17:28 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1022

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 986


Hôm nayHôm nay : 161015

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2955612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55109501

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Đàn voi rừng bị "lãng quên"

Thứ tư - 15/07/2020 20:58


Ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã vận động người dân vùng có voi thường xuất hiện không nên ngủ nghỉ lại trong rừng ban đêm, đồng thời cũng đang tích cực liên hệ với một số viện để khảo sát, đánh giá lại môi trường sống của đàn voi và có phương án bảo tồn.

"Chạm trán" với voi rừng

Ông Hồ Văn Giang (SN 1957, thôn Gia Cao, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức) cho biết, khu rẫy nhà ông ở khu vực Suối Cáo (tiểu khu 531, xã Phước Gia), không ít lần ông trực tiếp chạm mặt đàn voi. Voi rừng đã phá sạch lán trại canh rẫy, nhổ hết lúa rẫy và cây trồng của gia đình ông. Có năm chăm bón lúa rẫy nhưng đến mùa lúa trổ gần thu hoạch ,voi về phá sạch, gia đình ông lại tay trắng.

“Tôi nghe nói đàn voi rừng ở vùng giáp ranh giữa 3 huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My lâu lắm rồi. Nhưng lần đầu tiên tiếp xúc với đàn voi vào tháng 10-2015, khi đó một số voi về rẫy nhà tôi nhổ lúa, sắn, ngô ăn hết trơn”, ông Giang nói.

Hai cá thể voi rừng được ghi nhận vào tháng 5-2020.

Đàn voi có 2 con và thường về khu vực rẫy nhà ông Giang vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Ngoài phá cây trồng của ông Giang, đàn voi đã 2 lần phá nát lán trại của ông. Ông Giang kể, một đêm cuối tháng 4-2020, ông cùng với vợ là bà Hồ Thị Xuân và người em trai Hồ Văn Thương đang nấu cơm tại khu vục lều trại bất ngờ nghe có tiếng cây gãy rất gần lán trại nên ông mang đèn pin ra tìm kiếm. Vừa mới ra khỏi lều khoảng 2m, dùng đèn pin rọi thì ông thấy con voi chuẩn bị lao thẳng về phía mình.

Quá bất ngờ, ông Giang la lên cho 2 người trong lán trại cùng chạy thoát thân, còn phần ông Giang liền nhảy vào giữa bầy trâu ở gần lán trại mới thoát được voi tấn công. “Lúc đó không có bầy trâu thì voi tấn công chết mất rồi, giờ vẫn còn sợ. Từ lúc bị voi tấn công đến nay, gia đình tôi không dám ngủ lại trong rừng. Tôi mong sao có người xuống dắt mấy con voi đi nơi khác để người dân yên tâm sản xuất”, ông Giang nói.

Chuyện voi xuất hiện ở vùng núi xã Phước Gia được nhiều người truyền tai nhau. Vào cuối tháng 5-2020, 2 cá thể voi xuất hiện tại bìa rừng khu vực suối Nước Geo, tiểu khu 531, thôn Gia Cao, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức để kiếm ăn đã được người dân và cán bộ quản lý bảo vệ rừng ghi lại hình ảnh bằng điện thoại.

Anh Đinh Văn Linh, Trưởng thôn Gia Cao kiêm tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn này cho biết, khoảng 14h30 phút ngày 29-5, sau chuyến tuần tra trở về thì gặp một số người dân ở tỉnh Quảng Ngãi báo có một số cá thể voi ở khu vực Khe nước Geo. Lúc đầu không tin, anh chạy xe xuống khu vực trên thì có dấu chân voi để lại. Tiếp tục lần theo dấu chân voi thì anh phát hiện 2 cá thể voi, vị trí ban đầu anh đứng chỉ cách đàn voi 20m.

Dấu chân voi để lại.

“Khi đứng gần đàn voi thì rất sợ nên tôi đã lên khu vực dốc cao hơn để quan sát đàn voi. Khi kêu tên voi thì những con voi dùng vòi bẻ keo của người dân rồi chạy ra bờ suối”, anh Linh nói và cho biết, hiện đàn voi đang ở khu vực K7 vùng giáp ranh giữa 2 xã Phước Trà và Phước Gia (huyện Hiệp Đức).

“Nhiều năm đi rừng, tôi thấy voi thích ăn chuối rừng, đọt mây, lúa rẫy, những khu vực khi xưa voi đi qua thì bây giờ quay về ăn. Vào khoảng những năm 2015 - 2017, đàn voi không phá trại của người dân nữa, nhưng cây ăn quả thì đàn voi phá. Tháng 7 đàn voi sẽ về những khu vực có lúa rẫy”, anh Linh nói.

Vận động dân tránh xung đột với voi

Ông Lê Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Gia cho biết, rừng Phước Gia không phải là rừng đặc dụng, diện tích rừng tự nhiên ở Phước Gia gần 600ha không đủ để bảo tồn đàn voi. Ngoài ra đàn voi sống trên khu vực rừng ở địa phương còn một số khó khăn. Đàn voi ở đây rất nguy hiểm, đối với người dân địa phương thì bình thường, nhưng những đối tượng từ địa bàn khác đến có ý đồ không tốt gây nguy hiểm cho đàn voi.

Người dân đi rừng nguy hiểm vì đàn voi này quá trình đã di chuyển nhiều nơi. Từ trước ở trên Bắc Trà My về Tiên Phước rồi mới qua sông về đây. Voi vào phá rẫy của người dân, một số trường hợp xua đuổi, voi hung hăng sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân. Mấy năm trước, cũng có trường hợp voi phá hoa màu của nhân dân.

Cũng theo ông Phú, trước đây có dẫn chuyên gia người Anh đi khảo sát tuyến Chà Ngư (tiểu khu 534, xã Phước Gia) và phát hiện nhiều dấu vết rất mới về đàn voi, nhưng sau đó không có thông tin phản hồi của chuyên gia nghiên cứu. Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho người dân cùng như bảo vệ đàn voi, trong các cuộc họp, địa phương sẽ tuyên truyền về cách tránh xung đột với đàn voi rừng và người dân cần bảo vệ đàn voi.

Lực lượng kiểm lâm tiến hành kiểm tra khu vực voi thường xuyên xuất hiện.

“Địa phương đã có văn bản đề nghị bảo vệ, bảo tồn voi. Người dân cũng báo lên, chính quyền xã cũng biết và tuyên truyền cho người dân đừng có xung đột với voi. Trước đây nghe nói ở khu vực rừng này có 3 con, nhưng bây giờ chỉ còn 2 con. Từ khi đường Đông Trường Sơn mở ra, độ dốc cao, đàn voi đi về bên huyện Bắc Trà My không được. Địa phương này địa hình cũng không đủ điều kiện để bảo tồn cho đàn voi sinh sống”, ông Phú nói.

Ông Nguyễn Văn Tần, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hiệp Đức cho biết, ngành kiểm lâm đã đề nghị UBND xã Phước Gia và các ngành chức năng liên quan cùng người dân phối hợp với kiểm lâm địa bàn tiếp tục theo dõi sự di chuyển của đàn voi, kịp thời báo cáo các ngành chức năng để có phương pháp di dời, bảo vệ.

Ông Hồ Văn Giang kể lại việc bị voi tấn công.

Ngành chức năng cũng tuyên truyền, vận động, cảnh báo cho người dân đang sinh sống, có hoạt động sinh hoạt, sản xuất tại khu vực voi xuất hiện hạn chế tối đa việc đi lại, ngủ, nghỉ tại khu vực trên. Tuyên truyền cho người dân không được dùng công cụ, dụng cụ để tấn công hoặc kích động đàn voi; thống kê, báo cáo thiệt hại (nếu có) do voi gây ra để các ngành chức năng nắm bắt, giải quyết.

Ông Từ Văn Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam nhận định, 2 cá thể voi trưởng thành được ghi nhận ở bìa rừng tại tiểu khu 531, xã Phước Gia vừa qua là 2 con tách từ đàn voi 4 - 5 con ở khu vực rừng 3 huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Sắp tới, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật vào nghiên cứu cấu trúc đàn, khả năng phát triển đàn voi... Sau đó sẽ tiếp tục đề xuất giải pháp bảo tồn đàn voi. Ông Khánh cũng cho biết, ngành kiểm lâm đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để vận động người dân tránh xung đột với đàn voi.

Hà Vy – B.An

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp