Đại sứ văn hoá đọc trong công an nhân dân.

Đại sứ văn hoá đọc trong công an nhân dân.
Ra đời trong những ngày tháng 5 lịch sử, ngập tràn trong âm hưởng của bản hùng ca chiến thắng “giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về”, cách đây 17 năm, cuốn sách Bình yên cho Điện Biên được phát hành nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Nhà xuất bản CAND và Công an tỉnh Lai Châu (nay là Công an tỉnh Điện Biên) phối hợp thực hiện năm 2004, trình bày trên khổ 13x19cm, dày 415 trang bao gồm những câu chuyện đơn sơ, mộc mạc và giản dị về Công an Điện Biên của các tác giả là lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an Điện Biên và một số nhà văn, nhà báo, có thể kể đến như Thiếu tướng Đậu Quang Chín - Nguyên Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Hà Hữu Dư - Nguyên Trưởng phòng Tình báo hay các nhà văn Hồ Phương, Ma Văn Kháng...
Ra đời trong những ngày tháng 5 lịch sử, ngập tràn trong âm hưởng của bản hùng ca chiến thắng “giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về”, cách đây 17 năm, cuốn sách Bình yên cho Điện Biên được phát hành nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Nhà xuất bản CAND và Công an tỉnh Lai Châu (nay là Công an tỉnh Điện Biên) phối hợp thực hiện năm 2004, trình bày trên khổ 13x19cm, dày 415 trang  bao gồm những câu chuyện đơn sơ, mộc mạc và giản dị về Công an Điện Biên của các tác giả là lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an Điện Biên và một số nhà văn, nhà báo, có thể kể đến như Thiếu tướng Đậu Quang Chín - Nguyên Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Hà Hữu Dư - Nguyên Trưởng phòng Tình báo hay các nhà văn Hồ Phương, Ma Văn Kháng...

Hình ảnh cuốn sách “Bình yên cho Điện Biên”
 
Cuốn sách là tập hợp 31 tác phẩm với nhiều thể loại như thơ, truyện ký, ký sự đầy tâm huyết, gửi gắm biết bao tình cảm và nỗi niềm của các tác giả gắn với từng sự kiện của Công an Điện Biên từ những ngày đầu thành lập, đã tô vẽ nên bức họa đầy hoài niệm, dựng lên giữa núi rừng Tây Bắc hình ảnh Công an Điện Biên anh hùng - vững vàng, mạnh mẽ, đầy quyết liệt nhưng cũng hết sức nhân văn trên mọi trận tuyến vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Đó là hình ảnh những con người, sự việc, những chiến công, gian truân, vất vả, gian khó và cả những mất mát, hy sinh được thể hiện qua những câu chuyện như Biên cương mây trắng, Hát ở Tây Trang, Đỉa bám chân ai, Tiếng kèn từ bản mới, Điện Biên gọi tôi lên. Sự độc đáo, đặc sắc của các tác phẩm không chỉ ở nội dung và nghệ thuật ngôn ngữ mà độc đáo ở đây chính là những câu chuyện có thật, được tác giả tái hiện hết sức sinh động bằng ký ức của bản thân, bằng cảm nhận về đất và người, về cán bộ, chiến sĩ Công an Điện Biên.
Được tận mắt đọc, tận tay mở từng trang sách chúng ta mới hiểu hết được giá trị nhân văn và nghệ thuật đằng sau những con chữ mộc mạc, chân thực ấy, đưa người đọc đi từ những xúc cảm hồi hộp theo từng chuyên án, đến những cảm xúc thăng hoa của những chiến công vang dội, là những giây phút lắng đọng, nghẹn ngào về sự mất mát, hi sinh;  hay cảm giác yên bình trong những đêm tiến khèn vang nơi bản nhỏ, hay những bước chân hành quân bay bổng, trong những vần thơ lãng mạn từ trái tim người chiến sĩ; tựu chung kết lại là một niềm tự hào về những người lính đang ngày đêm dũng cảm chiến đấu, lội suối, vượt đèo, hóa thân vào bản làng, nương dẫy, bám bản, bám dân, quyết giữ bằng được bình yên cho Điện Biên.
Cuốn sách đã góp phần làm cho độc giả hiểu thêm nhiều hơn, dành thêm nhiều tình cảm hơn cho Công an Điện Biên. "Bình yên cho Điện Biên" như là một món quà vô giá mà các thế hệ đi trước đã giành tặng cho cán bộ, chiến sĩ Công an Điện Biên và độc giả. Mỗi lần đọc và thấu hiểu là một lần được sống trong lịch sử, là một lần ôn lại Cẩm nang nghiệp vụ thực tiễn, cảm nhận thật đầy đủ, sâu sắc để càng thấy thêm tự hào, thêm trân quý những hi sinh thầm lặng của lớp lớp những cán bộ, chiến sĩ Công an Điện Biên và như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ ngày hôm nay, với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và khát khao cháy bỏng hãy sống, cống hiến và vững bước theo các thế hệ cha anh trong sự nghiệp bảo đảm ANTT nơi miền biên ải cực Tây của Tổ quốc.
Đối với tôi, cuốn sách còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa, Bình yên cho Điện Biên chính là nơi ươm mầm ước mơ trở thành người chiến sĩ Công an nhân dân, khơi dậy khát khao cháy bỏng thúc giục tôi không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện với mong muốn một tương lai không xa trở thành người bảo vệ bình yên cho bản làng - trở thành người chiến sĩ Công an Điện Biên.
Ngày hôm nay, được khoác trên mình sắc phục CAND sáng bừng sức sống ấy, tôi lại càng tự hào khi đã chinh phục được ước mơ của mình, càng tự hào với truyền thống anh hùng của lực lượng Công an Điện Biên.
Cảm ơn Công an Điện Biên, Nhà xuất bản CAND, các tác giả và những nhân vật trong cuốn sách đã làm nên một Điện Biên bình yên như thế!
****
          Author Unknow đã từng nói, Sách chính là "Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim" và thói quen đọc sách chính là chìa khóa của sự thành công. Đọc sách chính là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển ý tưởng sáng tạo, nâng cao dân trí và phát triển nhân tài. Tại kỳ họp thứ 28 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, UNESCO đã chọn ngày 23/4 hằng năm làm "Ngày sách và bản quyền thế giới" nhằm tôn vinh giá trị của sách và những đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Tầm quan trọng của việc đọc sách đã được nhiều nước trên thế giới đề cao và xây dựng những chiến lược phát triển văn hóa đọc quốc gia như Nhật Bản đã thông qua 2 bộ luật gồm "Luật khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em" và "Luật chấn hưng văn hóa đọc"; Chính phủ Thái lan mở chiến dịch "thập kỷ văn hóa đọc", đến Israel nuôi dưỡng tâm hồn đọc sách cho trẻ em từ những giọt mật trên sách...
          Hiếu học và ham đọc sách là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó đã góp phần hình thành trí tuệ, tâm hồn, nhân cách của người Việt, với câu ngạn ngữ "Để vàng để bạc chẳng bằng để sách cho con", tuy nhiên trước sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin thì ngày càng có nhiều người trở nên không yêu thích đọc và lười đọc sách hơn. Xác định tầm quan trọng của việc đọc sách, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam.         
          Trong lực lượng CAND, với mục tiêu nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và xã hội, tạo môi trường nuôi dưỡng tinh thần cho CBCS, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 09/TT-BCA, ngày 07/8/2020 về nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và phát triển văn hóa đọc trong CAND để khẳng định vai trò của văn hóa đọc trong xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tổ chức phát động phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong CAND với rất nhiều mô hình hay, hoạt động thiết thực thu hút sự tham gia của hàng trăm ngàn CBCS.

Hình ảnh CBCS Công an đọc sạch lúc ngoài giờ.
 
          Những năm qua, trước thực trạng một số cán bộ, chiến sĩ trong CAND nói chung, trong Công an Điện Biên nói riêng còn chưa quan tâm đúng mức đến sách và văn hóa đọc, Công an Điện Biên đã xác định việc xây dựng phong trào đọc và phát triển văn hóa đọc trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sĩ; thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, đọc báo đầu giờ, các cuộc thi tìm hiểu; đã chú trọng đầu tư, trang bị phòng đọc, thư viện, tủ sách đã giúp mỗi cán bộ, chiến sĩ nêu cao tình thần "tự học, tự rèn" cho bản thân; từ đó Công an Điện Biên đã giành nhiều giải thưởng tại các kỳ Liên hoan, được Bộ Công an lựa chọn là đơn vị đại diện tham gia Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc năm 2021. Để lan tỏa niềm đam mê đọc sách, nâng cao hiệu quả của văn hóa đọc thiết nghĩ chúng ta cần có kế hoạch hợp lý để phát triển văn hóa đọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị, địa phương. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu và nội dung của kế hoạch, việc đọc sách phải được ý thức chủ động, tìm hiểu nguồn kiến thức phù hợp với khả năng và chuyên môn của từng cán bộ, chiến sĩ, quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài nhằm thực hiện thành công mục tiêu khơi dậy được tình yêu sách và đọc sách.
Đồng chí Thiếu tá Đỗ Thuý Hường tại Liên hoan Truyền hình, giới thiệu sách trong CAND năm 2019 của Bộ Công an.
 
          Chính vì vậy, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển văn hóa đọc trong đơn vị, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nguồn tài nguyên và đa dạng hóa các loại hình sách; đổi mới nội dung và hình thức khyến đọc thông qua các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm sách, quảng bá sách, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách. Khuyến khích sang tác các tác phẩm về đề tài ANTT, về hình ảnh người chiến sĩ CAND. Có cơ chế phối hợp với Thư viện cấp tỉnh để nâng cao hiệu quả của phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức rèn luyện thói quen tự đọc sách; thay đổi nhận thức, xây dựng và lan tỏa phương pháp đọc sách đúng đắn.
          Đối với tôi, văn hóa đọc không chỉ giúp phát triển tư duy, trau dồi thêm nhiều kiến thức phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao, việc đọc sách còn là môi trường quan trọng để bản thân được thỏa mãn niềm đam mê với sách, từ đó lan tỏa tới các bạn trẻ là đoàn viên thanh niên Công an tỉnh niềm đam mê đọc sách và yêu sách nhiều hơn.
Đồng chí Thượng uý Lò Văn Long, Phó Bí thư Đoàn thanh niên Công an tỉnh giới thiệu Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc trong Công an tỉnh Điện Biên.
 
          Thông qua Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc trong Công an tỉnh Điện Biên, với vai trò tham mưu công tác đoàn và phong trào thanh niên, bản thân mong muốn việc đọc sách sẽ được các cán bộ, chiến sĩ trẻ quan tâm nhiều hơn, thông qua các phong trào hành động của tổ chức đoàn các cấp, đưa văn hóa đọc là một nội dung quan trọng trong sinh hoạt chi đoàn, tận dụng không gian để hình thành nên tủ sách thanh niên, cẩm nang thanh niên để mỗi cán bộ, chiến sĩ trẻ thực sự là một điểm sáng của phong trào đọc sách, là một Đại sứ văn hóa đọc./.

 

Tác giả bài viết: Tác giả: Lò Văn Long

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn