15:12 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3345

Máy chủ tìm kiếm : 81

Khách viếng thăm : 3264


Hôm nayHôm nay : 146483

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4638963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 51584461

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi về đâu?

Thứ ba - 04/05/2021 08:09

Là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, lãnh thổ trải trên hai châu lục Á và Âu, Thổ Nhĩ Kỳ luôn là trọng tâm ngoại giao của những cường quốc, trong đó có Mỹ. Chính sách, phản ứng ngoại giao của quốc gia này luôn được thế giới dõi theo một cách hết sức sâu sát...

Từ đồng minh thân cận

Quan hệ đối tác đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ bắt đầu từ những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, khi người Mỹ và người Thổ đều cần nhau để chống lại tham vọng của Liên Xô ở khu vực châu Âu - Trung Đông. Năm 1950, để đối phó với mối đe dọa từ “làn sóng đỏ” (Liên Xô muốn mở rộng qua Tây Âu và Trung Đông, trong khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa được thành lập), Tổng thống Mỹ Harry S. Truman công bố văn bản NSC-68 về Mục tiêu và Chương trình của Hoa Kỳ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Văn bản này giới thiệu học thuyết “ngăn chặn”, một phần thông qua viện trợ quân sự cho các nước có cùng mục tiêu chống lại phe xã hội chủ nghĩa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với Tổng thống Thỗ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Với những mục tiêu như vậy của NSC-68, Thổ Nhĩ Kỳ là ứng cử viên hàng đầu để nhận sự trợ giúp từ Mỹ. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ bị bao vây bởi Bulgaria (một nước trong khối Warsaw) từ phía Tây và Liên Xô từ phía Đông. Thổ Nhĩ Kỳ lại là cửa ngõ giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Với Liên Xô, đây là một then chốt quan trọng, có thể cản trở đường đi của Hạm đội Biển Đen lừng danh từ bán đảo Crimea tiến ra Đại Tây Dương. Trong khi đó, Mỹ có thể tận dụng điều này để ngăn chặn Liên Xô từ Địa Trung Hải.

Cựu Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.

Có điều kiện địa lý thuận lợi để cản trở Liên Xô như vậy, năm 1951, quân đội Mỹ bắt đầu tiến hành xây dựng căn cứ không quân Incirlik để dùng chung cho cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Căn cứ Không quân này có vai trò vô cùng to lớn để Mỹ viễn chinh ở cả châu Âu và Trung Đông: nó được sử dụng trong cuộc khủng hoảng Lebanon năm 1958, chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-1991, chiến tranh Iraq năm 2003, cuộc chiến chống IS từ năm 2014,...

Nơi đây còn cất giữ từ 50-90 vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Từ năm 1959-1963, Thổ Nhĩ Kỳ còn là nơi Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung với đầu đạn hạt nhân Jupiter, đặt Moscow trong tầm ngắm chỉ vài phút và là con bài mặc cả để Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (mặc dù sẽ có người cho rằng việc đặt tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần bắt đầu cuộc khủng hoảng này).

Đến những vết rạn bắt đầu

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập và bớt phụ thuộc vào các nước khác hơn. Điều này bắt đầu trầm trọng hóa các bất đồng giữa hai nước từ lâu.

Các chiến binh người Kurd.

Tranh cãi đầu tiên bắt đầu từ vấn đề người Kurd. Người Kurd là một dân tộc sống ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Iran, Bắc Iraq và Bắc Syria. Phong trào tự trị của người Kurd ở những nước này tìm cách thành lập một nhà nước người Kurd thống nhất. Cộng đồng người Kurd ở Iraq đã bị chính quyền Saddam Hussein đàn áp. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, phong trào tự trị của người Kurd đã kéo dài được gần 100 năm. Trong khi đó, người Mỹ ủng hộ quyền độc lập của người Kurd kể từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh.

Người Mỹ đang phụ thuộc nhiều vào các chiến binh YPG của đảng người Kurd PKK để chiến đấu chống lại IS. Mỹ đã viện trợ vũ khí, y tế cũng như yểm trợ cho YPG chống lại IS qua các chiến dịch không kích. Hệ quả là phong trào đấu tranh đòi độc lập của người Kurd ngày càng mạnh, đe dọa tính chính danh và quyền lực chính trị của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, khiến ông ngày càng nghi ngờ về dự định của người Mỹ.

Tranh cãi thứ hai liên quan đến bất đồng về giá trị dân chủ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây. Hiện, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với những bất ổn chính trị mà ông Erdogan cho rằng bắt nguồn một phần từ phương Tây. Cụ thể hơn, các nước phương Tây, mà Mỹ đi đầu, thường xuyên kêu gọi cải cách về nhân quyền và dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ủng hộ các phong trào dân chủ ở đây, khiến ông Erdogan nghi ngờ rằng phương Tây đang tìm cách phá hoại chính quyền của ông.

Điều này được thể hiện rõ nhất qua âm mưu đảo chính ông Erdogan năm 2016, khi phương Tây đã vô tình hoặc cố tình có nhiều động thái không khác gì đang ủng hộ đảo chính. Ngay khi cuộc đảo chính bắt đầu, máy bay F-16 xuất phát từ căn cứ không quân Incirlik, nơi Mỹ trú quân, đã cất cánh để truy đuổi máy bay Tổng thống Erdogan và ném bom tòa nhà quốc hội.

Tranh cãi thứ ba liên quan đến sự khác biệt trong lợi ích và chính sách ở Trung Đông giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ không hề thích cách người Mỹ giải quyết các vấn đề ở Trung Đông. Trong bối cảnh người Thổ muốn một chính sách đối ngoại độc lập hơn thì Mỹ thường xuyên đơn phương và áp đặt các chính sách của họ trong khu vực, khiến Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy lợi ích của họ không được tôn trọng hoặc xem xét. Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, quân Mỹ đã xâm lược Iraq mà không để ý đến việc cho Thổ Nhĩ Kỳ được tham gia cùng nhằm kiểm soát tình hình người Kurd, khiến Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa bằng việc không cho một sư đoàn của Mỹ tấn công Iraq qua đường Thổ Nhĩ Kỳ.

Và cuối cùng, vấn đề mua bán vũ khí là giọt nước tràn ly trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ. Washington luôn coi việc bán vũ khí là một cách để kiểm soát đồng minh. Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng phải chịu đựng điều kiện chính trị của Mỹ khi Washington cấm vận vũ khí bán cho Ankara sau khi họ tấn công Cyprus. Mặc dù sau đó chính quyền Reagan đã gỡ lệnh cấm vận này, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hiểu rằng người Mỹ không đáng tin trong vấn đề buôn bán vũ khí.

Vì vậy, tranh cãi về việc bàn giao máy bay F-35 có lẽ không khiến Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ. Mỹ quyết định cắt hợp đồng máy bay F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ vì Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 từ Nga. Điều này không chỉ vi phạm lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Nga mà còn có nguy cơ làm lộ bí mật về công nghệ tàng hình của F-35 cho đối thủ.

Dàn tên lửa S-400 mà Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Cụ thể hơn, Washington sợ rằng các tên lửa S-400 bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể đọc được các thông số radar từ máy bay F-35. Hơn nữa, trong 5 năm đầu triển khai tên lửa S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận sự trợ giúp và huấn luyện từ các chuyên gia Nga. Điều này nghĩa là các chuyên gia Nga có thể tranh thủ để khai thác thêm dữ liệu và điểm yếu của máy bay F-35.

Mặc dù vậy, đây là con dao hai lưỡi, vì đổi lại máy bay F-35 và các hệ thống chuẩn NATO khác cũng có thể tìm hiểu và khai thác thông số từ hệ thống tên lửa S-400. Tuy nhiên, Nga chưa bao giờ tỏ quan ngại về điều này, có lẽ một phần do chính sách bán vũ khí không kèm điều kiện ràng buộc của họ từ trước đến nay. Hơn nữa, bản S-400 này là bản xuất khẩu, khác với bản nội địa được sử dụng ở Nga. Cuối cùng, Nga có lẽ đánh giá lợi ích có được từ việc bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ (mà cụ thể là làm thân và chia rẽ quan hệ Thổ-Mỹ).

Mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi về đâu?

Có thể thấy, mặc dù vị trí địa chính trị chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ (nơi giao thoa giữa 3 nền văn hóa) cùng tư tưởng đối đầu với phe xã hội chủ nghĩa đã giúp nước này trở thành đồng minh thân tín với Mỹ nhưng khác biệt về lợi ích lâu dài vẫn tiềm ẩn. Khi kẻ thù chung là Liên Xô đã không còn thì những khác biệt này bắt đầu chia rẽ hai đồng minh qua các vấn đề: người Kurd, nhận thức về dân chủ và nhân quyền, buôn bán vũ khí và mới đây là vấn đề ông Joe Biden công nhận tội ác diệt chủng người Armenia của Đế chế Ottoman.

Căn cứ Không quân Incirlik.

Trong nhiều năm trở lại đây, mối quan hệ của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ ở trong trạng thái căng thẳng. Phản ứng hai quốc gia hiện tại cũng khiến cho giới quan sát nhận định rằng quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ khó mà sớm trở lại bình thường. Bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ dù còn nhiều nhưng những vấn đề này không sâu rộng và đa dạng như giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt về mặt địa chính trị.

Đặc biệt, nếu Chính phủ Mỹ nhiệm kỳ này hoặc sau hiểu rõ tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ và không muốn đất nước này tiếp tục rơi vào vòng tay của Nga, họ sẽ phải sớm tìm cách hàn gắn lại quan hệ, bắt đầu bằng việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Đỗ Tiến

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp