20:46 EDT Thứ tư, 17/04/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1214

Máy chủ tìm kiếm : 38

Khách viếng thăm : 1176


Hôm nayHôm nay : 94492

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2801167

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 54955056

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Văn học thiếu nhi: Mong chờ có nhiều “người gieo hạt”

Thứ năm - 01/04/2021 04:02


Hiệu ứng tích cực từ một giải thưởng

Phải nói rằng, năm 2020 là một năm trầm lắng của đời sống văn học nghệ thuật do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chính vì thế, Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn đã có được những hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, tạo được nhiều cảm hứng trong đời sống văn học nghệ thuật.

Ở giải thưởng mùa đầu tiên, sau hơn 3 tháng, Ban tổ chức đã nhận được 110 sáng tác, trình diễn nghệ thuật của thiếu nhi cả nước ra đời từ 1/1/2020 đến hết 7/9/2020. Từ gần 40 tác phẩm vào chung khảo, Ban tổ chức đã trao 1 Giải thưởng Lớn mang tên “Hiệp sĩ Dế Mèn” cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với tác phẩm "Làm bạn với bầu trời" và 4 giải thưởng mang tên “Khát vọng Dế Mèn”.

Tác giả nhí Cao Khải An (thứ 2 từ trái sang) nhận giải thưởng ở hạng mục “Khát vọng Dế Mèn” tháng 9-2020 với tập truyện "Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm" vừa được NXB Kim Đồng phát hành hồi tháng 1/2021.

Một tín hiệu vui đối với văn chương là trong số 4 “Khát vọng Dế Mèn” đã có 2 tác phẩm là sáng tác văn học thiếu nhi đó là: "Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm" (bản thảo truyện dài của Cao Khải An - 12 tuổi, con trai nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) và "Mộng giang hồ" (bản thảo tập truyện ngắn của Nguyễn Chí Ngoan). Điều đó cũng cho thấy, các cuộc thi sẽ luôn là những "bà đỡ" mát tay cho những tác phẩm văn học.

Việc ra đời Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn với tính chất thường niên, không chỉ khẳng định sức sống mãnh liệt của hình tượng chú Dế Mèn vốn đã ăn sâu vào tâm thức thiếu nhi qua tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, mà còn là nguồn động viên, khích lệ đáng kể đối với các sáng tạo văn học nghệ thuật của thiếu nhi, dành cho thiếu nhi.

Bốn tháng sau khi đoạt giải thưởng ở hạng mục “Khát vọng Dế Mèn”, tập truyện "Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm" của chú bé Cao Khải An đã được NXB Kim Đồng ấn hành. Khi bản thảo này được gửi đến NXB Kim Đồng, nó thực sự đã gây bất ngờ cho các biên tập viên cũng như đã gây bất ngờ đối với các thành viên của Ban giám khảo Giải thưởng Dế Mèn.

"Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm" chắc chắn sẽ là tập truyện không chỉ khiến các em thiếu nhi yêu thích, mà ngay cả người lớn cũng sẽ bị cuốn hút vào thế giới của trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ, hóm hỉnh, vô ưu và đầy màu sắc của hơn 100 trang sách.

Đúng như nhà thơ Trần Đăng Khoa - Chủ tịch Hội đồng giám khảo của giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn từng nhận định: “Đó là một cuốn sách viết thông minh, đầy bất ngờ, đúng là một cuốn sách dành cho trẻ con. Cao Khải An viết rất hoạt. Đây là cây viết rất có năng khiếu, có dầu hiệu của tài năng...”.

Chính vì thế, các giải thưởng thiếu nhi như Giải thưởng Dế Mèn được kỳ vọng sẽ có vai trò như những “cú hích”, tạo đà, ươm mầm cho sự ra đời của những tác phẩm văn học, là cầu nối để đưa các tác phẩm này đến với công chúng rộng rãi.

Cần sự quan tâm thích đáng

Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại từng ghi dấu ấn với nhiều cái tên và những tác phẩm đồng hành với tuổi thơ như Tô Hoài với “Dế Mèn phiêu lưu ký”, Sơn Tùng với “Búp sen xanh”, Nguyễn Huy Tưởng với “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, Võ Quảng với “Quê nội”, Phùng Quán với “Tuổi thơ dữ dội”, Đoàn Giỏi với “Đất rừng phương Nam”, Xuân Sách với “Đội thiếu niên du kích Đình Bảng”, Vũ Tú Nam với “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công”, Xuân Quỳnh với “Bầu trời trong quả trứng”, Trần Đăng Khoa với “Góc sân và khoảng trời”, Nguyễn Quang Thân với “Chú bé có tài mở khóa”, “Đợi mặt trời” của Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Ngọc Thuần với “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”...

Những năm gần đây, các nhà văn nổi tiếng như Trần Đức Tiến, Trần Hoài Dương, Bình Ca, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Văn Thành Lê, Nguyễn Thị Kim Hòa... cũng đã có những tác phẩm viết cho thiếu nhi gây chú ý của dư luận và bạn đọc.

Tuy nhiên, một cảm nhận khá rõ nét đó là, số lượng tác giả - tác phẩm viết cho thiếu nhi vẫn thưa vắng và chưa được quan tâm đúng mức. Đa số người viết vẫn coi văn học thiếu nhi là một cuộc “dạo chơi” vào một miền đất mới, hoặc là cách để họ thay đổi không khí văn chương của mình, hiếm có người viết chuyên tâm cho thiếu nhi như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Vì thế, Nguyễn Nhật Ánh vô cùng xứng đáng với hạng mục “Giải thưởng Lớn” của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn năm 2020 mang tên “Hiệp sĩ Dế Mèn” vì những thành tựu trọn một đời sáng tác ông đã dành cho thiếu nhi, với số lượng độc giả đông đảo nhất và tổng số lượng bản in sách đã bán chưa có tác giả nào vượt qua được.

Nhà văn Văn Thành Lê - một trong những cây bút trẻ yêu thích việc viết cho thiếu nhi hiện là biên tập viên NXB Kim Đồng - đơn vị mỗi năm có khoảng 100 đầu sách dành cho thiếu nhi chia sẻ: "Bên suối, bịt tai nghe gió" là cuốn sách thứ 14 của tôi sau cuốn “Trên đồi, mở mắt và mơ" được xuất bản năm ngoái.

Chăm chút cho văn học thiếu nhi là một công đoạn quan trọng trong sự nghiệp “trồng người”.

Nhưng ngay từ cuốn sách thứ hai là "Ông mặt trời và mùi hương của mẹ", đã là sáng tác tôi dành cho thiếu nhi rồi. Sau đó tôi có thêm tác phẩm văn học thiếu nhi khác nữa, là "Nam, Nhi, Đại, Trượng, Phu". Nhưng từ khi về NXB Kim Đồng, làm việc trong môi trường sách dành cho các em nhỏ, có cơ hội tương tác nhiều với độc giả nhỏ tuổi, thì nhu cầu và đường hướng viết nhiều hơn cho các em trở nên rõ ràng và thường trực hơn trong tôi...”.

Trong thị phần sách trên thị trường hiện nay, sách dành cho thiếu nhi chiếm một tỉ lệ khá cao nhưng vẫn chủ yếu là sách dịch. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã từng chia sẻ: “Chúng ta có thể ồ ạt dịch sách thiếu nhi nước ngoài, nhưng nếu không cẩn trọng, để một đứa trẻ đọc quá nhiều sách dịch thì ở bên trong chúng, mặc dù vẫn có những vẻ đẹp tâm hồn được tạo dựng, nhưng vẻ đẹp ấy bắt đầu rời xa những vẻ đẹp ở chính nơi mà chúng sinh ra và lớn lên. Đó là mảnh đất Việt Nam, văn hóa Việt Nam, thiên nhiên và những giấc mơ khác của người Việt…”.

Có lẽ chính vì mối quan tâm, trăn trở về văn học dành cho thiếu nhi, trong những sáng tác của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã dành một khoảng không nhỏ dành cho thiếu nhi. Ông đã có các tập truyện: “Bí mật hồ cá thần” (1997), “Con quỷ gỗ” (2000), “Bí mật ngọn núi bà già mù” (2002)...

Năm 2020, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã cho ra mắt cuốn “Chuyện của anh em nhà Mem và Kya” (NXB Trẻ). Đây là một cuốn sách mà người ông Nguyễn Quang Thiều đã “Như một thư ký ghi lại những câu chuyện của hai cháu tôi trong năm đầu tiên của cuộc đời các cháu...”. Vì thế mà dòng văn học thiếu nhi có thêm một tác phẩm thấm đẫm tình cảm gia đình với cái nhìn trong veo của tuổi thơ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng nhiều lần chia sẻ tâm sự của ông về nỗi lo thiếu vắng văn học thiếu nhi trong việc hình thành nhân cách và tâm hồn trẻ em Việt Nam. Hồi tháng 6/2020, trong lễ ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn học giai đoạn 2021-2025 giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), ông một lần nữa đã nhấn mạnh vai trò của văn học thiếu nhi trong sự nghiệp “trồng người”.

Tại lễ ký kết đó, các nhà quản lý cũng đã thảo luận về đề án “Trao giải quốc gia về văn học nghệ thuật dành cho trẻ em” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì sẽ trở thành hiện thực trong nay mai. Đây quả là tin vui, là những tín hiệu hết sức đáng mừng, có tính chất cổ vũ, khích lệ và người sáng tác. Việc thành lập các quỹ sáng tác văn học thiếu nhi tạo ra các “sân chơi văn học” để thiếu nhi có cơ hội viết về mình và bạn bè mình là một “công đoạn” quan trọng để tạo ra lực lượng sáng tác trẻ tuổi kế cận, có tính chất chuyên nghiệp, lâu dài.

Nguyệt Hà

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp