06:23 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3517

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 3503


Hôm nayHôm nay : 211510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2668903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49614401

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

“Thượng đỉnh kim cương”

Chủ nhật - 28/03/2021 23:26


Hồi sinh một cơ chế

Trung tuần tháng 3, lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ họp trực tuyến. Trong bối cảnh cả thế giới ngưng đọng vì COVID-19 bấm nút “Tạm dừng”, hàng loạt cuộc họp, hội đàm, hội thảo quốc tế vẫn liên tục diễn ra, cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo 4 quốc gia thường được biết đến với tên gọi “Bộ tứ” vẫn thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Bởi đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc họp ở cấp thượng đỉnh 4 nước thuộc “Bộ tứ”, 14 năm sau khi nó hình thành.

Đây là cơ chế đối thoại an ninh được hình thành vào tháng 5-2007 do Thủ tướng Nhật Bản khi ấy là Abe Shinzo đề xuất, được hình thành từ phần cốt lõi của cơ chế phối hợp nhằm phản ứng, khắc phục những hậu quả sau trận động đất và sóng thần tàn phá Ấn Độ Dương vào năm 2004.

Trong 9 ngày, kể từ tháng 12-2004 đến tháng 1-2005, lực lượng hải quân của Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã triển khai hoạt động cứu trợ nhanh chóng và hiệu quả, giúp đỡ những người bị thương, mất mát nhà cửa trên khắp vùng ven biển Ấn Độ Dương.

Lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ trong cuộc họp trực tuyến. Ảnh: L.G

Đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản nhằm thiết lập cơ chế phối hợp 4 nước, thực hiện các cuộc đối thoại về vấn đề an ninh trên hai vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; cơ chế này từng được coi là phiên bản châu Á của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Nhưng, chỉ 4 tháng sau khi đưa ra đề xuất, Thủ tướng Shinzo Abe từ chức (lần thứ nhất) và cơ chế này chìm vào quên lãng trong suốt 10 năm sau đó.

Đến tháng 11-2017, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump hoạch định chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cơ chế này đã hồi sinh bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2019, cơ chế “Bộ tứ” tổ chức các cuộc gặp hằng năm cấp ngoại trưởng trong 3 năm liên tiếp, lần gần nhất vào tháng 2-2021. Trước đó gần 1 năm, lần đầu tiên sau 13 năm, nhóm “Bộ tứ” cùng tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar vào tháng 4-2020, được cho là bước đi tương đối thực chất giữa 4 nước trong lĩnh vực hợp tác quân sự.

Rồi đến cuộc họp thượng đỉnh giữa những nhà lãnh đạo 4 nước “Bộ tứ” trung tuần tháng 3 vừa qua: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Cơ chế “Bộ tứ” vậy là không những đã tái khởi động mà còn chính thức được nâng cấp đối thoại và nâng tầm chiến lược.

Sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có vai trò quyết định trong việc hình thành cuộc họp thượng đỉnh “Bộ tứ” diễn ra vào trung tuần tháng 3 vừa qua. Trước đấy, dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, cơ chế “Bộ tứ” được nhiều lần nhắc đến như là một trọng tâm trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Washington. Tuy vậy, hầu hết mới chỉ dừng lại ở các đề xuất và mức độ đối thoại cao nhất chỉ mới đến cấp Bộ trưởng Ngoại giao.

Câu hỏi đặt ra là vì sao chính quyền ông Biden, vốn được coi là sẽ đảo ngược hầu hết các chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm, lại vẫn tiếp tục thúc đẩy mô hình này, không những thế còn nâng cấp đối thoại?

Vấn đề nằm ở chỗ trọng tâm chiến lược của Mỹ từ thời Tổng thống Trump cho đến chính quyền ông Biden hiện nay đã có những sự chuyển dịch rõ rệt. Không còn giới hạn ở khu vực “châu Á-Thái Bình Dương” như trước đây nữa mà đã thành khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, có nghĩa là mở rộng không gian, phạm vi với trọng tâm là trên hai đại dương Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Điều đó cũng có nghĩa là các tuyến vận tải biển, các quy tắc quốc tế về tự do hàng hải sẽ là những nội hàm trong chiến lược này.

Và đương nhiên, những tuyên bố chủ quyền vô lối, vi phạm luật pháp quốc tế, các hành vi cưỡng ép, bắt nạt trên biển cũng sẽ là đối tượng của chiến lược này.

Nếu nhìn trên bản đồ, 4 nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ là 4 đỉnh của một viên kim cương 4 cạnh mà khi nối các đỉnh lại với nhau, sẽ thấy tứ giác này bao trùm cả hai vùng không gian Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vì thế, cơ chế “Bộ tứ” còn được gọi là “Tứ giác kim cương”. Những quốc gia trong viên “kim cương” này cam kết xây dựng một mạng lưới cởi mở và minh bạch, cho phép con người, hàng hóa, vốn và kiến thức lưu thông tự do.

Theo phân tích, do vị thế địa chính trị, “viên kim cương” này còn có tác dụng ngăn ngừa chủ nghĩa phiêu lưu trên đại dương, lên án các hành vi gây hấn, bắt nạt của những nước tự cho là “cường quốc” đối với các nước nhỏ hơn. Cho dù lập trường của thành viên trong “Bộ tứ” là không nhắm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào.

Tuyên bố chung

Khó có thể phủ nhận một điều là sự hồi sinh của “Tứ giác kim cương” có một phần “đóng góp” rất lớn của... Trung Quốc.

Nước này đang trong một cuộc chiến thương mại và cả công nghệ gay gắt với Mỹ chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt, vẫn tranh chấp với Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), tranh cãi với Úc xung quanh nguồn gốc của đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán và cũng đang tranh chấp quyết liệt với Ấn Độ về lãnh thổ ở các khu vực Doklam, Ladakh trên biên giới hai nước.

Lãnh đạo “bộ tứ kim cương” tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tối 12-3. Ảnh: L.G

Tuy nhiên, chính sách “xung đột dưới ngưỡng”, “cắt lát salami” xâm lấn từng bước của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông mới tạo ra mối quan ngại lớn, gây nên tình trạng bất ổn trong khu vực. Trung Quốc đã liên tục chuyển đổi các cấu trúc địa hình trên Biển Đông thành những đảo nhân tạo (bước 1), sau đó quân sự hóa, biến thành các căn cứ quân sự (bước 2) nhằm trông đợi các nước khác chấp nhận, coi như “sự đã rồi” để công nhận những thực thể nhân tạo này là đảo (bước 3); từ đó, đòi áp dụng “nguyên tắc đường cơ sở” để tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với các cấu trúc nhân tạo này (bước 4), qua đó biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc (bước 5).

Tuyên bố chung của Thượng đỉnh của các nước trong “tứ giác kim cương” vừa qua không nhắc một lời đến Trung Quốc mà chỉ khẳng định: “Bộ tứ” sẽ tiếp tục ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt như được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và thúc đẩy hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhằm giải quyết các thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Khi đọc những dòng tuyên bố chung này, có thể hiểu vì sao Bắc Kinh cảm thấy lo ngại ngay cả trước khi cuộc họp “thượng đỉnh kim cương” diễn ra. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, trong một bài viết, cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang “thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc”. Cũng chính báo này chỉ trích Ấn Độ, gọi nước này là “tài sản tiêu cực đối với BRICS (Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi) và SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải)”.

Nghị trình chính của “thượng đỉnh kim cương” trung tuần tháng 3 vừa qua tập trung vào phản ứng tập thể trước đại dịch COVID-19 với Ấn Độ đóng vai trò trung tâm sản xuất. Các nhà lãnh đạo “Bộ tứ” nhất trí kết hợp các khả năng tài chính, sản xuất và phân phối để cung cấp 1 tỷ liều vaccine COVID-19 tại châu Á trước cuối năm 2022.

Trang financialexpress.com ngày 14-3 dẫn nguồn tin nói Trung Quốc gọi hội nghị thượng đỉnh “Bộ tứ” là “chủ nghĩa đa phương có chọn lọc” và là “chính trị COVID-19”, cho thấy sự bức xúc của nước này trước sự xuất hiện của một mối quan hệ hợp tác tiêm chủng toàn cầu, một lựa chọn thay thế cho vai trò mà Trung Quốc đã đơn phương dành riêng cho mình.

Tái lập các liên minh

“Thượng đỉnh kim cương” xác quyết một đường hướng chính sách lớn của chính quyền Tổng thống Biden: ưu tiên khôi phục quan hệ với các đồng minh, tái xây dựng hoặc củng cố các liên minh đã bị chính quyền của người tiền nhiệm phá hủy không thương tiếc.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, trong khi xây dựng chính sách đối phó với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ quốc tế hàng đầu của Mỹ, những gì còn lại mà ông Biden làm là trấn an các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới, từ châu Âu đến châu Á và Mỹ latinh, xây dựng hoặc tái khởi động những liên minh với các thành viên có cùng chung giá trị.

Thúc đẩy vai trò của “Bộ tứ” cũng nằm trong chiến lược đó.

Khác với cách tiếp cận “tham chiến” đơn lẻ dưới thời ông Trump, Tổng thống Biden nhấn mạnh đến vai trò kết nối với các đồng minh, hình thành các liên minh để đối phó với những thách thức an ninh, chính trị, kinh tế, quân sự...

Đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc, chính quyền ông Biden xác định rằng Mỹ cùng các đồng minh phải đối mặt với “một cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài”.

Có thể mô tả một cách ngăn gọn về chính sách này: cứng rắn, với sự hậu thuẫn của liên minh. Tổng thống Biden tin rằng bằng cách tạo dựng một nền tảng chung với các đồng minh và đối tác, Mỹ có thể tạo ra một chiến lược hiệu quả hơn nhiều (so với thời ông Trump), để đối phó với Trung Quốc.

Chiến lược này có đi đến kết quả hay không, chỉ thời gian mới có thể trả lời.
Yên Ba

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp