21:43 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1258

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 1233


Hôm nayHôm nay : 83332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3055893

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55209782

Trang nhất » TIN TỨC » CHUYÊN MỤC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH » HƯỚNG DẪN TTHC » LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH

CAND

Xét công nhận liệt sĩ, cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ tại Công an cấp tỉnh

Thứ hai - 05/07/2021 09:37
1 Cơ sở pháp lý
  1- Pháp lệnh số 26/2005/ PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
2- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đại người có công với cách mạng;
3- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
4- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương và Xã hội hướng dẫn về thủ tục hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
5- Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
6- Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV, ngày 04/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
2 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
  Không
3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
3.1 Giấy báo tử (mẫu LS1). x  
3.2 Các giấy tờ để căn cứ lập Giấy báo tử và được lưu cùng hồ sơ liệt sĩ:
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có giấy xác nhận về trường hợp hy sinh của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
- Cán bộ, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có:
+ Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ);
+ Giấy xác nhận trường hợp hy sinh của đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có:
+ Kế luận của cơ quan điều tra;
+ Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;
+ Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;
+ Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;
+ Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận hoặc quyết định cử đi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có:
+ Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của cấp có thẩm quyền;
+ Biên bản xảy ra sự việc của Đoàn (Đội) quy tập.
- Cán bộ, chiến sĩ là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31:
+ Thương binh Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh;
+ Thương binh có tỷ lệ khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có bản sao bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên kèm theo hồ sơ thương binh.
- Cán bộ, chiến sĩ được xác định hy sinh trong trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có phiếu xác minh (mẫu LS2) của Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền.
Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh ưu đãi người có công mất tin, mất tích từ ngày 01/01/1990 trở về sau thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Cán bộ, chiến sĩ huy sinh trong trường hợp Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31, phải có biên bản xả ra sự việc của đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi nhận là liệt sĩ ở một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên, lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền.
  x
3.3 Công văn đề nghị công nhận liệt sĩ của đơn vị cấp Phòng, Công an cấp huyện có cán bộ, chiến sĩ hy sinh x  
3.4 Công văn đề nghị công nhận liệt sĩ của Công an tỉnh Điện Biên. x  
4 Số lượng hồ sơ
  02 (hai) bộ
5 Thời hạn giải quyết
  30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6 Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Công an tỉnh Điện Biên
7 Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả
  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết)
8 Lệ phí
  Không
9 Quy trình xử lý công việc
B1 Các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh Điện Biên có cán bộ, chiến sĩ hy sinh lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ theo quy định gửi về Phòng Tổ chức cán bộ.
B2 Phòng Tổ chức cán bộ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của thành phần hồ sơ và gửi 01 bộ về Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
B3 Cục Chính sách:
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ của Công an đơn vị, địa phương;
- Xem xét, báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân trình Bộ trưởng ký văn bản đề nghị kèm hồ sơ xác nhận liệt sĩ gửi Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
B4 Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”; Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, chuyển cho Công an đơn vị, địa phương nơi lập hồ sơ để:
-Thông báo cho thân nhân liệt sĩ biết;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ;
- Bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp