09:56 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3164

Máy chủ tìm kiếm : 45

Khách viếng thăm : 3119


Hôm nayHôm nay : 202516

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4694996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51640494

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Biển Hoa Đông dậy sóng

Thứ ba - 29/09/2020 22:01

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản, được công bố tháng 7-2020, tuyên bố rằng Trung Quốc đã "không ngừng các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng các phương thức ép buộc ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku". Mỹ thì ngay lập tức bày tỏ quan điểm sẽ giúp đỡ Nhật Bản giải quyết tình hình.

Vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi nhanh chóng, việc Trung Quốc leo thang căng thẳng liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư làm ảnh hưởng tới chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản là một điều khó hiểu. Việc duy trì đà thúc đẩy quan hệ Trung - Nhật, vốn bắt đầu từ mùa xuân năm 2017, sẽ có lợi cho các lợi ích của Trung Quốc, bởi việc gia tăng sự ổn định trong quan hệ Trung - Nhật có thể giúp tiết chế sự đối đầu Mỹ - Trung. Vậy vì lý do gì mà Trung Quốc dường như đang leo thang căng thẳng với Nhật Bản vì những hòn đảo nhỏ không người ở biển Hoa Đông? Xem ra mọi sự phức tạp hơn những gì đang nhìn thấy.

Theo các nhà quan sát, Nhật Bản và Trung Quốc đã và đang làm trầm trọng thêm căng thẳng bằng việc gia tăng sự hiện diện của các tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) ở vùng tiếp giáp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Biểu đồ thường xuyên được trích dẫn do lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đưa ra cho thấy số lượng tàu chính thức của Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp đã gia tăng đáng kể từ tháng 4-2019. Trong khoảng thời gian 17 tháng từ tháng 4-2019 cho đến hết tháng 8-2020, tương đương với 519 ngày, các tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực tiếp giáp trong 436 ngày. Trong 17 tháng trước đó từ tháng 11-2017 đến hết tháng 3-2019, tương đương với 516 ngày, các tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực tiếp giáp trong 227 ngày.

Mặc dù các tàu nước ngoài không vi phạm luật pháp quốc tế khi qua lại khu vực tiếp giáp, tức là trong phạm vi từ 12 hải lý đến 24 hải lý, song sự hiện diện gần như liên tục như vậy của tàu Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chắc chắn đã gây khó chịu và có vẻ đe dọa đối với Nhật Bản. Sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 đảo thuộc quần đảo này vào tháng 9-2012, Trung Quốc đã có động thái thách thức quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản bằng việc thường xuyên xâm nhập vùng lãnh hải này.

Một tàu thuộc lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) làm nhiệm vụ gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Một cách giải thích khác về sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp có thể liên quan tới việc răn đe và ngăn chặn khủng hoảng. Bằng cách duy trì sự hiện diện thường xuyên của các tàu trong khu vực tiếp giáp, CCG có thể ngăn chặn hành vi khiêu khích của các bên tham gia phi chính phủ. Sự hiện diện của CCG trong khu vực tiếp giáp có thể cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện chiến lược "cắt lát salami" ở biển Hoa Đông và cũng có thể là biểu hiện của giai đoạn "chuyên nghiệp hóa" hơn của cuộc cạnh tranh "vùng xám" cũng như việc quản lý tranh chấp chủ quyền mà qua đó chính quyền trung ương nắm quyền kiểm soát tình hình một cách chính xác hơn, bằng cách ngăn chặn hành vi gây rối của các bên tham gia dân sự mà có khả năng làm suy yếu các lợi ích và chính sách quốc gia.

Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi xung quan sự hiện diện của CCG. Việc mô tả số lượng tàu Trung Quốc hằng ngày hiện diện trong khu vực tiếp giáp trong mỗi tháng, biểu đồ được trích dẫn rộng rãi của JCG có thể mang lại ấn tượng rằng hơn 100 tàu khác nhau của Trung Quốc đã có mặt tại vùng biển này. Nếu dựa trên dữ liệu trong các báo cáo tiếng Nhật của JCG để vẽ biểu đồ cột về số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp trong một ngày, có thể thấy đó là sự hiện diện thường xuyên của tàu Trung Quốc chứ không phải sự gia tăng số lượng tàu. Số lượng tàu tăng đột biến cho thấy sự luân chuyển các tàu CCG duy trì sự hiện diện trong khu vực tiếp giáp.

Sự hiện diện thường xuyên này khiến Nhật Bản lo lắng nhưng chỉ số nổi bật hơn lại là số lượng các cuộc tuần tra của Trung Quốc (chứ không phải số lượng tàu) trong lãnh hải của quần đảo, điều mà Nhật Bản coi là hành vi vi phạm rõ ràng chủ quyền lãnh thổ của mình. Theo các nhà quan sát Nhật Bản, một dấu hiệu khác cho thấy sự leo thang của Trung Quốc là vụ tàu Trung Quốc bám sát một tàu cá Nhật Bản đang hoạt động trong vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào đầu tháng 5-2020. Sự hiện diện thường xuyên của CCG gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau tháng 9-2012 đã giảm mật độ tàu cá Nhật Bản hoạt động tại đây.

Theo một số tin tức truyền thông, JCG thậm chí đã cảnh báo tàu cá Nhật Bản không khiêu khích các tàu của Trung Quốc bằng việc đánh bắt gần các đảo. Nhật Bản lo ngại rằng Bắc Kinh đang lợi dụng những diễn biến này nhằm làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo và củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Còn theo quan điểm của phía Trung Quốc, các tàu đánh cá địa phương, được những người Nhật Bản có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa khuyến khích, đang khiêu khích Trung Quốc phản ứng để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của họ.

Theo các nhà phân tích, mặc dù phải tiếp tục thận trọng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của mình nhưng cả hai bên đều cần tránh thổi phồng mối đe dọa từ phía bên kia và tiếp tục hợp tác nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng cũng như việc quân sự hóa vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Một trong những di sản quan trọng của cựu Thủ tướng Abe Shinzo là mối quan hệ đối tác thực dụng của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm cải thiện quan hệ Nhật - Trung kể từ mùa xuân năm 2017.

Một sự leo thang không kiểm soát sẽ hủy hoại di sản quý giá này. Vào thời điểm cạnh tranh và xung đột Mỹ - Trung gia tăng, việc thúc đẩy quan hệ Nhật - Trung bằng cách tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản theo kế hoạch sẽ góp phần vào nền hòa bình và sự ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vũ Dũng (Tổng hợp)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp