13:38 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 3586

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 3560


Hôm nayHôm nay : 171219

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2628612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49574110

Trang nhất » TIN TỨC » TIN TRONG NGÀNH » NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

CAND

Vui tết với bài chòi

Thứ ba - 23/02/2021 08:45


Thí dụ, với bài chòi, khi anh hiệu cất giọng:

Dùng dằng tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng

hoặc:

Nghĩ buồn nghĩ giận thằng Tây
Bước ra đi lính mua dây buộc mình

Anh ta sẽ đưa lên con bài Tám dây (có nơi gọi Tám hột) v.v… Tên gọi các con bài chòi, “Bài chòi xứ Quảng” (NXB Lao Động - 2012) của Đinh Thị Hựu, Trương Đình Quang cho biết: “30 con bài này được xếp thành ba pho: Văn, Vạn, Sách như lối chơi tài bàn, tổ tôm. Mỗi pho có chín con (9x3 = 27). Ba con còn lại xếp thành ba cặp yêu: cặp Ông ầm, cặp Thái tử, cặp Bạch tuyết. Sau đây là tên cả ba mươi con bài:

Hát bài chòi ở Quy Nhơn, Bình Định.

Pho Văn”: Chín gối, Tráng hai (Nhì bánh), Ba bụng, Tứ tượng, Ngũ rún (Ngũ rốn), Sáu miểng (Sáu ghe); Bảy liễu (Bảy dây), Tám miểng, Chín cu, Ông ầm;

Pho Vạn”: Nhứt trò (Học trò), Nhì bì, Tám quăn, Tứ móc (Tứ gióng), Ngũ trợt, Lục trạng, Thất vung, Bắt bồng, Cửu chùa, Bạch Huệ;

Pho Sách”: Nhứt ngọc (Ngọc thược, Yêu nọc), Nhì nghèo, Ba gà; Tứ cẳng, Ngủ trưa (Ngủ dụm), Sáu hội, Bảy thưa (Bảy hội), Tám dây (Tám hôt, Cửu điều, Thái tử” (tr.32).

Tên gọi này, xin nói luôn tùy vùng miền có thay đổi chút đỉnh, như con Nhứt ngọc còn gọi Nhứt nọc, Nọc đượng hoặc chẳng hạn ở Huế, con Tứ tượng gọi Con voi, Sáu miễng là Sáu tiền, con Bảy liễu là Lá liễu, Tám miểng là Tám tiền, Cửu điều là Đỏ mỏ, Bạch tuyết là Chi chi v.v… Thông qua lối chơi này, ta thấy, cái sự hơn thua không quan trọng lắm, cái vui, cái thú, cái thích vẫn là được nghe anh hiệu “trình diễn” những câu vần vè trước lúc đưa ra con bài/ con số nào đó. Những câu này có thể tùy hứng, ba lơn, tinh nghịch, vui đùa nhưng giàu tính văn học, có thể gắn với tích tuồng nào đó.

Với bài chòi, còn nhớ ngày thơ bé, bà ngoại tôi đã kể câu chuyện xưa thời bà đã trải qua. Rằng, vùng Nam, Ngãi, Bình, Phú - dọc theo miền Trung rất nổi tiếng với trò chơi bài chòi. Vào đời vua Đồng Khánh, dịp hội hè nọ có bà chánh phi muốn khoây khỏa bèn la cà trong đám đông nghe những câu hô bài chòi lúc trầm, khi bổng, du dương vần điệu. Đột nhiên bà nghe đám đông cười rộ lên, khoái chí, vỗ tay ầm ĩ khi anh hiệu vừa dứt lời. Anh ta hô con bài gì mà nhộn thế? À, anh ta hô con Đỏ mỏ:

Nàng dâu để chế mụ gia
Bận quần lãnh trắng lại tra lưng điều

Chế là tang chế, để chế, mặc đồ chế. Khi người thân mất thì phải để tang, con dâu mà lại quần lãnh trắng, thắt lưng màu đỏ, còn ra thể thống, nền nếp gia phong gì nữa? Nổi giận lôi đình, bà chánh phi sai người nọc anh hiệu ra giữa sân rồi phết cho dăm roi, căn dặn từ đây cấm không được hô những câu xấc láo, xấc xược ấy. Dù chỉ là chơi nhưng chữ nghĩa phải đâu ra đó, không thể nói năng như thế được. Về con Đỏ mỏ, ở Quảng Nam có anh hiệu hô như vầy:

Con chim mỏ đỏ lông vàng
Đậu trên cây khế đố chàng giống chi?
Giống chi hỏi giống con chi
Đậu trên cây khế tức thì giống chim
Chẳng tin em cứ nhìn xem
Nó là con chim mỏ đỏ lại thêm lông vàng

Chơi bài chòi, ai cũng biết đến hai con Bạch tuyết (Bạch huê), Nọc đượng (Nhứt nọc), chứng tỏ ông bà ta tinh nghịch ra phết, dám đem cái sự tế nhị ấy mà oang nơi thiên thanh bạch nhật. Thế mới vui. Mà phải vui cho thanh nhã chứ không thô tục, ấy là tài ứng tác của anh hiệu. Ở Quảng Nam, khi ra con Bạch tuyết, anh hiệu ngang nhiên gióng mồm:

Đàn bà sao quá vô duyên
Mặc quần thủng đáy hớ hênh kia kìa
Có chi mà nọ nọ kia kia
Chẳng qua vô ý mới chìa nó ra…

Thiên hạ chỉ mới nghe đến đó đã cười cái rần. Chưa hết, lại có lúc nghe hô:

Có bông có cuống không cành
Ở trong có nụ, bốn vành có tua
Nhà dân cho chí nhà vua
Ai ai có của cũng mua để dành
Tử tôn do thử nhi sanh
Bạch huê mỹ hiệu xin phành ra coi

Cái cười trong quảng đại quần chúng xét ra khỏe khoắn, không gì phải úp úp mở mở. Thích thì hô lên thôi, miễn là không quá… trắng trợn:

Hô bài chòi ở Bình Định.

Xu xoa chị bán mấy đồng
Chị ngồi chị để cái mồng chị ra
Con gà tưởng hột ổ qua
Nó mổ cái đớp chị la quớ làng
Thử hỏi, ai không cười?

Thế nhưng cũng con Bạch huê đó, nhưng khi xuất hiện trong phủ chúa, phục vụ cho các tầng lớp vương quyền, ăn trên ngồi tróc, anh hiệu phải khôn ngoan hô kiểu khác, nếu không muốn bị mắng té tát. Những câu vừa nêu trên, có thể áp dụng? Tất nhiên là không. Chớ dại. Bà ngoại của tôi kể, người ta phải lồng nó vào trong điển tích, điển cố văn chương nhì nhằng, khác hẳn cảm thức của người bình dân ít chữ. Có anh hiệu phải hô như vầy:

Đổng Trác bẻ nạng chống trời
Nuôi thằng Lữ Bố nối đời làm con
Dốc lòng chiếm đoạt áo son
Nối đuôi thiên tử gả con Điêu Thuyền
Chỉ vì đám ruộng con Điêu Thuyền
Cho nên Đổng Trác trao duyên má đào
Thương thay Vương Doãn mưu cao
Đem dâng Lữ Bố cho vào Đổng Chương
Nhất điền lưỡng chủ lươn ươn
Cho nên phụ tử hai đường cản tranh
Lữ Bố xưa thôi một anh
Giết người Đổng Trác lưu danh trận tiền
Cũng vì đám ruộng con Điêu Thuyền…

Tích xưa, không bàn đến, chỉ quả quyết hình ảnh con Bạch tuyết đã ngụ ý trong cụm từ “đám ruộng”/ “nhất điền”. Vậy, cách hô bài chòi cũng mang tính “giai cấp” đấy chứ? Vâng, tùy đối tượng chơi mà chữ nghĩa về từng con bài cũng phải biến hóa đi. Đã nói đến con Bạch tuyết, sao lại không nói đến con Nọc đượng? Can cớ gì phải né tránh? Ở Hội An, có câu hô:

Đói no, no đói mặc lòng
Đàn bà cứ thiếu, đàn ông cứ thừa
Cả ngày cứ việc đong đưa
Ban đêm vừa gáy lại vừa đóng nêm
Nọc đượng ra bớ chị em
Ai cần tới hắn thì lên trên này

Gợi tình gợi ý nhất vẫn là hai từ “đong đưa/ đu đưa”. Trong văn học dân gian ở Quảng Nam, nhiều người còn nhớ đến đoạn hò đối đáp cũng có hai từ này. Nữ hò:

Gặp anh Ba đây mới khiến hỏi anh Ba
Làm ăn lâu nay vẫn khấm khá hay vẫn sát da như bọn mình?

Không một chút ngại ngùng, chàng trai cất giọng bỡn cợt một cách kín đáo:

Thời buổi bây chừ công việc sớt sưa
Dư không dư, thiếu không thiếu, vẫn đu đưa như mọi ngày

Câu hò chỉ có thế, ủa, cơn cớ làm sao các cô thôn nữ rộ lên tiếng cười mà lại đỏ mặt tía tai? Vậy đó. ngày xưa, một trong cái thú ở nông thôn còn là những dịp la cà hội hè đình đám, nghe tiếng hát câu hò dù quê kệch, bình dân nhưng lại có được há mồm ra một phát cho sướng. Chẳng hạn, bàn về chuyện nghiêm túc như chống xâu cao thuế nặng thời Pháp thuộc, sau đó, đã nổ ra cuộc chống thuế long trời lở đất vào ngày 3.11.1908, người dân quê tôi vẫn lạc quan trong hò đối đáp:

Em ơi!
Chừ anh muốn làm đàn bà, không muốn làm đàn ông
Khỏi xâu cao thuế nặng, khỏi ba đồng sáu maoThôi! Chị em ơi! Đừng nói lao xao
Có chị mô đi Huế, tôi gửi rèn một con dao cho tinh thần
Tôi về, tôi hớt trất cục gân
Hớt luôn cái nớ cho ra thân đàn bà

Nghe khoái chưa? Cũng cái “cục gân” đó, anh hiệu hô bài chòi lại vận dụng rất khéo vào con Nọc đượng:

Năng cường, năng nhược
Năng khuất, năng sanh
Nói thiệt cục gân
Ngồi gần con gái trân trân chẳng xìu.
.

Bằng không, con Nhứt nọc đó, có nơi hô thế này:

Đò em đưa rước bộ hành
Thuyền nan môt chiếc tử sanh trọn về
Trải quan bãi hạc gành nghê
Quanh năm chèo chống, tứ bề sóng xô
Tiếng ai văng vẳng gọi đò
Mau mau nhổ nọc chèo qua đón người

Chữ nghĩa biến hóa hóa đâu ra đó, thú vị quá. Không những thế, trong quá trình chơi, người ta còn lồng vào đó các làn điệu dân ca nữa… Chơi mà nghe, nghe mà sướng tai để rồi ngẫm nghĩ tìm ra “đáp án” rồi cười lên vui vẻ còn là thú vị của trò chơi dân gian này. Vừa rồi, bài chòi được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu rồi, xin không nhắc lại, chỉ dám nói rằng làm nên gia trị của bài chòi ngoài làn điệu, còn là cách đặt ra các câu vần vè sử dụng trong lúc chơi nữa, tùy theo khả năng mà cũng con bài đó nhưng người ta có nhiều cách hô khác nhau, tùy vùng miền, tùy thời gian…

Lê Minh Quốc

Nguồn tin: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU TỈNH ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về Điện Biên Thành phố Điện Biên Phủ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1. Diện tích tỉnh Điện Biên:  Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . 2. Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ...

WEBSITE LIÊN KẾT

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tiếp nhận phản ánh
vi phạm quy định về pccc
Công khai  kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Bộ Thủ Tục Hành Chính
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
ĐĂNG KÝ - QL CƯ TRÚ
GAMES
thủ tục khắc dấu
HƯỚNG DẪN XNC
bien so xe
van ban qppl
ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
hom thu
chuyên mục hỏi đáp