16:00 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3501

Máy chủ tìm kiếm : 106

Khách viếng thăm : 3395


Hôm nayHôm nay : 154855

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4647335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51592833

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Những "cánh vạc" gửi ước mơ trên đồng trũng

Thứ ba - 07/07/2020 08:51


Lấy đêm làm ngày

Chập choạng tối, khi nhà nhà bắt đầu lên đèn cũng là lúc những nông dân ở ngoại thành như Ứng Hòa, Thanh Oai… sắm sửa nông cụ để ra đồng làm việc. Hơn 2h sáng, trời tối mịt, trên cánh đồng thuộc xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Ngả đã dắt nhau ra đồng, tranh thủ xuống ruộng cấy. Mang đủ đồ nghề, từ đèn, chậu tát nước tới mạ đi cấy lúa… bà Ngả vừa hua tay đuổi đàn muỗi đua nhau lao vào ánh đèn vàng lợt trên trán vừa nói với tôi vụ này bà "tiết kiệm" được đến vài triệu bạc.

Chẳng là, vụ này tiền công thuê cấy bị đẩy giá lên cao ngất ngưởng. Mỗi ngày công lên đến hơn 500.000 đồng, tương đương với vài tạ lúa. Công thuê cao nhưng khó mượn người làm bởi không mấy ai mặn mà.

Do thời tiết nắng nóng, nông dân phải đi cấy lúc nửa đêm về sáng. Vất vả song mỗi dảnh mạ, cây lúa lại ôm ấp niềm hi vọng của biết bao người.

Phần vì tất cả các vùng canh tác lúa của Hà Nội đồng loạt lấy nước, vào vụ, phần khác bởi cấy thuê vất vả, thường phải phơi mình trên ruộng từ 6 giờ đến 11 giờ trưa, đến chiều thường từ 13 giờ đến khi trời xuống bóng nhá nhem. Nắng nóng, có khi cấy đến 9 giờ sáng là người đã ngao ngán huống chi thời gian làm việc kéo dài như vậy. Thuê người khó lại càng thêm khó.

May thay, các con bà tranh thủ giờ nghỉ, về cấy đỡ mẹ. Cấy hơn 6 sào ruộng mà chỉ mới 3 đêm là đã gần phủ kín. Lúa cấy lúc trời sớm, lại đủ nước nên mạ mát rễ, lá non vẫn xanh mướt, không bị cháy khát như những thửa ruộng bên cạnh. Bà Ngả bảo, cấy xong tốn thêm một công ra đồng bón phân đạm nữa là cây lúa sẽ xanh tươi.

Không chỉ riêng mẹ con bà Ngả, bà Đinh Thị Chín (56 tuổi) ở thửa ruộng kế bên cũng đeo đèn ra ruộng mạ từ mờ sớm. Theo lời bà Chín, cấy đêm là chuyện không mong muốn. Thế nhưng, nước đổ, lịch mùa vụ đã có, hợp tác xã cũng đã lấy nước vào ruộng rồi nên xã viên phải bắt tay cấy luôn và cấy nhanh cho kịp thời vụ.

Cấy đêm vất vả hơn làm ngày. Ánh sáng từ những chiếc đèn pin khiến nhiều loại muỗi lao vào rất khó chịu. Thế nhưng so ra cảnh "ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng" vẫn dễ chịu hơn khi phải phơi mình giữa trời nắng.

"Vụ Hè - Thu thường phải chịu khắc nghiệt của thời tiết, hơn 8 giờ sáng mặt trời lên là đã bắt đầu người nóng rừng rực, không chịu được nữa rồi, nên đa phần người làng phải tranh thủ ra đồng từ 2 - 3 giờ sáng nhổ mạ và cấy. Nhìn rõ nhất là ở các thửa ruộng. Ô ruộng nào lúa bén rễ xanh non là chắc chắn đều cấy lúc trời râm mát. Thửa nào lá lúa táng trắng là chắc đến chín, mười phần được cấy khi nắng. Cây lúa ốm và lâu hồi", bà Chín chia sẻ.

Gửi gắm muôn vàn hi vọng

Vất vả, nhọc nhằn với cây lúa song trong câu chuyện với tôi, những người nông dân chất phác ở ngoại thành vẫn mùi mẫn với ruộng đồng. Họ bảo, cũng nghe ở đâu đó chuyện nông dân chán ruộng, bỏ đi làm công nhân, để những bờ xôi ruộng mật cỏ phủ hoang phí.

Có tiếc, có trăn trở vì ai cũng hiểu trồng lúa, làm giàu từ hạt thóc là điều khó. Tính ra, thửa nào cây lúa được chăm bẵm mát tay thì năng suất trung bình đạt trên 2 tạ/sào. Co đi, kéo lại có khi cả vụ lúa chỉ lời lãi vài trăm ngàn đồng. Trong khi, mỗi tháng nếu đi làm công nhân may, hoặc xin làm tạp vụ cho những siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thì cũng được trả 5 - 6 triệu đồng. Tiền tươi, thóc thật lại ít bươn bả một nắng hai sương trên đồng ruộng. Sung sướng ai cũng muốn.

Nhưng, cũng phải nói lại, hạt lúa củ khoai và đồng ruộng đã nuôi người, nếu bỏ thì… bạc quá. Nói như bà Nguyễn Thị Ngả, đấy là duyên nợ. Mà duyên nợ thì thường khó bỏ. Dẫn ngay từ bản thân mình, bà bảo bản thân "moi" ra ối thứ bệnh, từ gai cột sống, huyết áp, dạ dày. Nhiều bệnh, con cái cũng đều trưởng thành, công ăn việc làm tử tế và… "n lần" khuyên bà bỏ ruộng, bỏ lúa cho đỡ vất vả. Những lúc ấy bà chỉ cười, rồi bà chỉ ra 6 sào ruộng bảo với đám con trai, con dâu rằng "ruộng lúa, hạt thóc nuôi mình lớn, sao bỏ cho đặng".

"Ở ruộng đồng nơi đây, lúa vẫn là một trong những cây trồng chủ lực. Trước đây, các công đoạn, sức lực bỏ ra trên ruộng đồng nhiều nhưng nay đã khác. Chẳng nói đây xa, hiện nhờ có máy gặt liên hợp, 6 sào lúa của gia đình tôi có thể thu hoạch gọn trong một buổi sáng. Nông dân giờ nhàn hơn nhiều rồi", bà Ngả chia sẻ.

Đêm khuya, trên cánh đồng trũng vẫn nườm nượp người qua kẻ lại. Cấy đêm để kịp mùa vụ. Trong những nhọc nhằn, vất vả, không kể gái trai, già trẻ, không khí làm việc vẫn đông vui, tiếng cười nói rộn ràng. Những cung đường lấp lánh ánh đèn. Những ngọn đèn được thắp sáng phục vụ việc gieo cấy lúa đêm. Như những "cánh vạc" cần mẫn, những người nông dân vẫn gửi ước mơ trên đồng trũng.

Đinh Luyện

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp