21:20 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3128

Máy chủ tìm kiếm : 182

Khách viếng thăm : 2946


Hôm nayHôm nay : 165457

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4466756

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51412254

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Bí ẩn thảm họa hàng không của Cathay Pacific tại Việt Nam năm 1972

Thứ tư - 27/05/2020 08:21


Trong khi vụ rơi máy bay vẫn còn là một điều bí ẩn thì chí ít đã có một kẻ tình nghi: Sĩ quan cảnh sát Thái Lan, Somchai Chaiyasut. Dưới đây là bài điều tra công phu của nhà báo nổi tiếng chuyên viết về đề tài chính trị, xung đột và tội phạm người Scotland, Andrew MacGregor Marshall.

Giây phút kinh hãi cuối cùng

Chỉ vào lúc đồng hồ điểm 1 giờ vào buổi chiều giờ địa phương vào thứ Năm, ngày 15 tháng 6 năm 1972, bữa trưa được phục vụ cho các hành khách tại độ cao 8839m ngay bên trên rặng núi có rừng già bạt ngàn của vùng Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, chuyến bay CX700Z của hãng Cathay Pacific bất ngờ biến mất khỏi bầu trời.

Chiếc máy bay chở khách Convair 880 già 11 tuổi, mã đăng ký VR-HFZ, chở theo 71 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn trên khoang đã bắt đầu xé rách khi nó lao vuột 5 dặm xuống mặt đất, gãy làm 3 đoạn gồm buồng lái, khoang nhiên liệu trung tâm có gắn các cánh, vùng thân sau và đuôi cánh máy bay.

Phần sau của máy bay ở tư thế thẳng đứng khi nó rơi xuống. Các hành khách đang đứng trên lối đi, hay đang đi vệ sinh, các chiêu đãi viên và người phục vụ đang dọn ăn trưa cho thực khách, đã bị quăng ra khỏi máy bay khi nó tan tành. Chỉ mất đúng 2 phút rưỡi cho máy bay chạm đất.

Đống đổ nát tan hoang nằm ngay trên ngọn đồi hẻo lánh tại một nơi chỉ cách thành phố Pleiku đúng 40km về hướng Đông Nam. Các động cơ nằm ở giữa máy bay đã phát nổ khi va chạm (máy bay đâm xuống đất), nơi mà phần đông hành khách vẫn bị mắc kẹt trong ghế ngồi của họ. Phần đuôi máy bay còn móc treo lủng lẳng trên một ngọn cây. 13 hành khách và 2 phi hành đoàn vẫn còn ở trong đuôi máy bay.

Lực kim loại tác động ở đuôi máy bay đã làm hết thảy xác các nạn nhân xấu số biến dạng kinh hoàng. Buồng lái chà xuống nền đất một khoảng ngắn và cũng bị bóp dẹt để lại những tử thi dẹp lép không thể tin nổi. Chuyến bay CX700Z cất cánh từ phi trường quốc tế Đôn Mường ở Bangkok chỉ 5 phút trước buổi trưa. Sáng sớm ngày hôm đó, chiếc máy bay khởi hành từ Singapore và sẽ dừng quá cảnh ở Thái Lan trong hành trình bay đến thuộc địa Hong Kong của Anh quốc.

Chuyến bay số hiệu CX700Z, mã đăng ký Convair 880 VR-HFZ của hãng Cathay Pacific với bộ ổn định ở phía tay phải bị hư hỏng khiến máy bay bị rơi.

Do Việt Nam khi ấy đang bị chiến tranh tàn phá nên các máy bay chở khách thương mại tránh bay lên phía Bắc đất nước, và vì thế chuyến bay CX700Z cũng trực chỉ hướng Đông ngay từ Bangkok trên đường bay Green 77 và sẽ bay qua vùng Bắc Tây Nguyên của Việt Nam gần Pleiku trước khi đảo chiều theo hướng Đông Bắc bay qua Biển Đông. 1 giờ 4 phút và 2 giây sau khi rời Bangkok, chiếc máy bay đã biến mất trên màn hình radar của trạm kiểm soát không lưu Sài Gòn.

Khi tin tức về vụ tai nạn thảm khốc lan đi, văn phòng hãng Cathay Pacific ở Hong Kong đã gửi đi một kênh khẩn cấp đến công ty mẹ là Swire Group ở London. Lúc đầu các nhà quản lý của Swire Group cho rằng chuyến bay CX700Z có lẽ đã đụng một máy bay khác (có thể là máy bay quân sự Mỹ) trên bầu trời? Ban đầu, hãng tin Reuters đã trích dẫn lời một phát ngôn viên quân sự Mỹ cho rằng chuyến bay CX700Z đã đụng một máy bay không xác định ở Tây Nguyên.

Hãng tin AFP thì báo cáo rằng chuyến bay xấu số đã đâm sầm vào chiếc không vận tải C-46 của Đài Loan, nhưng sau đó đã cải chính rằng không có chiếc máy bay nào “đi lạc”. Truyền thông thế giới bắt đầu đưa ra các phỏng đoán có thể sét đánh trúng máy bay.

Do máy bay rơi xuống vùng chiến sự nên quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã thiết lập một vùng kiểm soát an toàn quanh khu vực máy bay gặp nạn, trong khi đó quân đội Mỹ đã gửi một đội điều tra Cathay Pacific đến hiện trường, đứng đầu đội này là giám đốc điều hành của hãng, Bernie Smith. Họ tiếp cận hiện trường chỉ 1 ngày sau bi kịch. Các báo cáo truyền thông ban đầu phỏng đoán rất có thể còn vài người sống sót trong máy bay, nhưng kết quả không một ai còn sống sót.

Bằng chứng bị đánh bom

Các nhà điều tra đã thu thập một số thông tin tại hiện trường vụ tai nạn: cơ trưởng chuyến bay là phi công người Australia-Neil Morison, một người bạn của ông Adrian Swire (người chủ của gia đình làm chủ hãng máy bay Swire Group).

Chuyến bay định mệnh được lái bởi Sĩ quan thứ nhất Lachlan Mackenzie và trong buồng lái còn có sĩ quan thứ nhất Leslie Boyer và kỹ sư bay Ken Hickey, họ là 6 thành viên trong tổ bay người Hong Kong gồm cả 2 quản lý tài vụ là William Yuen và Dicky Kong, ngoài ra còn có 4 chiêu đãi viên là Winnie Chan, Ellen Cheng, Tammy Li và Florence Ng. Xác của cơ trưởng Neil Morison cuối cùng đã được lấy ra khỏi buồng lái nhàu nhĩ, tử thi chỉ được nhận dạng dựa trên đồng phục mặc trên người nạn nhân. Các xác của Boyer và Hickey được nhận diện tại nhà xác Sài Gòn khi các tử thi được chuyển đến đó.

Không tìm thấy xác của Lachlan Mackenzie. Hầu hết các hành khách xấu số là người Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ bao gồm vài gia đình. Có 7 thành viên trong một gia đình người Mỹ mang họ Kenny cùng chết chung khi đi máy bay. Các nhà điều tra của hãng Cathay Pacific bắt đầu phục hồi bằng chứng tại hiện trường. Trong khi đó 2 chuyên gia tai nạn hàng không của Anh là Vernon Clancy và Eric Newton đã bay tới Việt Nam nhằm giúp thẩm tra tàn dư của máy bay.

Họ đã dựng lại những phút cuối cùng của chuyến bay CX700Z. Khi thẩm tra vùng thân giữa của chiếc máy bay xấu số, các nhà điều tra đã tìm thấy bằng chứng của một vụ nổ đã tạo ra một cái lỗ ngay tại ghế ngồi số 10F ở một bên cánh máy bay.

Đường bay của CX700Z từ Bangkok đến Hong Kong.

Ít nhất đã có 1 hành khách và 1 hoặc 2 ghế ngồi đã bị hút qua khe nứt và đập vào đuôi máy bay, phá hỏng bộ ổn định ở phía sau thuộc bên phải máy bay. Vụ nổ cũng làm thủng và đốt cháy bể nhiên liệu ở bên phải máy bay khiến cho lửa thiêu cháy một phần thân của nó. Vì một trong những bộ ổn định bị phá hủy khiến cho chiếc máy bay chao đảo và lao xuống dưới.

Vụ nổ cũng phá hỏng các cơ chế bên dưới sàn cabin gây mất quyền điều khiển của các phi công. Họ bất lực trước thảm họa đang diễn ra. Việc các xác chết của phi hành đoàn còn mặc nguyên đồng phục lúc đang phục vụ đồ ăn nói lên rằng đó là một cái chết không báo trước. Chuyến bay CX700Z không bị phá hủy bởi sét. Nó chỉ bị “thổi bay” khỏi bầu trời bởi một quả bom!

Giết người vì tiền bảo hiểm

Các nhà điều tra thiết lập một giả thuyết rằng quả bom đã được mang lên chuyến bay CX700Z và nó đã phát nổ ở khoảng giữa hàng ghế 9 và 10 ngay mạn phải của máy bay, đồng nghĩa là nó phải được cài ở mặt trước của các ghế 10E hoặc 10F.

Hai cái ghế này là chỗ ngồi của 2 vị khách người Thái Lan là cô bé 7 tuổi tên là Sonthaya Chaiyasut, và người phụ nữ tròn 20 tuổi tên là Somwang Prompin (nữ tiếp tân làm việc tại quán bar 24-Hour Café ở Siam Square, Bangkok). Sonthaya là con gái của Trung úy Somchai Chaiyasut thuộc Phòng cảnh sát hàng không Thái Lan (TPAD) với người vợ cũ gốc Philippines là Alice Villiagus.

Somwang là bạn gái mới nhất của Somchai, năm đó tay trung úy mới 29 tuổi. Somchai làm việc tại sân bay Đôn Mường, ngay cái ngày xảy ra vụ rơi máy bay, anh ta bỗng có một số hành vi kỳ quặc. Theo đó y đi cùng bạn gái và con gái đến chốt kiểm soát của hãng Cathay Pacific tại sân bay, bận nguyên quân phục cảnh sát và nằng nặc đòi hãng bay phải bố trí các ghế ngồi số 10E và 10F ngay cánh phải của máy bay.

Somchai giải thích bạn gái và con gái thích ngắm cảnh (dù các ghế 15E và 15F có thể ngắm cảnh tốt hơn do không bị vướng cánh máy bay). Sonthaya và Somwang không hề bị kiểm tra hành lý khi lên máy bay. Somwang chỉ mang theo một túi xách nhỏ (để mấy món đồ mỹ phẩm) và để nó dưới cái ghế ngay trước mặt mình. Ngay sau vụ tai nạn, Hãng Cathay Pacific đã tức tốc đưa thân nhân những người xấu số đến Sài Gòn để giúp nhận dạng các tử thi, Trung úy Somchai nằm trong số đó.

Giới chức Cathay Pacific tỏ ra hoài nghi trước hành vi của Somchai ở Sài Gòn: anh ta ít quan tâm tới việc tìm kiếm các xác chết, chỉ duy nhất muốn bộ mỹ phẩm của Somwang phải được tìm thấy. Tìm mãi vẫn không thấy cái xác 7 tuổi của nạn nhân Sonthaya Chaiyasut. Các nhà điều tra kết luận rằng cái ghế số 10F cùng nạn nhân đã bị ném ra khỏi máy bay khi quả bom phát nổ.

Xác của nạn nhân nhỏ đã đập vào bộ ổn định ở thân đuôi máy bay và khiến cho máy bay mất quyền kiểm soát dẫn tới thảm kịch. Sau đó họ đã tìm thấy xác của Somwang nhờ công sức của Wesley Neep, cựu giám đốc Nhà xác quân sự Mỹ ở Sài Gòn. Chân của nạn nhân bị “xén” xuống đầu gối, mặt và tay cũng biến mất, có lẽ quả bom trong hộp mỹ phẩm đã phát nổ lúc cô cúi xuống mở hộp ra. Giới chức Cathay Pacific còn nắm một thông tin quan trọng: Somchai đã mua bảo hiểm tai nạn du lịch cho cả Somwang và Sonthaya từ Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AAI) và Bảo hiểm New Zealand (NZI).

Trong sự kiện 2 nữ nạn nhân mất, Somchai sẽ được hưởng số tiền 3,1 triệu Bath (đồng nội tệ của Thái Lan, tương đương 225.000 USD tại thời điểm đó).

Kẻ tình nghi vô tội?

Hãng Cathay Pacific ra lệnh cho giám đốc an ninh vốn là cựu cảnh sát Geoffrey Binstead phải điều tra sâu hơn ở Bangkok. Cảnh sát Thái cũng vào cuộc và Binstead chia sẻ thông tin với đại tá Term Snidvongs của Bộ phận trấn áp tội phạm (CSD).

Tại Siam Square, ông Binstead đã trò chuyện với 2 người bạn của Somwang, họ có biệt danh là Tommy và Dang, ngay tại 24-Hour Cafe. Hai nữ tiếp tân quán bar đã kể với Binstead rằng Somchai thường xuyên ghé 24-Hour Cafe, cũng như Somwang đã đi theo anh ta chỉ 6 tuần trước vụ rơi máy bay.

Điều tra viên Binstead cũng biết rằng trước khi Somchai tán tỉnh Somwang thì y cũng đã tán một nữ tiếp tân khác tên là Sathinee Somphitak, người đã làm việc tại Café de Paris tại Patpong (Bangkok).

Somphitak tiết lộ việc Somchai từng hứa cho cô số tiền 30.000 Baht để đồng hành cùng với Sonthaya trong chuyến mua sắm ở Hong Kong. Thoạt tiên, Somphitak đồng ý nhưng rồi chợt nghĩ có gì đó sai sai liền kiểm chứng bằng việc hỏi Somchai cho mượn trước 5000 Bath, dĩ nhiên gã trai xảo quyệt từ chối. Quyết định thử lòng đó đã cứu mạng Somphitak.

Ngày 31 tháng 8 năm 1972, trung úy Somchai Chaiyasut bị bắt tại trung tâm cảnh sát hàng không ở Đôn Mường, tước bỏ cấp bậc, bị buộc tội phá hoại và giết người hàng loạt. Somchai tuyên bố mình vô tội, rằng chưa từng có ý định giết con gái. Phiên tòa xét xử Somchai bắt đầu vào ngày 11 tháng 5 năm 1973. Xuất hiện trước 3 thẩm phán của Tòa hình sự, Somchai không nhận tội.

Sau khi Somchai bị bắt giữ, vì lo sợ hình ảnh vương quốc Thái bị hoen ố vì không thể nào một cảnh sát viên lại mang tội ác dã man nên nguyên soái Prapas Charusathien đã tuyên Somchai vô tội (quan niệm người Thái cho rằng cha giết con là việc không thể), và đổ lỗi hãng Cathay Pacific làm mất uy tín sân bay Đôn Mường để giành lượng khách lớn hơn cho sân bay quốc tế Kai Tak của Hong Kong (một đối thủ của Đôn Mường).

Ngày 30 tháng 5 năm 1974, Phó Chánh án Chiti Vuthipranee của Tòa hình sự Thái Lan giữ ghế chủ tọa, sau 2 giờ rưỡi luận tội đã tuyên bố rằng tòa chấp nhận có bom trên chuyến bay CX700Z, nhưng không có bằng chứng khẳng định Somchai đã “trồng” nó. Thêm nữa chủ tọa Chiti cho rằng gia đình Somchai không nghèo, nên không có lý do gì để sát hại người thân chỉ vì tiền?

Một phán quyết tòa án khác diễn ra vào năm 1976 vẫn như cũ: vô tội. Somchai Chaiyasut quay trở lại làm việc cho Cảnh sát hoàng gia Thái. Y đưa các công ty bảo hiểm ra tòa, buộc họ trả các khoản bảo hiểm tai nạn du lịch của Somwang và Sonthaya; và đến năm 1978, Somchai đã nhận 5,5 triệu Bath.

Năm 1983, Somchai qua Mỹ định cư. Căm phẫn vì quyết định của tòa án Thái Lan, một số thân nhân đã thuê “giang hồ” để xử Somchai, nhưng bất thành. Năm 1985, Somchai quay lại Bangkok sau khi được chẩn đoán ung thư gan, và qua đời một thời gian ngắn sau đó, thọ 43 tuổi.

Văn Chương (Tổng hợp)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp