03:32 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4071

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 4046


Hôm nayHôm nay : 181439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2638832

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49584330

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Mỹ muốn kết thúc sa lầy ở Afghanistan

Thứ năm - 22/04/2021 21:08


Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ rõ việc rút quân sẽ được thực hiện “không vội vàng”. Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ làm điều đó một cách có trách nhiệm, có chủ ý và an toàn. Chúng tôi sẽ phối hợp đầy đủ với các đồng minh và đối tác của mình, những người hiện có nhiều lực lượng hơn chúng tôi ở Afghanistan”.

Ông cho biết lý do ở lại Afghanistan “ngày càng trở nên không rõ ràng” và Mỹ đã “hoàn thành” mục tiêu của mình tại quốc gia này. “Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ”, ông nói. Ông cũng chỉ rõ rằng quân đội Mỹ cũng như các lực lượng do các đồng minh NATO triển khai sẽ được rút khỏi Afghanistan trước lễ kỷ niệm 20 năm ngày Mỹ bị tổ chức Al Qaeda tấn công khủng bố làm khoảng 3.000 người thiệt mạng trên lãnh thổ Mỹ, 11-9-2001.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức công bố kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan bắt đầu từ ngày 1-5-2021.

Thông báo được đưa ra vài ngày trước hội nghị cứu vãn hòa bình cho Afghanistan, dự tính tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 24-4 đến 4-5-2021. Đây sẽ là cơ hội để khởi động lại đàm phán giữa lực lượng Taliban và đại diện chính quyền Kabul. Tuy nhiên, quân Taliban báo trước là sẽ tẩy chay hội nghị Istanbul tới khi nào tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài còn chưa thoái lui toàn bộ.

NATO sau đó xác nhận họ sẽ bắt đầu rút các lực lượng tham gia sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày 1-5 và hoàn thành trong vài tháng. “Cùng nhau, chúng tôi đã thành công trong việc đảm bảo rằng Afghanistan không còn là nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố tổ chức các cuộc tấn công chống lại đất nước của chúng tôi. Chúng tôi đã có thể giúp tạo ra các lực lượng an ninh Afghanistan mà trước đó không hề tồn tại. Chúng tôi sẽ bắt đầu rút các lực lượng thuộc bộ phận hỗ trợ kể từ ngày 1-5. Việc rút quân sẽ diễn ra một cách đồng bộ và có tổ chức”, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết, Anh sẽ ủng hộ việc rút quân có trật tự ra khỏi Afghanistan, đồng thời xây dựng năng lực của lực lượng an ninh Afghanistan, tiếp tục hỗ trợ chống khủng bố để bảo vệ những thành quả đạt được trong 20 năm qua. Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng 30 nước thành viên NATO trước đó cũng thống nhất rút hết quân của NATO khỏi Afghanistan theo lộ trình mà Mỹ đã thông báo.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, việc NATO rút quân không phải là chấm dứt mối quan hệ với Afghanistan mà là sự khởi đầu cho một chương mới trong mối quan hệ. NATO và các đối tác sẽ tiếp tục sát cánh cùng người dân Afghanistan. Tuy nhiên, giờ là thời điểm để người dân Afghanistan xây dựng một tương lai bền vững cho mình.

Theo Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, chính phủ nước này tôn trọng quyết định của Mỹ và sẽ làm việc với các đối tác để bảo đảm một cuộc chuyển giao suôn sẻ. Các lực lượng quốc phòng và an ninh của Afghanistan có đủ khả năng để bảo vệ người dân và đất nước.

Thông báo rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden đã trễ hơn gần 5 tháng so với kế hoạch ban đầu được người tiền nhiệm Donald Trump đề xuất sau khi đạt thỏa thuận lịch sử tại Doha vào tháng 2-2020 với Taliban.

Ngày 14-3, người phát ngôn của phong trào Taliban, Zabihullah Mujahid, nói rằng việc Mỹ rút quân nằm trong khung thời gian dự kiến của thỏa thuận giữa hai bên, thêm rằng một khi thỏa thuận được tôn trọng, việc giải quyết các vấn đề còn lại sẽ có thể thực hiện được. Taliban đã hứa sẽ “tặng quà” cho những nước không rút quân trước ngày 1-5.

Về phần mình, đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga tại Afghanistan, Zamir Kabulov, mô tả phản ứng của phong trào Taliban là có thể dự đoán được và lưu ý rằng người Mỹ phải thực hiện những gì đã cam kết với Taliban. “Các thỏa thuận phải được tôn trọng”, ông nhấn mạnh trong một bình luận với Sputnik.

Cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo vũ trang trên đất Mỹ ngày 11-9-2001 là lý do khiến Tổng thống George Bush đem quân vào Afghanistan.

Về phản ứng của cộng đồng quốc tế, việc Mỹ rút quân đang làm dấy lên nhiều lo ngại. Sau 20 năm với sự hiện diện của lực lượng nước ngoài, Afghanistan đã đạt được một số tiến bộ như trong lĩnh vực giáo dục, tự do báo chí, điều kiện để nữ giới tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, những tiến bộ đó chủ yếu đạt được ở thành thị.

Thực tế kém tươi sáng hơn tại các vùng nông thôn. Liên quan đến điều kiện sống của phụ nữ Afghanistan chẳng hạn, tỉ lệ biết đọc biết viết của phái nữ là 37% so với 66% đối với nam giới. Hiện tại có 250 phụ nữ tham gia Tòa án Tối cao. Hơn 30% số ghế trong Quốc hội Afghanistan được dành cho nữ giới, để bảo đảm phái nữ tham gia vào đời sống chính trị và trong các sinh hoạt của truyền thông.

Toàn cảnh này khác hoàn toàn so với giai đoạn quân Taliban cai trị đất nước (1996-2001). Khi đó phụ nữ không được quyền ra khỏi nhà nếu không có một người đàn ông trong gia đinh đi cùng. Thủ đô Kabul và nhiều thành phố lớn khác trên toàn quốc đã có nhiều thay đổi. Nhiều quán cà phê sang trọng đã được mở cửa. Đây là nơi sinh viên, giới trẻ dấn thân vào đời sống chính trị Afghanistan thường lui tới.

Nếu như quân Taliban hội nhập trở lại vào đời sống xã hội, chính trị và lại muốn áp đặt một mô hình xã hội dựa trên luật Hồi giáo, liệu rằng những tiến bộ vừa nêu có còn tồn tại nữa hay không? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà đấu tranh trong xã hội dân sự và những người bảo vệ một mô hình dân chủ cho Afghanistan đang đặt ra.

Phóng viên BBC News, Lyce Doucet, người từng có nhiều chuyến đi sang Afghanistan tường thuật trực tiếp, nói “người ta sợ rằng trang cuối cùng trong cuốn sách - sứ mệnh Mỹ sẽ khép lại nhưng là chiến thắng cho phe Taliban quay lại cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán. Taliban mới là bên nắm hết các quân bài chủ và mọi nỗ lực kiến thiết xã hội dân sự đang tan biến dần, vì làn sóng ám sát những người có học, tích cực vì cuộc sống kiểu mới”.

Hiện, số lính Mỹ tại Afghanistan còn khoảng 2.500, rất ít so với đỉnh điểm hơn 100.000 lính vào năm 2011. Đây là cuộc chiến dài nhất ở nước ngoài của quân đội Mỹ làm nước này mất đi nhiều nghìn tỷ USD và hơn 2.300 quân nhân, nhân viên các loại. NATO bị thiệt hại hơn 1.200 quân. Đau thương cho người dân Afghanistan còn lớn hơn vì hàng vạn người đã thiệt mạng trong xung đột. Một số liệu Liên Hiệp Quốc công bố tháng 2-2020 cho biết, ít nhất 32 nghìn thường dân bị giết nhưng theo nhiều chuyên gia con số này phải là 42 nghìn.
Mộc Thạch (Tổng hợp)

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp