13:29 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3636

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 3614


Hôm nayHôm nay : 169708

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2627101

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49572599

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Lỗ hổng trong kiểm soát tài sản, thu nhập

Thứ hai - 14/09/2020 08:12


Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Phạm Phú Quốc chính thức thừa nhận mình có quốc tịch nước Cộng hòa Cyprus từ năm 2018, nhưng là do gia đình bảo lãnh.

Năm 2016, cũng xảy ra trường hợp tương tự, sau khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện có thêm quốc tịch Malta. Thông tin mua quốc tịch châu Âu tối thiểu phải từ 1 đến 2 triệu USD có đúng hay không thì chưa thể xác định được, nhưng chắc chắn là phải mất nhiều tiền thì mới có được tấm hộ chiếu này. Điều này ẩn chứa nhiều bí mật chưa thể "bật mí" về nguồn gốc tài sản khủng của một số quan chức. Vậy có bao nhiêu cán bộ, công chức có hộ chiếu nước ngoài mà chúng ta còn chưa biết?

Qua sự việc trên cho thấy lỗ hổng quá lớn trong việc kê khai, quản lý tài sản và thu nhập của cán bộ, công chức. Ở Việt Nam, tham nhũng hoành hoành không hẳn vì quyền lực không được kiểm tra, giám sát, mà chủ yếu do cán bộ, công chức hầu như không bị truy xét, không phải giải trình đầy đủ về tài sản, thu nhập, chi tiêu, nên họ cứ mặc sức tiêu xài, sử dụng những đồng tiền, của cải do tham nhũng mà có.

Báo chí và các cơ quan truyền thông đã nói rất nhiều về mức lương cơ bản của cán bộ, công chức chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu cuộc sống. Điều này ai cũng biết cả, vậy mà không ít người vẫn sở hữu những căn hộ đắt tiền, xe hơi sang trọng, con cái vẫn cho đi du học nước ngoài và có cả hộ chiếu Âu, Mỹ... mà chúng ta không thể phát hiện được những sai phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập để xử lý họ là vì sao?

Minh họa: Lê Tâm

Quá trình kê khai tài sản đã được đặt ra nhằm quản lý và minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, hầu như tất cả các quy định trong kê khai tài sản vẫn dựa chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, kêu gọi phẩm chất trung thực. Luật Phòng, chống tham nhũng không quy định bố, mẹ, con thành niên của cán bộ phải kê khai tài sản lần đầu thì chưa xoáy vào "tảng băng chìm" vì nhiều minh chứng thực tiễn khiến dư luận dậy sóng khi nhiều ông bố, bà mẹ, nhiều cậu ấm, cô chiêu dù còn rất trẻ bỗng dưng sở hữu những khối tài sản kếch xù, biệt phủ, xe sang.

Việc không quy định bố, mẹ, con thành niên phải kê khai tài sản có lẽ là "lỗ hổng" trong luật hiện hành cần sửa đổi. Đây là vấn đề cử tri và đại biểu quan tâm vì nó không còn là "kẽ hở" nữa mà là "cửa" cho đối tượng tham nhũng che giấu, chuyển tài sản tham nhũng vào. Qua xử lý các vụ án tham nhũng cũng cho thấy, đa phần tài sản tham ô, tham nhũng đã bị tẩu tán, chuyển cho người thân đứng tên, nên không thể thu hồi được là rất lớn.

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, trong trường hợp kê khai lần đầu cũng như kê khai bổ sung, người kê khai tài sản không giải trình được nguồn gốc của tài sản và cơ quan chức năng cũng không chứng minh được tài sản đó do tham nhũng mà có, thì có thể bị tịch thu hoặc đánh thuế cao đối với số tài sản đó.

Phải có quy định cụ thể việc giám sát của nhân dân đối với việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; từng bước mở rộng đối tượng kê khai là bố, mẹ, con đã thành niên của những người có chức, có quyền, người giữ vị trí có nguy cơ tham nhũng cao và phạm vi công khai bản kê khai, cung cấp thông tin cho nhiều người biết để giám sát, phát hiện những trường hợp kê khai không trung thực; tăng cường kiểm tra, xác minh kết quả kê khai theo cách ngẫu nhiên, theo một tỉ lệ nhất định; phải coi việc kiểm tra, xác minh là một việc làm bình thường.

Sự minh bạch trong tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức là một đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Nếu trong các bước đột phá, chúng ta tìm ra giải pháp hữu hiệu để kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, thì chắc chắn tham nhũng từng bước sẽ bị đẩy lùi.

Bên cạnh đó, cần thanh lọc đội ngũ cán bộ, mạnh tay, nghiêm trị những cán bộ thoái hóa. Có như vậy niềm tin của nhân dân về một hệ thống chính trị liêm khiết, trong sạch, vững mạnh mới thật sự bén rễ, mọc mầm.

Cù Tất Dũng

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp