Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân tham gia chiến đấu, hoạt động ở các chiến trường B, C, K sau đó trở thành người hưởng lương, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính Đảng

1 Cơ sở pháp lý  
  - Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân.
- Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 26/02/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg, ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ  về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
 
2 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính  
  Áp dụng với đối tượng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.  
  3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
    a) Bản khai cá nhân có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi cư trú (mẫu 2A) hoặc của thân nhân (mẫu 2B).
b) Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy uỷ quyền của các thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04).
X
 
X
 
    c) Bản sao y công chứng toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ cung cấp.
d) Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ (mẫu 2C).
đ) Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm theo danh sách đối tượng B, C, K được hưởng chế độ một lần (mẫu 9B).
 
 
X
 
X
X
4 Số lượng hồ sơ  
  02 (hai) bộ.  
5 Thời gian giải quyết  
  Hiện nay, Bộ Công an chưa có văn bản quy định cụ thể về thời gian xử lý đối với thủ tục này. Qua thực tiển công tác trong 14 năm nhận thấy thời gian 15 ngày làm việc (không tính thời gian tiếp nhận xử lý của Cục Tổ chức cán bộ) là ngắn nhất và phù hợp nhất.  
6 Nơi tiếp nhận và trả kết quả  
  - UBND nơi đối tượng chính sách cư trú (HKTT) tiếp nhận hồ sơ ban đầu;
- Công an tỉnh Điện Biên thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân.
 
7 Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả  
  Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, tết).  
8 Lệ phí  
  Không.  
9 Quy trình xử lý công việc  
  1. Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng
  • + Làm bản khai theo mẫu quy định.
  •  + Nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là gốc, giấy tờ có liên quan cho UBND xã, phường (trừ các đối tượng là người cộng tác bí mật với cơ quan Công an thì nộp cho đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc Công an cấp huyện).
  •  + Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ có liên quan và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trách nhiệm của các cấp Công an trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ một lần
  • a) Đối với Công an cấp huyện có trách nhiệm:
  • + Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Mục I Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/TT-BCA(X13)) do UBND cấp xã chuyển đến.
  •  + Tiếp nhận hồ sơ của người cộng tác bí mật với cơ quan Công an chuyển đến, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đối tượng, lập biên bản đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu 6A).
  • + Tổng hợp các tài liệu trên báo cáo về Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • b) Đối với tổng cục; bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ trưởng (gọi tắt là đơn vị, địa phương) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng tại đơn vị. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an các đơn vị, địa phương hoàn chỉnh hồ sơ các đối tượng và gửi về Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua Cục Chính sách) 01 bộ hồ sơ; 01 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị, địa phương.
  • c) Cục Chính sách có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ đối tượng của các đơn vị, địa phương báo cáo. Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo quy định.
  •  + Tổng hợp danh sách các đối tượng hưởng chế độ và phối hợp với Cục Tài chính lập dự toán kinh phí đảm bảo đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí.
  • + Ra quyết định hưởng chế độ kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chuyển về Công an các đơn vị, địa phương thực hiện chi trả.
  • d) Cục Tài chính có trách nhiệm:
  • + Phối hợp với Cục Chính sách lập dự toán kinh phí và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí đảm bảo theo quy định.
  •  + Tiếp nhận kinh phí Bộ Tài chính cấp; cấp phát cho Công an các đơn vị, địa phương thực hiện và hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán theo quy định.
 
           
 
 

Nguồn tin: congan.dienbien.gov.vn