19:54 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4760

Máy chủ tìm kiếm : 419

Khách viếng thăm : 4341


Hôm nayHôm nay : 191181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4562091

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51507589

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Đời buồn của "Mãnh hổ" La Hán Quyền

Chủ nhật - 31/01/2021 20:11


Tuyệt kỹ La Hán

Huỳnh Phi Thanh tên thật Nguyễn Văn Nhơn sinh năm 1954 tại Bình Định. Vốn nhanh nhẹn, hoạt bát, lại là con nhà lính, năm học lớp Nhì (lớp 4 bây giờ), Huỳnh Phi Thanh được cha cho học võ Taekwondo do thầy Lê Sung, tứ đẳng, người Hàn Quốc thọ chỉ. Tình yêu dành cho võ thuật nhen nhóm trong lòng cậu bé Phi Thanh. Một ngày, Thanh mày mò và chuyển sang học Thiếu lâm La Hán Quyền, quyền Anh, boxing và võ tự do. Tuy nhiên, cuối cùng Huỳnh Phi Thanh đã chọn Thiếu Lâm La Hán Quyền làm môn võ chính để tập trung tu luyện.

Ở tuổi 67, võ sư Huỳnh Phi Thanh vẫn dẻo dai và thường xuyên tập luyện các thế võ La Hán Quyền

Ông chọn La Hán Quyền trước hết bởi lòng đam mê, sau nữa là sự huyền diệu tuyệt vời của các thế võ kết hợp. Đó là một bí kíp võ thuật rất đặc trưng của Thiếu Lâm, mô phỏng tư thế của các vị La Hán trong luyện tập và tỉ thí kungfu với các thủ pháp như cách, bức, xung, điểm, nâng, đè, câu, chộp, quăng... Nhắc tới La Hán Quyền, người ta thường liên tưởng đến hai mảng chiêu thức chủ yếu từ Thập bát La Hán quyền và 108 đường quyền La Hán. Người thầy chỉ dạy cho Huỳnh Phi Thanh là bạn thân của ba ông.

Bằng sự cần mẫn và tố chất võ học, chẳng mấy chốc cậu bé gầy gò Huỳnh Phi Thanh trở thành chàng trai thân mang tuyệt kỹ, nổi tiếng sức lực phi thường.

Trở thành đệ tử ưu tú trong làng võ Bình Định, Huỳnh Phi Thanh nhanh chóng tiếp chiêu với nhiều cao thủ trong các đoàn võ nổi tiếng từ khắp nơi về tỉ thí. Các đối thủ đều bị khuất phục trước chiêu Mãnh Hổ Xuất Sơn với "phương đao phạt mộc" vào cổ (chặt cổ), đấm thốc dưới cổ lên kéo gối rồi đánh tạt ngang quai hàm. Tất cả các động tác tấn công chỉ diễn ra trong vài giây khiến đối phương "out" ngay lập tức. Tiếp đến là chiêu "rờ - ve" khi đấu võ tự do, là chiêu đấm trực diện vào mặt, rồi xoay lưng tung thêm cú đấm bồi tiếp theo vào quai hàm. Võ sư Huỳnh Phi Thanh cho biết, chưa một trận đấu nào mà ông dùng đến đòn thứ 2, chỉ một đòn duy nhất là võ sĩ rớt đài.

"Huyết chiến" bãi vàng

Đầu thập niên 80, khi ấy Phi Thanh mới 26 tuổi, quyết định rời quê hương lên Lâm Đồng để thỏa chí lãng khách phong trần. Chính tại vùng đất cao nguyên này đã chứng kiến bao cuộc thư hùng giữa Huỳnh Phi Thanh và dân anh chị máu mặt khét tiếng từ khắp nơi đổ về đào vàng.

Hơn nửa cuộc đời, võ sư Huỳnh Phi Thanh mang võ thuật đi khắp nơi thọ giáo

Thanh đầu quân tại bãi vàng Tà In. Thời đó, Tà In có 7 bãi, dài gần 20 cây số chạy dọc bờ suối trên địa bàn huyện Đức Trọng. Có đủ mọi thành phần quy tụ về bãi vàng, nhiều nhất là thành phần mới ra tù rồi đến thanh niên từ các vùng núi, vùng nông thôn phía Bắc và miền Trung. Gái mại dâm xuất hiện, ma túy tràn lan.

Cuộc sống trên bãi vàng đầy rẫy hiểm nguy. Hễ hầm nào có vàng là côn đồ, thảo khấu kéo tới đánh chém cướp bóc. Muốn bảo vệ vàng và cả tính mạng của bản thân buộc những người thợ vàng phải vùng lên chiến đấu, một mất một còn.

Huỳnh Phi Thanh nhanh chóng tung ra "món ăn" sở trường là Mãnh Hổ Xuất Sơn và rờ-ve khiến cho đối phương hồn bay phách lạc, lao vào là bay ra, thần xác bầm dập tả tơi. Huỳnh Phi Thanh nhanh chóng được tôn làm "ông trùm", chủ mỏ giao cho quản lý hẳn một bãi.

Cuộc chiến trong các bãi vàng âm ỉ, khốc liệt, nhuốm máu và nước mắt. Ở đây, người ta chỉ dùng "luật rừng" để tiếp đãi nhau. Huỳnh Phi Thanh từng "giáp lá cà" với trùm Sơn "râu", đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất với võ sư Huỳnh Phi Thanh. Bên này chỉ có 7 anh em, bên kia 100 người đao kiếm sáng lóe, hừng hực huyết chiến. Cảnh tượng trên bãi vàng khi ấy vô cùng u ám, nhuốm đầy hắc khí, anh em run rẩy lo sợ nhìn Huỳnh Phi Thanh. Mặc dù rất hoang mang trước tình thế mong manh giữa lằn ranh sinh tử nhưng Huỳnh Phi Thanh vẫn cố bình tĩnh, lấy hết can đảm bày mưu tính kế.

36 kế, chạy là thượng sách nhưng trong hoàn cảnh này, bỏ chạy đồng nghĩa với bỏ mạng. Huỳnh Phi Thanh bậm môi, gồng mình, vươn vai hô anh em "quyết chiến". Cuộc chiến đấu diễn ra giữa núi rừng Tà In, mỗi một chiêu tung ra, Huỳnh Phi Thanh hạ gục ít nhất 2 tên. Đội Sơn "râu" dần rơi rụng, bị thương một số, số khác khiếp vía trước cú đấm trời dáng của ông trùm bãi vàng cũng ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Kết thúc cuộc giao tranh, tuy không phân thắng bại nhưng tất cả đều tơi tả rã rời, máu đã đổ. Sơn "râu" rút lui, từ đó không dám kéo quân vào bãi vàng nữa.

Hàng ngày ông vẫn cặm cụi bên tủ đồng hồ bán nơi vỉa hè

Hơn 10 năm sống ở bãi vàng, Huỳnh Phi Thanh nổi đình nổi đám. Ông chủ nào cũng muốn có "tay đấm" này phò trợ cho mình. Rừng thiêng nước độc, Huỳnh Phi Thanh bị sốt rét hành hạ triền miên. Cảm thấy sức khỏe xuống dốc, ông đã quyết định bỏ bãi vàng, chấm dứt một thời lang bạt giang hồ.

Rời hầm vàng, Huỳnh Phi Thanh vẫn ở lại Lâm Đồng. Lúc này, nỗi nhớ nghề võ lại thôi thúc, khiến ông trăn trở, đau đáu. Và rồi ông quyết định mở lớp dạy võ. Dân trong làng, từ thanh niên tới người già, đặc biệt là trẻ nhỏ rất hào hứng tham gia lớp dạy võ miễn phí của ông. Một lớp học có lúc lên tới 250 võ sinh, tổng kết lại tại Lâm Đồng, võ sư Huỳnh Phi Thanh có hàng nghìn học trò, với trên 10 võ đường.

Tận lực truyền dạy võ học

Sau hơn 20 năm, Huỳnh Phi Thanh rời cao nguyên Lâm Đồng, quay về đất võ Bình Định. Được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, đặc biệt là của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Hoài Nhơn, võ sư Huỳnh Phi Thanh đã mở một lớp võ tại xã Hoài Hảo. Lớp thường xuyên duy trì 200 võ sinh theo học. Thanh thiếu niên ở xã khác cũng khao khát được học võ, thế nên ông đã mở rộng "lò luyện" võ ra đến xã Hoài Châu. Lớp ít nhất cũng có gần 100 em. Thế hệ trước truyền dạy thế hệ sau, La Hán Quyền phát triển thành môn võ không thể thiếu trong làng võ Bình Định nói riêng và võ thuật Việt Nam nói chung.

Thành công với nghiệp võ, vợ con đề huề, hạnh phúc tưởng như quá trọn vẹn với võ sư Huỳnh Phi Thanh. Nhưng rồi, duyên phận của ông chẳng thể kéo dài với người vợ đầu tiên. Huỳnh Phi Thanh để lại tất cả gia tài cho vợ con, một mình dứt áo ra đi.

Những khi mệt mỏi, ông lại ôm đàn ca hát

Một thời gian sau, ông bén duyên với người phụ nữ kém mình 18 tuổi. Hạnh phúc mới cần phải trú ngụ ở một vùng trời mới. Ông dắt vợ vào TP Hồ Chí Minh, bắt đầu lại sự nghiệp khi tuổi đời đã ở bên kia sườn dốc. Huỳnh Phi Thanh vốn chỉ có nghề võ, ngoài ra không biết làm nghề gì. Ông bèn sắm một chiếc tủ nhỏ ra vỉa hè đường Nguyễn Kiệm (G. Gò Vấp) buôn bán, sữa chữa đồng hồ.

Tiền kiếm được chỉ đủ thuê nhà trọ, sinh hoạt của hai vợ chồng đôi khi cũng thiếu trước hụt sau. Một số đạo diễn phim tại T Hồ Chí Minh ngắm thấy ông bán đồng hồ này có tướng mạo rất phù hợp vào vai các ông trùm hoặc đại ca xã hội nên ngỏ ý mời võ sư Thanh tham gia vai diễn. Không ngờ đây lại là sở thích của võ sư Huỳnh Phi Thanh, ông hào hứng tham gia. Bộ phim "Thế lực ngầm" thì ông đóng vai đại gia, sẵn sàng vung tiền cho gái, phim "Dọc đường trắng đen" lại vào vai đại ca, phim "Định mệnh trùng phùng" ông được diễn đúng với nghề của mình khi được làm sư phụ dạy võ.

Các vai diễn dù là nhỏ, dù chưa thỏa chí đam mê nhưng cũng khiến võ sư Phi Thanh cảm thấy mình đã không sống phí sống hoài. Ông diễn được 5 bộ phim thì phải nghỉ vì hoàn cảnh gia đình.

Khi nhớ nghề võ, ông lại gọi đệ tử thứ 8001, cũng là người cuối cùng ông thâu nhận, đến thọ giáo đi vài đường quyền cùng thầy.

Rồi những lúc mỏi mệt bởi công cuộc mưu sinh tuổi xế chiều, võ sư Huỳnh Phi Thanh ôm đàn ra công viên Gia Định (Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) nghêu ngao những bài tình ca thật buồn. Dường như ca từ của bài hát chính là nỗi khắc khoải da diết của người võ sư già đã mỏi gối chùn chân sau bao phen lưu lạc.

Ngọc Hoa - Văn Hào

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp