20:21 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3511

Máy chủ tìm kiếm : 296

Khách viếng thăm : 3215


Hôm nayHôm nay : 155661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4456960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51402458

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Giữ bình yên trên bản Hang Kia - Pà Cò

Thứ ba - 19/01/2021 08:17

Ở đó giờ là một không gian bình yên, người dân bận rộn với những công việc thường nhật, bên hiên nhà nhiều chị em ở bản Pà Cò vẫn ngồi với nhau thêu thùa, sản xuất các sản phẩm thổ cẩm đặc trưng và chuẩn bị đón Tết cùng với người dân cả nước.

Anh Hàng A Chư, Phó trưởng thôn, kiêm Công an viên bản Pà Cò 1 cho biết, bản Pà Cò 1 là một trong những bản còn duy trì và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mông. Ở đây có 46 hộ thì có tới 40 hộ sản xuất, nhà nào cũng được làm hết các công đoạn.

Phụ nữ trong xóm chủ yếu tập trung làm thổ cẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Các sản phẩm của ngành nghề dệt, thêu vẽ thổ cẩm đang mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch, thu hút khách tới bản, làm nên diện mạo mới cho bản làng, phát triển du lịch của địa phương.

Công an xã Pà Cò thường xuyên xuống các hộ dân trong xã để tuyên truyền pháp luật.

Hiện nay, để phát triển bền vững làng nghề truyền thống, các thợ giỏi, nghệ nhân trong làng đã và đang tiếp tục tìm hiểu, sáng tạo và cải tiến các mẫu hoa văn mang đặc trưng truyền thống của dân tộc mình cho các trang phục, đồ dùng phù hợp với tập quán văn hóa, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng bằng nguyên liệu thiên nhiên.

Chị Sùng Y Thanh, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xóm Pà Cò 1 cho biết, thời gian qua, thời gian qua, nhiều chị em trong xóm đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách để sản xuất, đầu tư làm thổ cẩm và chăn nuôi thêm trâu, bò. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong xóm. Giờ, người dân trong bản có cái ăn, cái mặc, con cái được đến trường đời sống văn hoá tinh thần được nâng lên rất nhiều.

Thượng uý Mùa A Thông, Phó trưởng Công an xã Pà Cò cho biết, trên địa bàn phụ trách có 6 xóm thì xóm Xà Lĩnh là phức tạp nhất về ANTT. Xóm có 212 hộ với gần 1.000 nhân khẩu và là xóm có nhiều đối tượng nghiện, trộm cắp. Đặc biệt, đây là xóm có nhiều đối tượng đi tù về vận chuyển, mua bán ma tuý nhất. Từ khi có lực lượng Công an chính quy về xã thì mỗi xóm có một đồng chí Công an phụ trách, công tác tuyên truyền theo đó cũng được triển khai nhiều hơn. Các đồng chí Công an đi từng nhà để vận động. Là xóm phức tạp về ANTT nên Xà Lĩnh đặc biệt được quan tâm.

Ban ngày người dân đi lên nương thì buổi tối Công an viên đã phối hợp với Trưởng xóm, già làng, người có uy tín đi cùng tới từng hộ để truyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, tham gia giữ gìn ANTT trên địa bàn, không tiếp tay cho tội phạm ma tuý, không vận chuyển ma tuý thuê… Nhờ sự tuyên tuyền qua thời gian đã mang lại hiệu quả tích cực, giảm được tệ nạn xã hội, giữ vững ANTT trên địa bàn.

Từ Pà Cò chúng tôi đi tiếp khoảng 4km, qua những con đường nhỏ men theo núi tới xã Hang Kia. Bản Hang Kia nằm dưới thung lũng, từ trên cao nhìn xuống, thu gọn vào tầm mắt là mầu xanh mướt của núi rừng, ẩn hiện thấp thoáng những nóc nhà người Mông trong không gian khói sương bảng lảng. Từ con đường nhỏ ngoằn ngoèo với những khúc cua dốc, hẹp tới những đồi chè, hàng rào đá, đám hoa cải vàng rực ôm trọn không gian trước mỗi hiên nhà. Đằng sau những vẻ đẹp hoang sơ thì đây vẫn là điểm nóng phức tạp về ma tuý của huyện Mai Châu.

Trung uý Vàng A Hua- Trưởng Công xã Hang Kia cho biết, Hang Kia là một trong những xã giáp ranh với điểm “nóng” xã Xuân Nha và xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La. Chỉ tay về dãy núi trước mặt trụ sở Công an xã, Trung uý Vàng A Hua cho hay, từ trung tâm xã Hang Kia đi bộ vượt qua dãy núi này mất gần 2 tiếng đồng hồ thì đến được xóm Thung Mạn. Còn nếu đi xe máy với khoảng cách từ trung tâm xã tới xóm là hơn 10km thì mất 1 tiếng đồng hồ nếu gặp thời tiết tốt, gặp trời mưa thì chỉ có đi bộ mới tới được bản.

“Khi trùm ma tuý ở Lóng Luông bị đánh sập thì ở các đối tượng tội phạm ma tuý lại chuyển hướng đi qua bản Thung Mạn của xã Hang Kia. Đây là địa bàn giáp ranh, khoảng cách đi bộ xuyên rừng tới Lào chỉ mất gần 6 tiếng đồng hồ, cộng đường đi khó khăn, địa hình hiểm trở nên được các đối tượng tội phạm ma tuý lựa chọn trở thành địa bàn trung chuyển”, Trung uý Vàng A Hua cho biết.

Thời gian qua, từ khi thực hiện đưa Công an chính quy về xã, xã Hang Kia đã bố trí đủ 5 Công an chính quy. Trung uý Đinh Công Chương, Công an viên phụ trách địa bàn xóm Thung Mạn cho biết, Thung Mạn giờ là điểm nóng nhất về ANTT, đặc biệt là tội phạm ma tuý. Thung Mạn có địa hình đồi núi phức tạp, lại giáp ranh với điểm nóng về ma tuý nên rất khó tránh khỏi bị lợi dụng để trung chuyển. Do vậy, việc tuần tra kiểm soát, tuyên truyền ở đây khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, người dân trong xóm chủ yếu là người Mông nên khi xuống vận động phải nói bằng tiếng Mông.

Tại những điểm này, Công an viên cắm chốt thường xuyên ở bản, phối hợp với Trưởng xóm, Công an viên của xóm đi tuần tra, theo đường mòn, leo qua núi, lên tận nương rẫy gặp bà con để vận động cho con cháu đi học, không được bỏ học, không kết hôn sớm, chịu khó làm ăn phát triển kinh tế, không nghe theo kẻ xấu, không đi vận chuyển ma tuý thuê….

Trên thực tế, để giữ bản làng bình yên, các cán bộ trong xã, đặc biệt là Công an xã thường xuyên xuống bản, gặp gỡ từng người dân vận động tuyên truyền pháp luật, cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm ma tuý, nâng cao ý thức trong phòng chống tội phạm đã tạo được bước chuyển biến mới về ANTT trên địa bàn.

Cùng với đó, sự đổi thay của vùng đất này là kinh tế trong xã đã khá lên rất nhiều, đặc biệt là ANTT trên địa bàn được đảm bảo, khách du lịch đến nhiều hơn, du khách rất thiện cảm với cảnh quan, sự yên bình của vùng núi và muốn quay trở lại. Đây là một tín hiệu tích cực đối với Hang Kia - Pà Cò trong phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế địa phương.

Thượng tá Đinh Văn Thới, Trưởng Công an huyện Mai Châu cho biết, để có kết quả này, thời gian qua, lực lượng Công an xã Pà Cò và xã Hang Kia đã thực hiện rất hiệu quả mô hình dân vận, khéo phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số về xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ và xây dựng nông thôn mới. Ở địa bàn Hang Kia - Pà Cò, người dân tộc Mông chiếm số đông.

Tại đây, những già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ rất có uy tín. Do vậy, khi triển khai mô hình đã phát huy được hiệu quả. Từ mô hình này, tiếp tục duy trì, nhân rộng, nâng cao hiệu quả mô hình Tổ liên gia tự quản về ANTT.

Hiện trên địa bàn huyện có 759 tổ liên gia tự quản, trong đó có 418 tổ liên gia tự quản về ANTT, 12 dòng họ tự quản, 5 cụm an ninh giáp ranh, 1 cụm an ninh liên hoàn phát huy hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, quản lý, giáo dục các loại đối tượng góp phần quan trọng đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Tác giả bài viết: Lưu Hiệp

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp