc chiến đã khiến 1,5 triệu người chết, 3 triệu người tị nạn, một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ, và hàng chục ông trùm hiếu chiến và được trang bị tận răng.

Lính bộ binh Mỹ bên một cánh đồng thuốc phiện trong mùa ra hoa.

Sự lên ngôi của cây thuốc phiện trong thời kỳ rối ren này nên được nhìn nhận như kết quả của cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ. Với hơn ba triệu người tị nạn trở lại nơi ở cũ của mình, cây thuốc phiện như là một món quà từ thánh Allah. Họ có việc làm (cây thuốc phiện cần gấp 9 lần nhân công so với lúa mì) và được vay tiền từ các đầu nậu thu mua thuốc phiện. Nhiều ngôi làng sống bằng những khoản vay như thế này.

Sau khi chiếm được thủ đô Kabul vào năm 1996 và nắm quyền điều hành đất nước, Taliban bắt đầu khuyến khích việc trồng thuốc phiện và bảo vệ việc xuất khẩu ma túy để đổi lấy tiền thuế. Một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết: Taliban đã giúp nâng tổng sản lượng thuốc phiện toàn quốc lên 4.600 tấn, chiếm 75% tổng sản lượng toàn thế giới lúc đó.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2000, khi một đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài hai năm khiến nạn đói quét qua toàn Afghanistan, chính quyền Taliban đột nhiên cấm việc sản xuất thuốc phiện trong một nỗ lực để kêu gọi viện trợ nước ngoài. Lệnh cấm này đã khiến tổng sản lượng thuốc phiện giảm đến 94% xuống mức 185 tấn.

Ba tháng sau, chính quyền Taliban gửi một đoàn đại biểu dẫn đầu bởi Abdur Rahman Zahid đến trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York nhằm bàn bạc về một gói viện trợ để đổi lấy việc tiếp tục duy trì lệnh cấm trồng thuốc phiện. Thay vì đồng ý, Liên Hợp Quốc lại áp đặt cấm vận lên Afghanistan do đã hỗ trợ Osama bin Laden. Mỹ tuy vậy vẫn tặng Taliban 43 triệu USD tiền viện trợ nhân đạo, kể cả sau khi nước này đã đồng thuận lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Colin Powell vào tháng 5 năm 2001 đã ca ngợi lệnh cấm trồng thuốc phiện của Taliban và kêu gọi chính quyền Kabul tiến tới giải quyết một số vấn đề còn tồn tại giữa Mỹ và Afghanistan như việc hỗ trợ khủng bố, vi phạm nhân quyền, v.v...

2001 - 2019: Chiến tranh khủng bố

Sau một thập kỷ bị bỏ quên, Afghanistan mới lại được Washington nhớ tới nhờ vào vụ khủng bố 11/9. Chỉ một tuần sau khi hai tòa tháp đôi sụp đổ, vào tháng 10/2001 quân đội Mỹ bắt đầu tiến hành đánh bom Afghanistan, và sau đó là thực hiện một cuộc xâm lược đất nước này với lực lượng tiền phương là các ông trùm ma tuý Afghanistan thân Mỹ.

Chính quyền Taliban sụp đổ nhanh đến mức không ai có thể ngờ được. Tuy vậy, nhiều khả năng không phải là bom đạn của Mỹ mà chính là lệnh cấm trồng thuốc phiện đã giết chết Taliban. Khi đó nền nông nghiệp Afghanistan đã loại bỏ chuyên canh mọi loại cây trồng khác chỉ để tập trung vào cây duy nhất: anh túc!

Hoạt động buôn bán và sản xuất thuốc phiện là ngành công nghiệp lớn nhất và nguồn thu nhập chủ yếu của người dân Afghanistan. Vì chính quyền Taliban cấm trồng cây thuốc phiện, trong khi CIA lại chi tận 70 triệu USD tiền mặt để gây dựng một liên quân giữa các bộ lạc. Thế nên thật chẳng có gì lạ khi gần như toàn bộ người dân Afghanistan đều muốn lật đổ chế độ Taliban.

Sau khi Kabul thất thủ, CIA chuyển giao quyền lực cho các đồng minh của mình, lúc này là những ông trùm thuốc phiện cuối cùng ở Afghanistan. Họ nhanh chóng quay trở lại việc trồng và buôn bán cần sa. Ngay trong năm đầu tiên, sản lượng thuốc phiện đã nhảy vọt lên 3.400 tấn; và chỉ sau hai năm, ma túy chiếm tới 62% tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Afghanistan.

Chính quyền Mỹ và CIA giữ một thái độ dửng dưng với việc buôn bán ma túy trong vòng mấy năm đầu sau khi Taliban bị lật đổ. Trước sự công kích của dư luận, Bộ trưởng Colin Powell đành phải điều máy bay phun thuốc diệt cỏ như đã từng làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Zalmay Khalilzad và Bộ trưởng Bộ Tài chính Afghanistan Ashraf Ghani cực lực phản đối kế hoạch này, nên cuối cùng Mỹ cũng không có chính sách phòng chống thuốc phiện thực chất nào.

Bản Báo cáo về thuốc phiện năm 2007 tại Afghanistan của Liên Hợp Quốc cho biết, sản lượng thuốc phiện hằng năm lúc đó đã tăng thêm 24% kể từ mức kỉ lục là 8.200 tấn/năm. Số thuốc phiện này quyết định đến 93% tổng nguồn cung heroin của thế giới, và số lợi nhuận chúng thu được chiếm 53% GDP của Afghanistan. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trong bản báo cáo rằng phiến quân Taliban đã bắt đầu "…sử dụng số tiền từ ma túy để trả cho chi phí hậu cần, vũ khí, và lương của các phiến quân".

Vào giữa năm 2008, để đối phó với một làn sóng phiến quân mới, Washington điều động thêm 40.000 lính Mỹ đến Afghanistan. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã nhận ra mối liên hệ giữa thuốc phiện và Taliban, và đã gửi 60 chuyên gia đến với các đơn vị tác chiến để phối hợp trong việc tiêu diệt các ổ ma túy. Tuy vậy, thay vì sử dụng các biện pháp hoà bình để nâng cao đời sống và nhận thức người dân, quân đội Mỹ lại chỉ có vũ lực để đối phó, khiến cho người Afghanistan càng thêm ủng hộ Taliban.

Quân đội Mỹ sẽ giảm bớt binh lính ở Afghanistan.

Đến năm 2009, mạng lưới phiến quân mở rộng đến mức chính quyền Obama buộc phải tăng viện thêm 102.000 lính Mỹ đến đồn trú. Sau nhiều tháng chuyển quân, chiến dịch của Mỹ được phát động tại thị trấn Marja ở thung lũng Helmand, nơi được mệnh danh là “Thủ đô Heroin” của thế giới. Lính Mỹ gặp phải sự phản ứng dữ dội của không chỉ phiến quân mà còn cả người dân địa phương nữa. Thậm chí có cả một góa phụ đã lao mình ra trước xe tăng để chặn đường tiến của quân Mỹ.

Sau Marja, John Sopko, thanh tra đặc biệt của Mỹ về Afghanistan, đưa ra một lời nhận xét như sau: “Theo một số liệu, chúng tôi đã thất bại. Việc sản xuất thuốc phiện cũng như ngân khố của Taliban đang lớn mạnh lên từng ngày. Trong khi đó thì tỉ lệ nghiện ma túy ở Afghanistan đã lên mức kỷ lục…Vụ mùa cần sa năm 2013 đạt kỷ lục về diện tích trồng là 209.000 ha, và tổng sản lượng cũng tăng 50% lên 5.500 tấn. Chúng thu về được hơn 3 tỷ USD, trong đó thuế của Taliban ước đạt 320 triệu đô la, chiếm hơn một nửa thu nhập của chúng”.

Trong năm 2015, Taliban bắt đầu chiếm lĩnh thế chủ động trên chiến trường, cùng lúc thuốc phiện tăng tầm ảnh hưởng với tổ chức này. Theo tờ New York Times, lãnh đạo mới của Taliban là Mullah Akhtar Mansour nằm trong số các quan chức đầu tiên của chính quyền cũ có liên quan đến buôn bán ma túy trước khi trở thành người thu thuế chính của Taliban. Trong vòng một tháng kể từ khi Mullah lên nắm quyền, Taliban đã phát động các cuộc tấn công trên quy mô toàn quốc nhằm xâm chiếm lãnh thổ, đe doạ các căn cứ quân sự ở phía Bắc tỉnh Faryab và bao vây toàn bộ các quận ở phía Tây Herat.

Lực lượng phiến quân mạnh nhất là ở trung tâm vùng trồng cây thuốc phiện của tỉnh Helmand. Nếu như không có quân đội Mỹ tiếp viện thì có lẽ Chính phủ Afghanistan đã mất hoàn toàn không chỉ Marja mà còn là cả tỉnh Helmand. Kể cả khi như thế thì cái giá mà Tổng thống Barack Obama phải trả cũng là quá lớn, vì ông đã phải phá vỡ lời hứa sẽ rút quân khỏi Afghanistan của mình với cử tri Mỹ.

Các cuộc chiến thảm khốc, cả quân đội Mỹ lẫn dân thường Afghanistan đã chịu một mức thiệt hại kinh hoàng. Tình hình xấu đến mức vấn đề rút quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan trở thành một trong những chủ đề chính của cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Tổng thống Donald Trump trong thời gian tranh cử có những lời hứa sẽ rút quân rất rõ ràng, nhưng khi lên nắm quyền, để lấy lòng quân đội và quốc hội do Đảng Cộng hòa nắm quyền, ông Trump từ bỏ kế hoạch rút quân.

Đầu năm 2018, không quân Mỹ mở chiến dịch Bão Thép sử dụng máy bay B-52 và F-22 để ném bom mạng lưới xưởng điều chế thuốc phiện của Taliban. Thế nhưng sau 200 cuộc không kích trong vòng một năm, chiến dịch Bão Thép nói trên đã hoàn toàn thất bại. Nhiều địa điểm từng được nghi là xưởng điều chế hoá ra chỉ là những túp lều xây bằng bùn và đất. Những xưởng điều chế thật thì lại được Taliban di tản trước khi bị ném bom. Nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng, các quan chức và sỹ quan Afghanistan đã nhận tiền hối lộ của Taliban để tuồn thông tin mật ra bên ngoài.

Trong khi đó, diện tích trồng cây thuốc phiện tiếp tục đà tăng trưởng nhảy vọt của mình, còn phiến quân cũng trở nên tinh vi hơn trong việc buôn bán thuốc phiện.

Một cuộc điều tra của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra nhận xét: “Taliban hưởng lợi từ tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng ma tuý bằng việc thu thuế 10% đối với người trồng thuốc phiện, giành giật các phòng thí nghiệm tinh chế heroin, và làm người điều phối cho việc vận chuyển ma túy ra khỏi Afghanistan. Thật khó phân biệt được Taliban với một băng đảng ma túy chuyên nghiệp. Thuốc phiện trong tương lai vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng với nền kinh tế nông thôn, với cuộc nổi dậy của Taliban, và với sự tham nhũng của chính quyền, ba cái nút thắt của cuộc chiến tại Afghanistan”.

Cuộc chiến chống thuốc phiện tại Afghanistan vẫn đang tiếp tục, nhưng mà mọi cấp trong quân đội Mỹ hiện đều không biết họ phải làm gì. Chính quyền Mỹ thì đang trong tình trạng rối loạn do hơn 200 tài liệu mật được tờ báo The Washington Post tiết lộ.

Những tài liệu này cho thấy, ngay cả chính quyền Mỹ cũng hiểu được sự thất bại trong việc phòng chống thuốc phiện ở Afghanistan của họ, nhưng lại giấu nhẹm sự thật này đối với người dân.

Để xoa dịu chỉ trích của công luận, Bộ Quốc phòng Mỹ phải tuyên bố là sẽ thực hiện xem xét lại toàn bộ chiến lược phòng chống thuốc phiện ở Afghanistan. Chỉ khi nào cuộc điều tra của Bộ Quốc phòng kết thúc thì chúng ta mới có thể thấy một bước chuyển biến thực sự tại Afghanistan.

Gỡ bỏ nút thắt Afghanistan

Các hoạt động kinh tế, bao gồm việc sản xuất và trao đổi hàng hóa, là điểm chính trong mối quan hệ giữa người dân và chính phủ, và là thứ thiết lập nên trật tự giữa hai bên. Nhưng khi hàng hóa quan trọng nhất của đất nước lại là bất hợp pháp, thì sự trung thành của người dân lại chuyển sang các mạng lưới tội phạm hay quân nổi dậy như Taliban.

Sau hơn 15 năm chiếm đóng Afghanistan, Washington có thể vẫn sẽ tiếp tục bị mắc kẹt trong vũng lầy chiến tranh. Hoặc là, họ có thể giảm chi cho quốc phòng mà chuyển khoản ngân sách đó cho việc xây dựng lại cuộc sống của những người nông dân Afghanistan trồng thuốc phiện bằng việc xây dựng đê kè, hỗ trợ con giống, kết nối nhà nông với doanh nghiệp, v.v… Nếu Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung có thể giúp giảm sự phụ thuộc của đất nước này vào thuốc phiện thông qua phát triển nông thôn bền vững, thì Afghanistan sẽ có cơ hội thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của chiến tranh, tội phạm và đói nghèo.

Lê Công Vũ (dịch)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp