10:57 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3615

Máy chủ tìm kiếm : 80

Khách viếng thăm : 3535


Hôm nayHôm nay : 140319

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2597712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49543210

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Từ một cuộc điểm danh, bồi dưỡng, gặp gỡ các nhà phê bình trẻ

Thứ sáu - 04/09/2020 09:02


Sở dĩ có những cuộc bồi dưỡng điểm danh này vì nếu ai quan tâm thì đều thấy rằng, ở thời điểm này có thể nói rằng nền phê bình văn học nghệ thuật của chúng ta đang khá mỏng và dàn trải, đặc biệt nếu so sánh về đội ngũ với giới sáng tác. Số lượng người sáng tác có thể đến hàng nghìn còn số lượng những người làm phê bình thì ít hơn rất nhiều.

Tất nhiên sự so sánh về đội ngũ giữa sáng tác và phê bình là khá khập khiễng nhưng rõ ràng tìm thấy một nhà phê bình chuyên nghiệp là rất khó khăn và hoạt động của họ lại không thường xuyên. Những cây bút phê bình lão thành trước đây hầu như bây giờ đã ít viết hoặc sự quan tâm của họ thường dành cho những người cùng thế hệ với mình. Còn những người sáng tác trẻ, họ cũng chờ đợi sự quan tâm và chú ý nhiều hơn ở những nhà phê bình cùng thế hệ với mình.

Nhà thơ - Tổng biên tập Phạm Khải trong giờ lên lớp Chuyên đề: Kinh nghiệm xử lí khủng hoảng truyền thông liên quan tới các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Với những nhà phê bình trẻ, theo quan sát của tôi họ đến chủ yếu từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tờ báo chuyên ngành. Nhưng chính những người phê bình đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu này theo truyền thống của các bậc tiền bối, họ vẫn có khuynh hướng hàn lâm nhiều hơn. Họ thỉnh thoảng công bố các quyển sách, công trình dài hơi, vạm vỡ nhưng thường nặng về tính nghiên cứu, nhằm đạt tới các chuẩn về học hàm học vị hơn là có sức phổ quát tới công chúng và bạn đọc thông thường.

Và một điều đáng buồn nữa khi các nhân vật này sau khi đạt được các danh hiệu về học hàm, học vị nhất định thì ít viết dần hoặc thậm chí không xuất hiện nữa. Sự hăng hái cao nhất thường là khi làm các đề tài luận văn, luận án hoặc quá trình "gom" đủ điểm để đạt tới các mục tiêu khác, rất ít người phê bình thuần tuý vì tình yêu văn chương hoặc vì sứ mạng thúc đẩy sự tiến bộ của văn học hoặc văn hoá đọc.

Còn đội ngũ phê bình văn học ở các tờ báo cũng khá đông đảo, xuất hiện nhiều nhưng các bài viết đa phần còn khá đơn giản, mỏng mảnh, chưa có nhiều sức nặng, chủ yếu là các bài điểm sách. Ưu điểm của lực lượng này là cập nhật nhanh, tính thời sự cao nhưng mức độ ảnh hưởng và định hướng bạn đọc không mạnh và thậm chí có tình trạng viết vì nể nang, viết vì thù lao từ các công ti sách mà không hẳn vì giá trị thực sự của cuốn sách.

Vì sao lại có những hiện tượng đó? Tôi đã hỏi một số bạn bè làm chuyên ngành văn học ở các trường đại học, viện nghiên cứu thì họ tâm sự rằng mục đích chính của họ là giảng dạy chứ không phải là phê bình văn học. Còn các nhà báo khi được hỏi thì cũng nói rằng, mục tiêu của họ là viết báo chứ không phải viết phê bình. Sự trả lời thành thật của những người này dẫn đến một loạt các câu hỏi: Nhà phê bình là ai, họ làm ở đâu, hành nghề thế nào?

Các học viên trao đổi kinh nghiệm sau giờ giải lao.

Có lẽ cũng vì những câu hỏi rất khó này mà dẫn tới một lớp học bồi dưỡng của một cơ quan chuyên ngành về phê bình văn học nghệ thuật để tập hợp, điểm danh, mài sắc "vũ khí" và thu hút một lực lượng phê bình trẻ khá đông đảo trong cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh có Phan Mạnh Hùng, Huế có Phạm Phú Uyên Châu, Nguyễn Thanh Tâm, Hồ Tiểu Ngọc; Quảng Bình có Mai Thị Liên Giang, Hoàng Thuỵ Anh; Hải Phòng có Lương Kim Phương; Đặng Thúy; Đại học Thái Nguyên có Cao Thị Hảo, Ngô Thu Thuỷ; Đại học Sư phạm 2 có Thành Đức Bảo Thắng; hội viên phụ trách phê bình ở hội văn nghệ các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh… và đông nhất là lực lượng đến từ Hà Nội từ các viện nghiên cứu, cơ quan báo chí như: Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Anh Vũ, Đỗ Thị Thanh Nga, Vũ Thị Thu Hà…

Lớp bồi dưỡng lần này đã có hình thức khác với những lần tập huấn trước, các bài giảng tập trung vào các vấn đề thực tiễn của phê bình và dành thời gian tương tác, trao đổi giữa giảng viên và học viên.

Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng nói về việc vận dụng các lý thuyết nước ngoài trong lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; nhà thơ Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa nói về phê bình thơ; nhà phê bình Lê Thành Nghị diễn giải về thái độ ứng xử và văn hoá tranh luận; nhà phê bình Phạm Khải nói về cách xử lý khủng hoảng truyền thông trên lĩnh vực văn học nghệ thuật trên báo chí; nhà nghiên cứu Phạm Quang Long trao đổi phê bình tiểu thuyết lịch sử; nhà phê bình Bùi Việt Thắng thuyết trình về phê bình văn xuôi; nhà nghiên cứu Trần Thanh Hiệp nói về phê bình điện ảnh; nhà thơ Hữu Việt trao đổi về việc viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí…

Học viên nhận chứng nhận bồi dưỡng.

Sự dân chủ, đối thoại của lớp bồi dưỡng cũng phần nào thể hiện khuynh hướng chung của phê bình hiện nay. Đó là sự phê bình không thể chỉ một chiều, một hướng duy nhất. Một tác phẩm văn học nghệ thuật có thể có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Đó chính điều làm nên sự đa dạng, nhiều chiều trong cảm thụ và đánh giá các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Các ví dụ thực tế đã được đưa ra trong các buổi trao đổi và có sự tranh luận sôi nổi. Ví dụ các lí thuyết văn học nước ngoài được vận dụng thế nào trong tình hình văn học Việt Nam, liệu có sự lạm dụng hoặc nghiên cứu theo mốt thời thượng không hoặc khi khi viết về đề tài lịch sử thì sự tôn trọng lịch sử là đến đâu, chỗ nào là những giới hạn và nhà văn có quyền hư cấu thế nào…

Những vấn đề thực tế được đưa ra phân tích mổ xẻ đã nhận được sự quan tâm và trao đổi của học viên nhưng qua đó cũng thể hiện cả những mặt được và chưa được của phê bình hiện nay. Đó là ngoài một số học viên tích cực, sôi nổi phát biểu thì một số còn chưa thật tích cực hăng hái trao đổi. Vẫn có một bầu không khí thụ động bao trùm khá lớn.

Điều này cũng phản ánh phần nào khuôn mặt của phê bình hiện nay. Đó là các nhà phê bình khá rụt rè trong việc đánh giá tác phẩm, nếu khen tác phẩm thì còn có đôi chút mạnh dạn, lúc khi chê thì e ngại, thiếu tự tin, ngại va chạm. Vẫn thiếu những nhà phê bình có dũng khí và thật sự công tâm, dám chịu trách nhiệm về những lời khen chê của mình và sẵn sàng đối mặt với những thử thách.

Nhưng cũng có một nhà phê bình nói nhỏ với tôi rằng, dại gì mà chạm vào những cái "vẩy ngược" của con rồng. Chạm vào nó không biết có được điều gì không mà nó "quật" cho một cái thì chết cả người lẫn ngựa! Dũng cảm, dám nói những điều khó chưa hẳn đã là cái vẩy ngược của con rồng nhưng chắc chắn phải đối mặt với những thử thách nhất định như mất lòng bè bạn, đồng nghiệp hoặc không có chỗ để đăng tải cũng là một trong những trở ngại khiến phê bình khó phát triển.

Những hình ảnh ngoại khoá của Lớp bồi dưỡng nâng cao lí luận phê bình văn học nghệ thuật

Tất nhiên, ở đâu đó ta vẫn nhìn thấy những nhà phê bình trẻ, dũng cảm và tâm huyết với một thứ nghề "khô, khó, khổ", vẫn còn những người đam mê, ham học hỏi, dấn thân hết mình. Tôi biết nhiều người không nói ra nhưng qua những buổi toạ đàm, tranh luận họ cũng học rút ra được nhiều kinh nghiệm và những bài học bổ ích. Và cũng để cho không khí lớp học bớt khô cứng đi, nhà phê bình trẻ Đỗ Anh Vũ, một học viên của lớp học đã chuyển soạn chương trình học thành thơ để cho sự tiếp cận mềm dẻo và vui tươi hơn:

"Quê hương thành phố Ninh Bình
Hội đồng Lý luận đón mình về đây
Nhằm phát triển bề dày văn học
Kỹ năng và phương pháp phê bình
Trao đổi kinh nghiệm thân tình
Làm cho rộng mở tình hình hiện nay
Ngày thứ nhất bắt tay đại biểu
Sếp Kỷ làm sao thiếu mặt đây
Nói lời khai mạc đắm say
Thường trực Tỉnh uỷ có ngay đáp từ
Thầy Thưởng đã gần như chờ sẵn
Những vấn đề dày dặn đưa ra
Cám ơn buổi sáng bao la
Buổi chiều phụ trách tên là thầy Phương
Ngày thứ sáu rộng đường diễn giải
Tiến sĩ Lê Thành Nghị thuyết trình
Nhà thơ Hữu Việt thân tình
Biết bao câu chuyện hành trình chúng ta
Hoan hô "cụ" Trần Đăng Khoa
Trao đổi kinh nghiệm tên là bình thơ
Ngày thứ bảy có ai ngờ
Đi thăm thắng cảnh nên thơ nước mình
Quên sao được phê bình lịch sử
Thầy Quang Long nói chứ còn đâu
Thầy Bùi Việt Thắng trước sau
Chăm lo tác phẩm ngõ hầu văn xuôi
Xử lý những rối bời khủng hoảng
Người được giao cáng đáng việc này
Nhà thơ Phạm Khải quá hay
Là Tổng biên tập mấy tờ Công an
Cùng trao đổi, toạ đàm tiếp tục
Điện ảnh là những lúc thăng hoa
Thầy Trần Thanh Hiệp bước ra
Nói lời tâm huyết chúng ta đón chờ
Buổi chiều đó, cũng giờ kết thúc
Chào Ninh Bình lục tục về thôi
Anh em đa tạ bao lời
Hẹn nhau gặp lại sáng ngời năm sau
"...

Và phê bình cũng có thể diễn giải thành thơ, có thể lắm chứ!

Kiếm Việt

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp