09:46 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2209

Máy chủ tìm kiếm : 38

Khách viếng thăm : 2171


Hôm nayHôm nay : 97634

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3122245

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 55276134

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Luật pháp bất vị than

Thứ năm - 28/05/2020 22:00


Sau khi TAND Cấp cao tại Đà Nẵng cho biết đã có quyết định đưa vụ án "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án khu đô thị Hoàng Long, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ra xét xử phúc thẩm vào ngày 29/5/2020, nhận được thông tin này, không chỉ người dân tỉnh Khánh Hòa mà người dân cả nước thật sự bất ngờ và không thể tin vào một chuyện thật như bịa khi bị cáo Lê Huy Toàn, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 9 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” từ tháng 2/2020, vậy mà cho đến nay vẫn còn nguyên chức vụ, cùng các chế độ, lương bổng?

Trả lời báo chí về việc này, ông Nguyễn Khắc Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Khánh Hòa cho rằng: “Hiện nay bản án sơ thẩm với ông Lê Huy Toàn vẫn còn phải chờ kết quả xét xử phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 29/5 tới đây” và "Theo quy trình, lẽ ra cơ quan tố tụng phải có kiến nghị xử lý nhưng sao không thấy có kiến nghị. Vì vậy, việc này sẽ kiểm tra lại".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao quan điểm “Luật pháp bất vị thân” trong việc điều hành đất nước.

Còn ông Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa Trần Thu Mai đều cho biết "sẽ cho kiểm tra lại" việc bị cáo Lê Huy Toàn vẫn còn giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang.

Hỏi vì sao người dân không giận, không bức xúc, không mất niềm tin khi nhận được những lý giải, biện minh kiểu đó? Bởi sau phiên phúc thẩm của Tòa án cấp cao, rất có thể lại sẽ có phiên tòa giám đốc thẩm; giám đốc thẩm xong rồi biết đâu lại tiếp tục có kháng nghị của Viện kiểm sát và rồi còn có thể cần đến cả quyền giám sát tối cao của Quốc hội… và như vậy thì phải chờ đến bao giờ mới có thể xử lý về mặt chính quyền với ông Phó Chủ tịch này?

Như vậy, người dân vẫn phải tiếp tục ngày ngày gò lưng ra làm việc để trang trải cho các khoản trả lương, các chế độ phụ cấp cho ông Phó Chủ tịch trong thời gian chờ thụ án? Không khỏi băn khoăn sao được, nếu cứ xử lý kỷ luật theo kiểu này thì sai phạm đến bao giờ mới giảm?

Một người đã bị kết án mà vẫn còn chức danh Phó Chủ tịch của một thành phố thay vì phải là phạm nhân mà Chủ tịch tỉnh là người quản lý, lãnh đạo trực tiếp cán bộ dưới quyền mình khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và xuất hiện trên hầu hết các mặt báo mà lại không biết, không nắm được phải “cho kiểm tra lại” thì quả là quá nực cười. Biểu hiện trên “nóng”, dưới “lạnh” chính là đây chứ còn phải tìm đâu xa.

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà trong đó trước hết thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, có không ít cơ quan, đơn vị, địa phương rơi vào tình trạng người đứng đầu vì sợ trách nhiệm, sợ ảnh hưởng tới thành tích tập thể nên khi có vụ việc liên quan đến sai phạm của cán bộ dưới quyền, liên quan đến tham nhũng, tiêu cực ở đơn vị mình đã tìm mọi cách bưng bít, ém nhẹm, rồi xử lý theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, đổ tại các yếu tố khách quan, bên ngoài.

“Trên nóng, dưới lạnh” là câu chữ được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sử dụng khi nói về tình trạng chậm chuyển biến ở các cấp cơ sở trong công tác xây dựng Đảng, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Nó phát sinh từ căn bệnh nương nhẹ, bao che, đấu tranh phê và tự phê bình yếu kém đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những tiêu cực, tham nhũng nảy mầm và phát triển.

Thực tế, những sai phạm đất đai ở tỉnh Khánh Hòa thời gian qua cho thấy hệ thống quản lý đất đai ở đây bị buông lỏng, thả nổi nhiều năm, có tình trạng "bắt tay" giữa cán bộ ký quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với doanh nghiệp và các "cò" đất để biến đất công, đất rừng thành đất tư nhân và có cả chuyện xử lý cán bộ làm sai xuề xòa, không nghiêm dẫn đến việc cán bộ nhờn luật, coi thường pháp luật...

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Dư luận đang mong chờ có cơ chế phù hợp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát xây dựng Đảng, chính quyền, khi đó, người dân sẽ cho địa chỉ những người còn “lạnh”, những chỗ vẫn còn chưa “nóng” trong bộ máy chính quyền; đồng thời xử lý nghiêm minh và kiên quyết những tổ chức và cán bộ, công chức vẫn còn “lạnh” để giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Chừng nào chưa thẳng tay, chưa nghiêm khắc với trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả những sự nương nhẹ, bao che cho sai phạm của cán bộ, đảng viên thì chắc rằng tham nhũng vẫn còn đất sống và tình trạng trên “nóng”, dưới “lạnh” vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Cù Tất Dũng

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp