11:44 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3149

Máy chủ tìm kiếm : 30

Khách viếng thăm : 3119


Hôm nayHôm nay : 219307

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4711787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51657285

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

“Án điểm” cho “Siêu nhà nước”?

Thứ ba - 02/03/2021 04:25


Nếu coi Facebook như một siêu nhà nước, lớn hơn mọi nhà nước cụ thể thì mỗi người dùng Faecook không khác gì một siêu công dân. Và khi một siêu nhà nước đột nhiên “trừng phạt” một tổ hợp siêu công dân thì đấy là lúc quyền lực của “siêu nhà nước” được thể hiện rõ hơn bất cứ khi nào.

Thực ra đây là sự trả đũa của “siêu nhà nước” Facebook với một nhà nước cụ thể: Australia. Bởi trước đó, dự luật đàm phán truyền thông Australia đã buộc các hãng công nghệ đầy quyền lực như Google, Facebook phải đạt được thỏa thuận thương mại với các hãng truyền thông nước này. Thậm chí Dự luật còn có điều khoản cho phép các nhà quản lý có thể buộc Google, Facebook trả tiền cho các công ty truyền thông nước này mỗi khi có người bấm vào đường link tin tức trên các trang mạng thuộc nền tảng của Google, Facebook.

Thủ tướng Australia Scott Morrison và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.

Ví dụ, một người dân Australia copy đường link một bài báo lên tài khoản Facebook của mình, một người dùng Facebook khác nhấn vào đường link đó, lập tức Facebook sẽ phải trả tiền cho hãng truyền thông tạo ra bài báo đó. Nếu không, Facebook có thể sẽ bị phạt lên tới 10% doanh thu. Điều đáng nói là Dự luật đã được Hạ viện Australia thông qua và chuyện Thượng viện thông qua chỉ còn là vấn đề thời gian. Thế nên Facebook mới bực mình. Và khi một “siêu nhà nước” bực mình thì người dùng Facebook ở Australia mới phải chịu cảnh không giống ai trong buổi sáng ngày 18-2 lịch sử.

Nói “lịch sử” bởi lẽ Facebook xưa nay chưa từng trả đũa một cách cực đoan đến như thế. Và nói “lịch sử” bởi lẽ câu chuyện này là một cột mốc để sau Australia, nhiều quốc gia khác sẽ phải nhìn nhận lại cách thức hoạt động của Facebook trên lãnh thổ của mình, ít nhất là ở khía cạnh thông tin. “Câu chuyện ở đây không phải là việc bắt chước một hệ thống, mà là tất cả cùng đòi hỏi công lý cho ngành công nghiệp truyền thông vốn đang đầu tư rất nhiều cho nội dung của họ” - ông Alex Saliba, một thành viên của Nghị viện châu Âu nói thế.

“Canada sẽ đi đầu trong trận chiến này... Chúng tôi sẽ là nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới làm điều này” - Bộ trưởng Di sản Canada, ông Steven Guilbeaul phát biểu khi được hỏi về dự luật không khác gì một “cuộc chiến” mà Australia đang tạo ra với Facebook. Ông Steven Guilbeaul còn bất ngờ cho biết trong thời gian ngắn tới đây, Canada sẽ công bố một Dự luật tương tự như của Australia. Tính đến thời điểm này đã có thêm những nước như Anh, Pháp, Ấn Độ công khai ủng hộ Dự luật của Ausatralia. Có nghĩa là, đã có những dấu hiệu về sự xuất hiện một liên minh toàn cầu trong mối tương tác với các “siêu nhà nước” như Facebook, Google.

Hẳn nhiên những “siêu nhà nước” cũng sẽ có cách nghĩ của riêng mình. Rằng: tôi chỉ là một nền tảng chia sẻ nội dung thuần túy, chứ không phải những nhà sản xuất nội dung. Rằng: Người dùng viết lách thế nào, chia sẻ tin tức nào, copy các loại đường link báo chí nào hoàn toàn là quyền của họ. Rằng: tôi không có trách nghiệm, nghĩa vụ với cái quyền ấy (dù tôi vận hành/thu thập thông tin/lợi nhuận dựa trên hoạt động của người dùng) nên không có lý do gì phải chia sẻ lợi nhuận cho một bên thứ ba. Chính vì vin vào cái lý đó nên Facebook mới “trả đũa” Australia một cách cực đoạn như trong sự kiện ngày 18-2 vừa rồi. Tóm lại Facebook sẽ bảo mình giống như người xây chợ, chứ không phải người quản chợ!

Xét về mặt nguyên lý, đúng là Facebook chỉ xây chợ, tức là chỉ tạo ra một không gian để ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, muốn gặp gỡ, buôn bán, giao lưu thì gặp gỡ. Nhưng nếu chỉ là người xây chợ thuần túy, tuyệt đối không có trách nhiệm quản chợ thì tại sao gần đây Facebook lại tự cho mình cái quyền mời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra khỏi chợ? Bỏ qua chuyện “cuồng Trump” hay “không cuồng Trump” - một câu chuyện đã và sẽ còn gây tranh cãi ở rất nhiều nơi trên thế giới, thì việc Faecbook tuyên bố khóa tài khoản của ông Donald Trump trong những ngày cuối cùng ông làm Tổng thống Mỹ cũng khiến giới quan sát phải đặt ra 2 khía cạnh:

1- Không phải đến thời điểm đó ông Trump mới phát ngôn “lệch chuẩn”, nghĩa là vi phạm tiêu chí cộng đồng của Facebook. Vậy thì tại sao phải đến tận lúc đó Facebook mới khóa tài khoản của ông? Họ có thể nói: tại vì cấp độ “lệch chuẩn” trong các phát ngôn của ông đã tăng cao, có thể dẫn tới nguy cơ kích động bạo lực. Ok! Đấy là quyền giải thích của họ. Nhưng người quan sát cũng có quyền phản biện: Phải chăng, khi thấy ông Trump thua, họ đã “trở cờ”? Ở đời, người ta vẫn phù thịnh chứ ít khi nào phù suy!

2- Sau khi khóa tài khoản của một chính trị gia nổi tiếng như ông Donald Trump, rồi các nhà mạng sẽ còn tiếp tục khóa tài khoản của chính trị gia nào nữa, ít nhất trên phạm vi nước Mỹ? Ở đất nước này, trong những va chạm kiểu này người ta vẫn dẫn lại Điều 230 của Đạo luật Truyền thông đứng đắn, quy định không một bên cung cấp dịch vụ máy tính tương tác nào bị coi là nhà xuất bản, hay phát ngôn viên của bất cứ thông tin nào do người cung cấp nội dung đăng lên. Vậy thì bây giờ, với việc tự cho mình cái quyền đóng tài khoản của người này, không đóng tài khoản của người kia, các nền tảng mạng xã hội có còn là nơi cung cấp dịch vụ sử dụng thuần túy nữa không?

Sở dĩ phải lấy ví dụ về ông Donald Trump vì ông là một chính trị gia nổi tiếng. Với những chính trị gia ít nổi tiếng hơn, ở những quốc gia ít biết tới hơn, Facebook đã, đang và sẽ ứng xử như thế nào?

Có thể cả 2 khía cạnh trên đây còn tiếp tục tạo ra nhiều tranh cãi. Có thể chính các nền tảng mạng xã hội cũng đang lúng túng trước sự phát triển ngoài sức tưởng tượng của mình. Nhưng, trong biên độ dao động của những tranh cãi và lúng túng, có một hằng số ai cũng nhận ra: Facebook nói riêng và những gã khổng lồ công nghệ nói chung đã thể hiện những siêu quyền lực của mình. Và những phản ứng mang tính cách mạng từ phía Australia cùng những tiếng nói ủng hộ từ Canada, Anh, Pháp, Ấn Độ... cho thấy rõ thông điệp: Đã đến lúc không thể để siêu quyền lực đó lộng hành!

Sau cú trả đũa cực đoan chưa từng thấy về phía Australia, có vẻ như Facebook đã xuống nước. Ngày 20-2, nghĩa là đúng 2 ngày sau cú trả đũa cực đoan ấy, Thủ tướng Australia, ông Morrison thông báo: Facebook đã đề nghị ngồi lại với Ausatralia để đàm phán thêm, nhằm sớm tìm ra giải pháp dung hòa lợi ích cả hai bên. Vẫn còn quá sớm để dự đoán Facebook sẽ chấp nhận những đề nghị từ phía Australia, nhưng với việc quốc gia này làm căng và rất nhiều quốc gia khác cũng lên tiếng làm căng thì có lẽ Facebook không thể duy trì cách vận hành như trước đây. Và nên nhớ, đây mới chỉ đơn thuần là chuyện chia sẻ lợi ích kinh tế ở khía cạnh truyền thông, trong mối quan hệ của Facebook với các cơ quan truyền thông. Rất có thể sau “án điểm” này sẽ có hàng loạt vấn đề thiết yếu khác được hàng loạt quốc gia khác xới lên.

Quyền lực của “siêu nhà nước” Facebook trong thời đại hiện nay là điều ai cũng rõ. Nó không chỉ là một thứ quyền lực kinh tế, mà còn là quyền lực chính trị, được thể hiện ngầm ẩn, gián tiếp theo nhiều cách khác nhau. Từ việc nắm rõ thông tin, đặc điểm tâm lý của người dùng Facebook đến việc thiết kế một chiến dịch tranh cử “đánh trúng” cảm xúc của phần lớn cử tri (vốn cũng là phần lớn những người dùng Facebook) là một khoảng cách mỗi lúc một gần. Rồi việc sử dụng nền tảng Facebook để đẩy một ứng cử viên lên cao, hạ một ứng cử viên xuống thấp là điều mà một số quốc gia lâu nay đã ngấm đòn. Nếu bảo “công nghệ làm thay đổi cách tổ chức và vận hành đời sống” chỉ là một mệnh đề chung chung, khó cảm nhận bằng trực quan sinh động thì “Facebook làm thay đổi cách tổ chức và vận hành đời sống” là một mệnh đề mà người dân của tất cả các quốc gia cho Facebook hoạt động đều có thể cảm nhận một cách tươi rói.

Tác động khôn ngoan vào những “siêu nhà nước” như Facebook, Google cùng những ông lớn công nghệ khác, đòi hỏi một cách thức vận hành công bằng, có trách nhiệm hơn là điều mà chắc chắn các chính phủ trên thế giới sẽ thực hiện trong thời gian tới!
Phan Mỹ Chí

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp